8 mặt hàng nông sản xuất khẩu vượt tỉ USD

Theo Bộ NN-PTNT, trong 10 tháng qua, 8 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD là: gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, rau quả.

Ảnh minh họa

Trong đó, xuất khẩu cà phê đã có dấu hiệu phục hồi khá tốt, đạt 1,5 triệu tấn và 2,76 tỉ USD, tăng 40,2% về khối lượng và tăng 25,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Kế đến là tiêu, ước đạt 1,29 tỉ USD, tăng 35,7% về khối lượng và tăng 15,3% về giá trị. Cao su ước đạt 1 triệu tấn và 1,28 tỉ USD, tăng 15,8% về khối lượng và tăng 4,5% về giá trị. Thủy sản ước đạt 687 triệu USD, đạt 5,7 tỉ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Hạt điều đạt 2,33 tỉ USD, tăng 5,8% về khối lượng và tăng 16,6% về giá trị. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ hầu như đứng im, đạt 5,54 tỉ USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục suy giảm khá mạnh, ước đạt 4,2 triệu tấn và 1,9 tỉ USD, giảm 21,2% về khối lượng và giảm 16,9% về giá trị và sự suy giảm này chủ yếu đến từ thị trường Trung Quốc, nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Báo cáo của Bộ NN-PTNT cũng cho thấy, xuất khẩu rau quả đang là điểm sáng của ngành nông nghiệp với kim ngạch trong 10 tháng qua đã vượt qua lúa gạo. Dự báo trong năm nay, rau quả sẽ mang về kim ngạch khoảng 2,5 tỉ USD.

Ng.Nga (Báo Thanh Niên)
>

Hoa quả Trung Quốc sắp vào Việt Nam với thuế 0%

Nhiều loại hoa quả có xuất xứ từ Trung Quốc sắp được miễn thuế khi vào thị trường Việt theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA).
Theo cam kết khi tham gia ACFTA, hàng nghìn mặt hàng từ các nước thành viên ACFTA sẽ được hưởng thuế ưu đãi 0% khi vào Việt Nam nếu có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) được Bộ Công Thương quy định.
Các nước thành viên ACFTA gồm Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Singapore, Myanmar, Malaysia, Lào, Indonesia, Campuchia, Brunei.
Chính phủ vừa công bố danh sách các mặt hàng sẽ được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt nhờ hiệp định này. Theo đó, các loại động vật sống dùng để nhân giống; nhiều loại thịt, nhiều loại thuỷ hải sản đông lạnh và hoa quả sẽ được miễn thuế khi vào Việt Nam.

Hoa quả từ Trung Quốc, Lào…sẽ được miễn thuế khi vào thị trường Việt. Ảnh: Ngọc Dung.
Hoa quả từ Trung Quốc, Lào…sẽ được miễn thuế khi vào thị trường Việt. Ảnh: Ngọc Dung.

Riêng ôtô từ 30 người trở lên chuyên dùng trong sân bay được áp thuế 20% đến năm 2018. Các loại ôtô khách thiết kế từ 6-18 tấn được áp thuế 50% năm 2018.
Ôtô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người dùng để chơi golf, xe đua nhỏ, xe thể thao áp thuế 5% và năm 2018 về 0%. Xe cần cẩu, cần trục khoan, cứu khoả, xe trộn bê tông, làm sạch đường, hút bể phốt được áp thuế 0% ngay. Các loại khác áp thuế 50% năm 2018.
Xe gắn máy các loại áp thuế 45%, tuy nhiên, một số loại chuyên dùng năm 2018 sẽ được giảm về 0%. Trong khi đó các loại máy bay, vũ trụ, tàu thuỷ, thuyền, tàu đánh bắt thuỷ sản, du thuyền hay các vật liệu y tế được áp ngay 0%.
Kiều Vui (Theo Zing, 27/10/2016)
>

Trang trại chuối thu hơn chục tỷ đồng của lão nông miền Tây

Sở hữu quỹ đất lớn nhất miền Tây, hiện ông Út Huy ở Long An rất thành công với trang trại chuối công nghệ cao xuất khẩu cho lãi hơn chục tỷ đồng một năm.

