Rút giấy phép 11 tổ chức chứng nhận phân bón có nhiều sai phạm

Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa kiến nghị rút giấy phép của 11 tổ chức chứng nhận phân bón sau khi có kết quả thanh tra 11 đơn vị này và phát hiện nhiều vi phạm. Trong số đó, ngoài những tổ chức bị xử lý hành chính, có những đơn vị có dấu hiệu vi phạm hình sự.

Phát hiện nhiều sản phẩm vi phạm quy chế ghi nhãn phân bón ở Vĩnh Long. Ảnh: (Huỳnh Kim Phượng/TTXVN)

Trao đổi với phóng viên VietnamPlus, Trưởng đoàn Thanh tra Nghiêm Phú Trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, với 11 tổ chức hoạt động giám định chất lượng phân bón, đoàn cũng đã tham mưu cho Bộ yêu cầu Cục Trồng trọt thu hồi toàn bộ 11 giấy phép hoạt động giám định phân bón. 

Đoàn thanh tra đồng thời đề nghị cục Trồng trọt chỉ đạo 11 tổ chức này thu hồi tất cả các chứng nhận hợp quy đã cấp sai, cấp chưa đúng, sau đó sẽ tiếp tục tham mưu chỉ đạo Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh, thành phố phối hợp quản lý thật chặt những sản phẩm đã được cấp chứng nhận hợp quy chưa đúng.

Vận chuyển phân bón đi tiêu thụ. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Liên quan đến vấn đề này, ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt cũng cho hay, trước mắt Cục sẽ thành lập Hội đồng, yêu cầu các đơn vị làm tường trình và tổng hợp các ý kiến báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sau đó mới đưa ra kết luận cuối cùng để xử lý.

Cũng theo ông Trung, trong số 11 đơn vị bị Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiến nghị rút giấy phép, có 8 đơn vị phải đình chỉ, tạm thời không được chứng nhận chất lượng phân bón, thử nghiệm phân bón, còn 3 đơn vị còn lại giấy phép đã hết thời hạn.

Liên quan tới những sai phạm của các đơn vị trên, về mặt xử lý hành chính sẽ do Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện. Riêng với sai phạm có dấu hiệu hình sự tại Công ty cổ phần chứng nhận giám định VINACERT, Thanh tra Bộ đã chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra làm rõ.

“Đơn vị nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật,” ông Trung cho biết./.

Theo Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 11 đơn vị mắc nhiều lỗi vi phạm liên quan tới chứng nhận và kiểm nghiệm phân bón gồm: Công ty cổ phần giám định và khử trùng (FCC) có những vi phạm như không có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân bón, không có đăng ký lĩnh vực chứng nhận, hồ sơ chỉ định không có hợp đồng thuê các phòng thử nghiệm…; Công ty cổ phần giám định càphê và hàng hóa xuất nhập khẩu (CAFECONTROL) không có nhân viên chuyên ngành về phân bón, không có phòng thử nghiệp phân bón, không có đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận chất lượng…

Các đơn vị còn lại như: Trung Tâm khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam Bộ, Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 (Quatest 2); Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy (Trung tâm Vietcert); Công ty trách nhiệm hữu hạn KENCERT; Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 2 (Nafi2); Công ty cổ phần chứng nhận GLOBALCERT; Trung tâm chứng nhận phù hợp QUACERT đều vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành về chỉ định chứng nhận và kiểm nghiệm phân bón.

Riêng Công ty cổ phần chứng nhận và giám định VINACERT, ngoài những hành vi vi phạm phải xử lý hành chính, Thanh tra Bộ còn phát hiện những dấu hiệu hình sự như: có dấu hiệu làm giả chữ ký liên quan tới việc cấp chứng nhận hợp quy cho 36 sản phẩm của Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ cao quốc tế Con cò Vàng.

Thanh Tâm (Vietnam+)
>

Lâm Đồng hướng tới mục tiêu trở thành thiên đường rau sạch

Manh nha từ những mô hình đầu tiên, sau vài năm phương pháp trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ cao đã phát triển phổ biến tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) và các vùng phụ cận. Không chỉ công ty, doanh nghiệp lớn mà ngay cả hộ nông dân cũng mạnh dạn đầu tư, đưa công nghệ mới vào sản xuất nông sản và chính họ đang biến nơi đây thành một “thiên đường” rau sạch công nghệ cao. 