Ông Võ Quan Huy (Út Huy), 61 tuổi, quê Đức Hòa có hơn 40 năm gắn bó với ruộng đồng. Từ người đi cày thuê ở khắp vùng Tây Ninh, Bình Dương, ông cứ thế tích tụ đất, trải qua đủ nghề nuôi tôm, cá rô, heo, bò... Tính đến nay, tổng quỹ đất ông Huy có trong tay là 580 ha, được xem là nông dân sở hữu đất nhiều nhất Đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí là Việt Nam. Năm 2014, ông Út Huy quyết định đầu tư trồng thử nghiệm mô hình chuối sau gần 10 năm tìm tòi.

Từng đi nhiều nước trong đó có Philippines, ông Huy nhận thấy dù khí hậu, thổ nhưỡng không khác mấy so với Việt Nam, nhưng họ lại là quốc gia xuất khẩu chuối hàng đầu thế giới.

Nhìn các chủ trang trại chuối bên nước bạn mỗi năm "đếm tiền mỏi tay", ông Út Huy thấy lòng tự tôn của nông dân Việt bị động chạm nên quyết sang Philippines học cho bằng được cách làm.

Công nhân đóng gói chuối xuất khẩu.

Nhận thấy nông dân nơi đây thành công là do trồng chuối theo quy mô lớn, quy trình công nghệ cao nên khi về nước, ông bỏ ngay cách làm cũ manh mún, chi hàng chục tỷ đồng cải tạo đất, đầu tư trồng 100ha chuối. Đặc biệt lão nông miền Tây còn mạnh dạn thuê hẳn chuyên gia người Philippines về trang trại cùng ăn, ở với công nhân.

Quá trình sản xuất chuối tại trang trại của ông Út Huy hoàn toàn khép kín từ khâu giống, chăm sóc cho đến thu hoạch, đóng gói và có kho bảo quản riêng. Cả trang trại được tưới nước bằng hệ thống tự động với đường ống “khủng” dài 50km. Quả chuối được bao bọc cẩn thận từ lúc trái còn ở vườn đến khi thu hoạch để tránh tình trạng bị sâu bệnh ảnh hưởng đến chất lượng, cũng như thẩm mỹ. Vị giám đốc nông dân này cũng cho lắp đặt hệ thống ròng rọc trên cao quanh trang trại để vận chuyển chuối tránh va đập làm hư trái. Mỗi buồng chuối nặng 40kg sẽ được tự động vận chuyển về khu xử lý khi đến thời điểm thu hoạch.

Hệ thống ròng rọc tự động vận chuyển chuối từ vườn vào xưởng.

Chuối từ trang trại của ông cũng được đặt ra hai yêu cầu khắt khe là phải sạch và đẹp. Một buồng chuối trổ đến khoảng 10 nải thì phải bẻ bông, không cho trổ tiếp vì cây không đủ sức nuôi và trái chuối bị teo tóp. Phần hoa thừa ở chóp từng trái, hoặc trái sinh đôi cũng bị loại bỏ để tạo sự cân đối, thẩm mỹ cho nải chuối.

Khâu thu hoạch, đóng gói cũng đòi hỏi khắt khe, nhân viên phải xử lý từng trái, bỏ đi trái không bảo đảm theo tiêu chuẩn. Chuối được làm sạch bụi, cắt phần cuống thừa sau đó cho vào hồ khử khuẩn để rửa chuối. Nhân viên tiếp tục vớt chuối lên, lau khô, cho vào túi dán tem thương hiệu và đưa vào kho lạnh bảo quản.

Bên cạnh đó, ông Út Huy còn tiến hành xuất khẩu cho sản phẩm của mình, hiện đã được nhiều thị trường khó tính ưa chuộng như: Nhật Bản, Singapore, Malaysia…

Từ 100ha ban đầu, năm 2016 diện tích chuối của ông Huy đã mở rộng sang tỉnh Tây Ninh, tăng lên 200ha với sản lượng khoảng 4.000 tấn, giá chuối dao động từ 5.000 đến 10.000 đồng một kg, mỗi năm thu lãi hàng chục tỷ đồng. Trang trại chuối của ông còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.

“Mục tiêu của trang trại đến năm 2017 là sản lượng chuối sẽ đạt 8.000-10.000 tấn và vào được các thị trường Nga, Mỹ”, ông Út Huy nói.

Ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An đánh giá, mô hình trồng chuối của ông Huy theo quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm an toàn, là đại diện thương hiệu cho nông sản Long An khi ra thị trường thế giới nên rất cần được nhân rộng để giúp nông dân làm giàu.

Hoàng Nam (vnexpress
>

“Nông nghiệp công nghệ cao không chỉ là nhà kính”

Theo GS-TS Nguyễn Quốc Vọng - giảng viên Đại học RMIT Australia, người có thời gian làm việc tại Việt Nam trong lĩnh vực rau quả từ năm 2007 đến nay - khi phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Việt Nam không nên chạy đua theo mô hình nhà kính mà cần coi trọng.
Công nghệ cao cần cho cánh đồng lớn

Thưa giáo sư, ông có thể chia sẻ nhận định của mình về mức độ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp Việt Nam hiện nay?

Tôi từ Australia trở về Việt Nam làm việc đến nay đã 10 năm. Qua thời gian đó, tôi nhận thấy những công nghệ tiên tiến phục vụ nông nghiệp mà thế giới đang có thì Việt Nam cũng đều có. Vì vậy, trong vấn đề phát triển nông nghiệp, tôi không lo lắng chuyện Việt Nam có kịp thời đưa công nghệ về nước hay không mà quan tâm đến việc chúng ta ứng dụng, quản lý nó như thế nào.

Thời gian tôi còn làm việc ở Australia, khi đón đoàn Việt Nam sang thăm, tôi thường nhận được câu hỏi: “Ông có thể đưa chúng tôi đi thăm khu nông nghiệp công nghệ cao?”. Tôi trả lời: “Ở Australia công nghệ nào cũng cao”. Tôi nói vậy vì hiện nay trong nông nghiệp, Australia đều áp dụng công nghệ cao.

Trồng dưa Kim hoàng hậu trong nhà lưới theo công nghệ tưới nhỏ giọt tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn Sao vàng (Thanh Hóa). Ảnh: Loan Lê
Không nên nghĩ công nghệ cao là nhà kính, tưới tiêu nhỏ giọt. Ở Australia cũng như Việt Nam, công nghệ này chỉ được dùng một phần rất nhỏ trong diện tích rất lớn. Công nghệ nhà kính, tưới nhỏ giọt hay thủy canh theo tôi chỉ sử dụng trong những vùng ven đô cách thị trường 5-7km, xa nhất khoảng 50km. Còn nông nghiệp công nghệ cao tiêu chuẩn thực thụ là cách xa thị trường 1.000- 2.000km.

Ở Australia có những thửa ruộng 500ha và trồng theo luống, buộc lòng luống phải làm thẳng tắp, nước chạy phải đều từ đầu đến cuối luống. Để làm được như vậy, họ nhờ vệ tinh. Vệ tinh có thể phóng hướng dẫn đường cày, làm đường cày thẳng, có thể chụp hình thửa ruộng để biết chỗ này dư đạm, thiếu đạm..., giúp nông dân biết được tình trạng cây trồng để phản ứng kịp thời. Đấy là công nghệ cao. Nhưng người dân không tự phóng vệ tinh lên trời được, vì vậy cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Chúng ta nên nhớ 90% diện tích nông nghiệp nằm ở ngoài đồng và trồng theo phương thức truyền thống, đều có thể ứng dụng công nghệ cao. Việt Nam có rất nhiều công nghệ cao nhưng phải biết công nghệ cao đó ứng dụng ở đâu. Riêng tôi thấy Việt Nam cũng như Australia, trồng ngoài đồng, trồng theo luống, nhà lưới... Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ cao trên cánh đồng lớn ở Việt Nam chưa hiệu quả mà mới chỉ tập trung vào những mô hình nhà kính với diện tích không nhiều.