Trồng rau sạch bằng công nghệ thủy canh ở Đà Lạt. (Nguồn: TTXVN)

Vườn rau trên không 

Đó là cách nói ví von dành cho những nhà vườn áp dụng phương pháp canh tác theo công nghệ thuỷ canh. Nghĩa là trồng rau bằng nước. Cây rau (chủ yếu là xà lách, rau thơm) sẽ được trồng trên giàn cao, cách ly hoàn toàn khỏi mặt đất – nơi tiềm ẩn những nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. 

Rau được trồng trên từng ống nhựa, bên trong ống có nước chứa dưỡng chất, cung cấp dinh dưỡng cho cây hấp thụ hàng ngày. Khi rau đến kỳ thu hoạch, chỉ cần kéo cây ra khỏi ống thuỷ canh và cắt bỏ bộ rễ trắng muốt, đóng gói và chuyển đi tiêu thụ. Nhiều nhà vườn, nông trại tại Đà Lạt lựa chọn công nghệ này như giải pháp thay thế cho kỹ thuật trồng rau theo truyền thống, dù chi phí đầu tư ban đầu không hề rẻ. 

Sau thời gian thử nghiệm, mô hình rau thuỷ canh được nhân rộng ra khắp Đà Lạt và vùng ven với tổng diện tích canh tác hiện nay vào khoảng 15ha rau các loại. Qua nhiều năm canh tác, đất trong vườn của gia đình bà Nguyễn Thị Huệ (phường 7, thành phố Đà Lạt) đã bị ô nhiễm và thoái hoá kéo theo chất lượng nông sản ngày càng đi xuống. 

Dù bỏ ra nhiều tiền bạc đầu tư cải tạo đất nhưng không đem lại hiệu quả cao, cách đây 3 năm bà Huệ mạnh dạn ứng dụng công nghệ thuỷ canh đưa cây rau rời khỏi mặt đất. Ban đầu, kỹ thuật canh tác thuỷ canh được bà tự tìm hiểu, hầu hết thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài về để dựng nhà kính, trồng thử nghiệm. Đến nay nông trại của bà Huệ đã có hàng nghìn luống rau cao cấp được trồng trong ống thuỷ canh, đưa lên cao cách mặt đất tới cả mét. 

Tương tự, mô hình trồng rau thuỷ canh được Công ty trách nhiệm hữu hạn Rừng hoa Bạch Cúc (xã Lát, huyện Lạc Dương) áp dụng hơn một năm nay với giống xà lách Mỹ. Rau được trồng trên giàn cao gần 1m so với mặt đất và nằm bên trong nhà kính, cách ly hoàn toàn môi trường bên ngoài. Do đó đã giúp cây tránh được nhiều loại côn trùng, sâu bệnh gây hại vì vậy việc phun thuốc trừ sâu, thuốc hoá học hầu như không cần đến. 

Tại trang trại này, nhân công phải trực để máy bơm hoạt động liên tục 24/24h. Nước có pha trộn chất dinh dưỡng từ thùng chứa được máy bơm ra hệ thống các ống thuỷ canh, chảy luân hồi không ngừng nghỉ để cây hấp thụ dưỡng chất. 

Ông Phan Văn Nhật (nhân công Công ty trách nhiệm hữu hạn Rừng hoa Bạch Cúc) giải thích: “Với phương pháp này, chất dinh dưỡng được cung cấp hoàn toàn cho bộ rễ cây hấp thụ mà không sợ bị bốc hơi hay thấm vào đất nên tiết kiệm phân bón hơn hẳn so với trồng trên nền đất như truyền thống”. 

Chất lượng đảm bảo 

Ngoài công nghệ thuỷ canh, hiện nay các trang trại, nhà vườn tại Đà Lạt còn áp dụng nhiều mô hình, kỹ thuật canh tác hiện đại nhằm cho ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn với sức khoẻ người tiêu dùng. Tiêu biểu như công nghệ trồng rau trên giá thể (ớt ngọt, cà chua, dâu tây), hoặc mô hình trồng rau hữu cơ của một số doanh nghiệp, trang trại lớn như Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Đà Lạt GAP, Công ty Fresh Studio, Hợp tác xã Tân Tiến, Hợp tác xã Anh Đào, Hợp tác xã Trung Tín (phường 7), Công ty Liên doanh Organik Đà Lạt… 

Những công nghệ trên giúp cây rau được cách ly với môi trường và đất nhiễm bẩn từ đó giảm đáng kể việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại. Đặc biệt, với công nghệ thuỷ canh, các mẫu rau qua phân tích đều có dư lượng tiệm cận mức bằng 0 và thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn chung của Bộ Y tế. 