Phải nghĩ đến sản xuất chuỗi

Theo giáo sư, việc phát triển công nghệ cao trong nhà kính, nhà lưới ở Việt Nam đã thật sự hiệu quả?

Nếu phô trương công nghệ cao theo kiểu chạy đua làm những gì thế giới làm thì sẽ đội giá thành lên rất cao và không có lãi. Yêu cầu của thị trường đối với nông sản sẽ bao gồm giá rẻ, chất lượng cao, an toàn thực phẩm nên Việt Nam phải nhắm vào ba yếu tố đó để phát triển sản phẩm của mình.

Mô hình trong nhà kính chỉ sử dụng cho vùng ven đô, trong thành phố, còn đại trà vẫn là trồng bên ngoài. Do đó công nghệ cao không phải chỉ xuất hiện trong nhà kính, tưới tiêu nhỏ giọt... mà phải giúp người trồng ngoài đồng có năng suất cao, chất lượng tốt và giá thành rẻ. Không cần công nghệ cao vẫn có thể an toàn. Công nghệ hữu cơ có thể sử dụng rất truyền thống, không phân bón, không thuốc bảo vệ thực vật nên không nhất thiết phải đầu tư nhiều.

Việt Nam là một trong 5 nước chịu tác động của biến đổi khí hậu nhiều nhất. Chúng ta bị hạn hán, lũ lụt, lạnh, nạn thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long vì bị chặn ở đầu nguồn. Vì vậy, cần phải ứng dụng những giống cây trồng mới hấp thụ ít nước hơn, chống chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết để đảm bảo năng suất, chất lượng.

Khi sản xuất nông sản, chúng ta phải nghĩ đến sản xuất chuỗi. Có nghĩa là từ khi bắt đầu phải quan tâm đến giống tốt, năng suất cao, cân bằng chế phẩm như thế nào. Sau khi thu hoạch, phải tìm cách giữ cho chất lượng nông sản đó càng cao càng tốt.

Công nghệ sau thu hoạch còn phôi thai

Vậy giáo sư đánh giá như thế nào về việc ứng dụng công nghệ cao sau thu hoạch và bảo quản, chế biến ở Việt Nam?

Ở nước ngoài có hai cách để bảo quản. Cách thứ nhất là giữ trong nhiệt độ lạnh để thực phẩm tươi lâu. Cách thứ hai là thu hoạch lúc rau quả còn xanh và dùng khí ethephon để làm chín. Ví dụ, cà chua được sử dụng ethephon có chất lượng tốt, khi ra thị trường quả vẫn cứng mà vỏ vẫn chín đẹp. Nhờ hai công nghệ này, Australia không chỉ cung cấp đủ lượng rau quả trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Ở Việt Nam, việc bảo quản rau quả trong phòng lạnh đã hiếm, sử dụng ethephon còn hiếm hơn nên bị thua thiệt. Trong vấn đề sử dụng công nghệ sau thu hoạch, mình đã đi sau các nước tiên tiến khoảng 40 năm. Nếu cứ chờ đến khi quả chín, trong quá trình thu hoạch sẽ bị hư dập, thối, mềm, làm thiệt hại khoảng 30% sản lượng.

Ví dụ nếu trồng cà chua cách xa thị trường khoảng 1.000km, chúng ta sẽ thu hoạch khi quả gần chín; trước khi đưa ra thị trường sẽ cho sử dụngethephon. Ngày hôm sau cà chua sẽ chín và có thể xuất khẩu đi khắp thế giới mà vẫn giữ được chất lượng.

Tôi cho rằng công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến của Việt Nam còn phôi thai so với một đất nước được gọi là “đại gia” xuất khẩu nông sản như gạo, càphê, hạt điều… Công nghệ chế biến sau thu hoạch của Việt Nam chưa xứng tầm với từ “đại gia” đó. Khi mình sản xuất nông sản thì phải phát triển song song công nghệ chế biến, thế nhưng mình lại chú trọng về con số và mặt hàng thô. Chẳng hạn, hiện nay chúng ta xuất khẩu hạt càphê, nếu có công nghệ chế biến thì sẽ xuất khẩu thêm càphê rang, càphê bột - những sản phẩm có giá trị gấp nhiều lần càphê thô.

Với bất kỳ mảng sản xuất nào, chúng ta cũng cần nghĩ đến sản xuất theo chuỗi, không chỉ có hạt giống mà còn vấn đề sau thu hoạch, chế biến, bao bì, hướng đến xuất khẩu.

Vậy Việt Nam có thể áp dụng giải pháp gì để thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến, thưa giáo sư?

Bảo quản rau quả sau thu hoạch theo cách giữ trong phòng lạnh hay dùng ethephon chỉ giúp bảo quản trong thời gian nhất định, khoảng 3-4 tuần. Vì vậy cần đẩy mạnh phát triển công nghệ chế biến. Công nghệ này sẽ làm tăng giá trị của rau quả, đồng thời giữ chất lượng tốt. Tuy nhiên, việc xây dựng một xưởng chế biến cần đầu tư lớn nên nông dân không thể làm được. Nhà nước phải giúp doanh nghiệp tổ chức những công xưởng như vậy.

Theo tôi, nếu phát triển công nghệ chế biến rau quả, chúng ta sẽ cung cấp thêm công ăn việc làm cho người dân ở nông thôn, giảm được tình trạng nông dân lên thành phố tìm việc làm. Vì vậy, việc phát triển công nghệ chế biến sẽ rất có lợi cho các mặt hàng xuất khẩu và thúc đẩy phát triển lao động, mang lại lợi ích về mặt xã hội.

Xin cảm ơn giáo sư!

GS-TS Nguyễn Quốc Vọng sinh năm 1946. Năm 1977, sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sỹ nông nghiệp, ông ở lại Nhật Bản làm việc. Năm 1980, ông sang Australia, làm việc tại Bộ Nông nghiệp New South Wales và có nhiều đóng góp cho nền nông nghiệp nước này. GS Vọng trở vệ Việt Nam năm 2007 theo lời mời của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tham gia giảng dạy và làm việc trong lĩnh vực trồng trọt. Hiện mỗi năm, ông dành khoảng 9-10 tháng ở Việt Nam, thời gian còn lại giảng dạy tại ĐH RMIT Australia.
Loan Lê (Thực hiện)
>

Indonesia tung chiêu cầu ảo về cà phê?

Việc các nhà sản xuất cà phê ở Indonesia tuyên bố nước này cần phải nhập khẩu 100.000 tấn cà phê trong năm nay là một động thái khó hiểu.

Giá cà phê nội địa đang tăng nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Ảnh: Lâm Viên

Hãng Reuters mới đây dẫn lời các nhà sản xuất cà phê ở Indonesia cho biết nước này sẽ tăng cường nhập khẩu cà phê trong năm nay do sản lượng tụt giảm vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong khi nhu cầu nội địa lại tăng đều. Ông Irfan Anwar, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp và các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia (AEKI), cho biết nhập khẩu cà phê của quốc gia đông dân nhất ASEAN có thể tăng 43% lên đến 100.000 tấn trong năm nay, chủ yếu từ Brazil và Việt Nam“Không có dấu hiệu cho thấy nhu cầu cà phê (ở Indonesia) sẽ giảm”, ông Anwar nói với Reuters.

AEKI cho biết sản lượng cà phê dự kiến sẽ giảm 1/3, xuống còn 400.000 tấn trong năm nay do thời tiết khắc nghiệt. Theo dự đoán của ông Anwar, có thể phải mất hơn 1 năm Indonesia mới có thể khôi phục sản lượng đạt được vào năm 2015“Những rào cản chủ yếu là thời tiết và nguồn nhân lực”, ông nói.