Thạc sỹ Lê Thị Thanh Nga, Trưởng phòng Phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm nông nghiệp (Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng) cho biết, kết quả phân tích mẫu cho thấy sản phẩm rau thuỷ canh hầu như không để lại những tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật và các vi sinh vật gây hại cho đường ruột như Ecoli, Coliform, Nitrat… nên khá an toàn cho sức khoẻ, người mua rau chỉ cần rửa sơ là dùng được ngay. 

Theo Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản tỉnh Lâm Đồng, tính đến nay toàn tỉnh có 33 cơ sở sản xuất rau được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm với tổng diện tích 201ha, sản lượng hơn 7.000 tấn/năm. Ngoài ra, toàn Đà Lạt và vùng phụ cận có 82 cơ sở sản xuất rau được cấp giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP với tổng diện tích 678,6ha, sản lượng 1.263 tấn/năm5 cơ sở sản xuất rau an toàn theo hướng GlobalGAP, Organik với tổng diện tích 22 ha, sản lượng 543 tấn/năm

Liên kết trồng rau sạch 

Nắm bắt được nhu cầu thị trường hướng tới ưu tiên sử dụng nguồn nông sản, thực phẩm sạch và có nguồn gốc rõ ràng nên hiện nay nông dân Đà Lạt không còn sản xuất manh mún mà họ đã bắt tay, cùng thành lập chuỗi sản xuất rau an toàn rồi cung ứng trực tiếp cho nhà tiêu thụ; trong đó ưu tiên cho các hệ thống siêu thị, cửa hàng tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang… Hiệu quả bước đầu cho thấy, các mô hình liên kết sản xuất có tính ổn định cao, chủ động được đầu ra và giá cả không phụ thuộc thị trường như trước đây. 

Trong mô hình liên kết trồng-cung ứng rau sạch, các đơn vị là hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu, ký kết hợp đồng tiêu thụ rau với chuỗi siêu thị, nhà hàng. Trong khi đó, xã viên hoặc hộ nông dân liên kết có nhiệm vụ canh tác rau theo quy trình an toàn, đến kỳ thu hoạch chỉ việc đưa rau đến xưởng sơ chế để đóng gói, chuyển đi tiêu thụ. 

Đại diện Hợp tác xã Anh Đào (thành phố Đà Lạt) cho biết, hiện nay đơn vị này ký hợp đồng tiêu thụ mỗi ngày 7,5 tấn rau cho hệ thống siêu thị Co.op Mart, giá thu mua cao hơn rau sản xuất kiểu truyền thống từ 10-15%. Ngoài22 thành viên, Anh Đào còn bắt tay với 80 nông hộ, mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn lên 270ha nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Khi ký kết hợp tác, tất cả các mô hình đều phải tuân thủ quy trình sản xuất an toàn, cùng sự hỗ trợ kỹ thuật canh tác, giống, vật tư của hợp tác xã. 

Mỗi ngày, trang trại rộng 4ha của gia đình ông Lê Công Thôn (thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng) thu hoạch được trên dưới 1 tấn rau các loại. Dù nhiều nhưng lượng nông sản thu đến đâu được bán hết đến đó do ông đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với trang trại Phong Thuý (huyện Đức Trọng). Với việc liên kết này, mỗi năm gia đình ông đạt lợi nhuận không dưới 1 tỷ đồng từ việc sản xuất rau sạch. 

“Khi ký kết để có đầu ra ổn định, giá các loại rau được ký theo hợp đồng, không phụ thuộc thị trường nên chúng tôi yên tâm sản xuất, canh tác sao cho chất lượng cao nhất” - ông Thôn cho hay.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, hiện nay toàn tỉnh có trên 12.000ha rau ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chiếm gần 22,1% tổng diện tích rau đang canh tác toàn tỉnh; trong đó, diện tích chủ yếu tập trung tại thành phố Đà Lạt và một số vùng lân cận như huyện Lạc Dương, Đức Trọng và Đơn Dương. Nhờ ứng dụng công nghệ cao đã nâng thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích lên 450-500 triệu đồng/ha/năm

Mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có khoảng 15.433ha rau sản xuất ứng dụng công nghệ cao như phương pháp thuỷ canh, công nghệ canh tác đảm bảo an toàn thực phẩm, công nghệ bảo quản sau thu hoạch…

Đặc biệt, từ nay đến năm 2020, Lâm Đồng đặt mục tiêu xây dựng và phát triển 5-7 vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, thành phố Đà Lạt có 1-2 vùng, Lạc Dương 1 vùng, huyện Đơn Dương có 2-3 vùng và Đức Trọng từ 1-2 vùng sản xuất rau công nghệ cao./. 