Sản lượng Robusta tiếp tục giảm

Trong tháng 9, giá cà phê tại thị trường nội địa ở Việt Nam đã tăng khoảng 3.000 đồng/kg so với tháng 8, đạt mức 41.000 - 42.000 đồng/kg. Tính từ đầu năm đến nay giá cà phê đã tăng tổng cộng khoảng 8.000 - 8.500 đồng/kg. Giá cà phê tăng do tình hình khô hạn ảnh hưởng đến sản lượng ở các nước có nguồn cung lớn như Brazil, Việt Nam và Indonesia. Dù giá tăng nhưng thị trường cà phê nội địa của Việt Nam cũng không mấy sôi động do nhiều nông dân, đại lý đang giữ hàng chờ giá tiếp tục tăng thêm. Dự báo giao dịch cà phê ở thị trường Việt Nam sẽ sôi động hơn khi mùa vụ mới chính thức bắt đầu vào tháng 11.

Trong khi đó, Bộ Công thương Việt Nam dẫn báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết: Ba nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới gồm: Brazil, Việt Nam và Indonesia sẽ giảm sản lượng cà phê Robusta mùa vụ2016 - 2017. Riêng Việt Nam có thể giảm 3 triệu bao (60 kg/bao) xuống còn 27,3 triệu bao. Sản lượng thu hoạch giảm nên dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 850.000 bao, xuống còn 25,2 triệu bao và lượng tồn kho giảm 2,2 triệu bao xuống còn 3,5 triệu bao. Sản lượng cà phê Robusta của Brazil giảm 1,2 triệu bao, xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 7 năm trở lại đây. Nguyên nhân là do nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình hằng năm, cộng với hạn hán kéo dài ở bang trồng cà phê Robusta chủ yếu của Brazil (Espirito Santo), đã gây ra thiếu nguồn nước tưới. Ngược lại, Brazil cũng là nước sản xuất cà phê Arabica lớn nhất thế giới, sẽ đạt mức kỷ lục 43,9 triệu bao, tăng 7,8 triệu bao.

Về phía các nhà nhập khẩu chính, châu Âu (chiếm 40% lượng tiêu thụ của thế giới) dự báo giảm 500.000 baomùa vụ 2016 - 2017 xuống còn mức 44,5 triệu bao, trong khi tiêu dùng sẽ giảm 800.000 bao, xuống còn 43 triệu bao; lượng tồn kho cuối mùa vụ giảm nhẹ xuống 11,8 triệu bao. Mỹ nhập khẩu ổn định ở mức 24,6 triệu baonhưng tiêu dùng thì lại tăng khoảng 400.000 bao, đạt 25,2 triệu bao.

Những phân tích trên của USDA cho thấy xu hướng thị trường cà phê đang khởi sắc theo hướng có lợi cho những nước sản xuất cà phê vì nguồn cung khan hiếm do hạn hán. Tuy nhiên, sẽ khó có những đột biến về thị trường và giá cả, chính vì vậy các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê ở các nước cung cấp cà phê cần tính toán thận trọng, tránh để vuột mất cơ hội bán hàng ra khi giá tốt, hoặc mở rộng diện tích canh tác.

Thận trọng trước tuyên bố của Indonesia

Về cơ bản, Indonesia là một nước xuất khẩu cà phê Robusta đứng hàng thứ 3 thế giới sau Việt Nam và Brazil. Việc nước này tuyên bố phải nhập đến 100.000 tấn cà phê trong năm nay cho thấy nguồn cung trên thế giới đang thiếu hụt.