Nguyễn Dũng (TTXVN/Vietnam+)
>

Dịch vụ

Hướng dẫn đăng tin  sản phẩm, dịch vụ liên quan đến nông nghiệp >

Đăng bán

Hướng dẫn đăng tin cần bán nông sản, sản phẩm, dịch vụ liên quan đến nông nghiệp >

Đăng mua

Hướng dẫn đăng tin cần mua nông sản, sản phẩm, dịch vụ liên quan đến nông nghiệp >

Hướng dẫn đăng bài

Hướng dẫn đăng bài >

Giới thiệu


Trong những năm gần đây người dân Việt Nam liên tục bị thương nhân Trung Quốc lừa và phải chịu cảnh hàng nông sản làm ra bị ép giá, không có nơi tiêu thụ. Ví dụ như dưa hấu vừa rùi 2 năm liền ứ đọng tại cửa khẩu và bị thương nhân Trung Quốc ép giá, lật lọng không mua. Tại sao những nơi khác dưa cung không đủ cầu, người dân phải mua dưa với giá cao có khi lại mua hàng Tàu toàn thuốc và chất bảo quản còn hàng của nông dân Việt Nam bị lật lọng, ép giá vì không có nơi tiêu thụ. Như vừa qua hành Trung Quốc thì giá cao ngất ngưởng còn hành Việt Nam thì ế không có nơi tiêu thụ. Vì thế tôi muốn lập ra 1 website và ứng dụng mobile để kết nối thương nhân Việt Nam với người nông dân để hàng nông sản Việt Nam có thể tới mọi miền của đất nước để người dân Việt Nam được sử dụng những hàng nông sản chất lượng của Việt Nam với giá cả tốt nhất. Không còn tình trạng cứ mua cái gì thì sợ đó là hàng Tàu có hóa chất độc hại, không còn cảnh người nông dân phải khóc vì bị thương lái Trung Quốc lừa và lật lọng. Tại sao hàng chất lượng của Việt Nam người dân không được dùng mà cứ phải đưa sang cho dân Trung Quốc dùng rùi bị lừa và lật lọng? Tại sao người dân phải dung toàn hàng kém chất lượng toàn hóa chất của Trung Quốc? Đề án này tôi muốn thực hiện để giải quyết những vấn đề đó.
Thông tin liên hệ:
Điện thoại: 0902652276
Email: tinnongnghiepngaynay@gmail.com
>

Trái cây tăng giá, hút hàng

Do ảnh hưởng của nắng hạn, xâm nhập mặn kéo dài làm cho năng suất và sản lượng trái cây ở các tỉnh ĐBSCL sụt giảm, đẩy giá lên cao.
Trái cây ở ĐBSCL tăng giá. (Ảnh minh họa: Internet)



Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của nắng hạn, xâm nhập mặn kéo dài làm cho năng suất và sản lượng trái cây ở các tỉnh ĐBSCL sụt giảm. Cũng chính vì vậy, giá trái cây ở ĐBSCL luôn giữ ổn định ở mức cao.

Tại tỉnh Tiền Giang, những ngày này, xoài đang tăng giá. Ông Nguyễn Văn Thực, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Xoài cát Hòa Lộc, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè cho biết, hợp tác xã đang mua xoài với giá khoảng 50 - 60 ngàn đồng/kg nhưng không đủ hàng để đưa đi xuất khẩu sang Nhật.

Tại các Trạm dừng chân ở Quốc lộ 1, tỉnh Tiền Giang, các mặt hàng trái cây đều bán rất chạy. Ông Bùi Văn Thiện, Chủ doanh nghiệp tư nhân Trạm Dừng nghỉ Minh Phát II, xã  Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cho biết, trái cây, đặc biệt là mặt hàng xoài hiện nay rất hút hàng.

Không chỉ xoài cát Hòa Lộc mà các loại xoài khác ở ĐBSCL cũng tăng giá. Ông Nguyễn Văn Đệ, Hợp tác xã xoài An Lộc, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh cho biết, mấy ngày nay, nhiều  thương lái đến mua xoài nhưng hợp tác xã không đủ xoài để bán. Xoài hút hàng nên giá cũng tăng theo. Hiện xoài Cát Chu loại 1 được thương lái thu mua với giá bán buôn là 15.000 đồng/kg, tăng khoảng 6.000 đồng/kg so với thời điểm này năm ngoái. Tuy nhiên, sản phẩm này khi đến tay người tiêu dùng, giá bán đã tăng lên từ 20.000 – 28.000 đồng/kg.

Nhiều chủ sạp trái cây ở chợ Xuân Khánh, An Bình và các cửa hàng chuyên bán trái cây cho khách du lịch ở phường Tân An, An Cư, quận Ninh Kiều TP. Cần Thơ cho biết, các loại trái cây đến thời điểm này tiêu thụ khá ổn định. Ông Nguyễn Văn Ba, chủ sạp bán trái cây tại chợ An Bình cho biết, trong thời gian qua, một số phương tiện thông tin cho rằng, giá trái cây ở ĐBSCL bị sụt giảm nghiêm trọng, trong đó có trái xoài. Tuy nhiên, trên thị trường loại trái cây này đang hút hàng.

Hiện nay, giá các loại trái cây vùng ĐBSCL đang có xu hướng tăng. Tại tỉnh Bến Tre, bưởi da xanh được bán với giá khoảng từ 53-55 ngàn đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với tháng trước. Giá dừa khô, dừa Xiêm xanh khoảng 120 ngàn đồng/chục (12 trái).

Ông Trương Dũng Chiến, nhà vườn ấp 7, xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre phấn khởi nói: “Khoảng một tháng trở lại đây, giá trái cây tương đối khá. Tôi bán bưởi giá từ 53- 55 ngàn đồng/kg, có lãi. Nếu bưởi giữ giá trên 40 ngàn đồng/kg thì nông dân thoải mái. Dừa nạo, dừa uống nước hiện tại trên 100 ngàn đồng/chục. Nếu được giá như vầy hoài, nông dân đỡ lắm.”

Hạn mặn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của nông dân ĐBSCL, làm giảm năng suất và sản lượng cây ăn trái ở khu vực này. Những tín hiệu tốt từ thị trường trái cây như hiện nay như những giọt nước mát lành, làm dịu đi cái mặn và sự nóng bức trong những ngày đầu hè. Bà con nhà vườn vui vì đã có thể bù đắp lại những thiệt về sản lượng./.

Hữu Trãi/VOV-ĐBSCL
>

Gió lốc quật sập hơn 24.000 trụ tiêu của dân nơi biên giới

Ngày 6-5, tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho biết trận mưa dông kèm lốc xoáy kinh hoàng chiều 5-5 làm đổ gãy hàng ngàn trụ tiêu của người dân hai huyện biên giới Bù Đốp và Lộc Ninh (giáp Campuchia), gây thiệt hại nhiều tỉ đồng cho người dân.

Bộ đội địa phương cũng giúp bà con nông dân khôi phục lại sản xuất.

Theo thống kê, ở huyện Bù Đốp có hơn 15.000 trụ tiêu bị gãy đổ, địa bàn thiệt hại nặng nhất là ấp Tân Hội, xã Tân Thành với hơn 13.400 trụ tiêu bị gãy đổ, kế đến là xã Tân Tiến hơn 1.000 trụ, xã Hưng Phước hơn 400 trụ và xã Thanh Hòa khoảng 200 trụ.

Trong ngày 6-5, huyện Bù Đốp tổ chức lực lượng hơn 150 người gồm cán bộ, đoàn viên thanh niên huyện Bù Đốp, chiến sĩ, công nhân trung đoàn 717 (binh đoàn 16, đóng trên địa bàn huyện Bù Đốp) xuống hiện trường các nơi bị thiệt hại để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, dựng lại trụ tiêu và ổn định cuộc sống.

Trong khi đó ở huyện Lộc Ninh, mưa kèm lốc xoáy làm gãy đổ gần 9.000 trụ tiêu của người dân hai xã Lộc An và Lộc Hòa.

Cũng trong ngày 6-5, lãnh đạo huyện Lộc Ninh cùng các lực lượng đã đến các xã bị thiệt hại hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, đồng thời động viên người dân vượt qua khó khăn.

Theo ghi nhận, sau nhiều tháng nắng hạn khốc liệt, trận mưa lớn trên diện rộng xảy ra ở Bù Đốp và Lộc Ninh chiều qua được xem như giải nhiệt cho vùng đất nắng nóng nhưng gió lốc kèm theo khiến nhiều hộ dân lâm vào cảnh khốn đốn.

Bùi Liêm (Báo Tuổi Trẻ)
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video