Tuy nhiên ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Intimex Group, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) nói: “Tôi nghĩ đây là thông tin kiểu “ngày Cá tháng 4” nên không muốn bình luận. Chúng ta cần biết sản lượng cà phê Robusta của họ mỗi năm 600.000 tấn. Trong đó một nửa tiêu dùng trong nước còn lại một nửa xuất khẩu. Cách mà họ tuyên bố có thể để tạo ra sự biến động thị trường nào đó chứ thực sự tôi nghĩ là không chính xác vì thời điểm trước đây cao nhất họ cũng chỉ nhập tới 50.000 tấn. Ngay cả nếu có mất mùa thì họ vẫn đạt sản lượng ít nhất 500.000 tấn. Họ là một nước xuất khẩu nên chuyện xuất - nhập cũng bình thường nhưng không có con số lớn như vậy, có thể họ xuất hàng R2 (chấp lượng thấp) nhập vào R1 (chất lượng cao) để rang xay chế biến”.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Vicofa nói: “Khác với Việt Nam, Brazil và Indonesia tiêu dùng trong nước rất cao, đến 30 - 40% sản lượng, Việt Nam chỉ hơn 10%. Vừa qua do hiện tượng El Nino làm sản lượng cà phê Robusta toàn cầu giảm nhưng tuyên bố nhập 100.000 tấn thực hư vẫn chưa biết chắc. Tuy nhiên có một thực tế là các nhà dự báo trên thế giới cho rằng vụ cà phê 2016 - 2017 sẽ tiếp tục khó khăn hơn do sản lượng giảm. Đó là một trong những lý do làm giá cà phê thời gian gần đây tăng, điều này là thuận lợi cho người dân Việt Nam. Doanh nghiệp kinh doanh cà phê cần thận trọng trong việc tích trữ hàng chờ giá vì giá cả cà phê trên thị trường thế giới phụ thuộc nhiều yếu tố như tỷ giá, sự tác động của các quỹ đầu tư...”.

Chí Nhân - Trùng Quang (Báo Thanh Niên)
>

Tăng hàng cho miền Trung, giá rau tăng vọt

Thông tin từ trung tâm khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, giá các loại nông sản tại Đà Lạt và vùng lân cận tăng từ 50%đến 200% so với thời điểm cuối tháng 9-2016.

Cà rốt là một trong những loại rau củ được đưa ra miền Trung với số lượng lớn - Ảnh: Mai Vinh

Mức tăng giá này được tính dựa trên giá thu mua ngay tại cửa vườn. Giá các loại rau củ tăng khoảng 50%, trong khi đó, các loại rau như xà lách, cải, bó xôi… tăng khoảng 200%.

Các công ty cung ứng rau lớn tại Lâm Đồng lý giải thiên tai liên tục tại các tỉnh miền Trung khiến vùng rau tại chỗ của khu vực bị hư hại và gần như mất trắng.

Trong khi đó, tại Đà Lạt và vùng rau lân cận, mưa kéo dài hơn một tháng qua gây giảm sản lượng. Áp lực tăng hàng cho khu vực miền Trung cộng với sản lượng sụt giảm mạnh khiến nông sản đội giá.

Hiện các thương lái tại tỉnh Lâm Đồng, vùng rau lớn nhất cả nước, đã dồn hàng đưa ra miền Trung, giữ thị phần trước khi các thương lái Trung Quốc ồ ạt đưa rau giá rẻ sang.

Theo thông tin từ trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, hiện nay các thương lái tại Đà Lạt chuyển đi các tỉnh miền Trung mỗi ngày khoảng 100 tấn rau, tăng gấp đôi sản lượng so với ngày thường.

Chủ yếu là các loại rau củ thông dụng như cà rốt, khoai tây, củ dền và rau các loại.

Ông Đỗ Văn Thân (đường Nguyên Tử Lực, P.8, TP Đà Lạt), chủ đại lý rau củ chuyên xuất đi các tỉnh miền Trung, cho biết hầu hết các thương lái trước đây tranh giành thị trường TP.HCM và Hà Nội, nay chuyển sang tập trung hàng cho miền Trung.

Ông Nguyễn Công Thừa, tổng giám đốc Anh Đào Co.op, cho hay giá rau trong những ngày qua tại Đà Lạt biến động hàng giờ và các thương lái phải tranh mua từng tạ hàng.

Ông giải thích: “Các nhà phân phối tại miền Trung tăng giá trị đơn hàng liên tục nên giá rau vào buổi sáng và buổi chiều chênh nhau ít nhất 20%”.

Giá rau tại Đà Lạt tăng mạnh do sản lượng giảm sút lại thêm áp lực tăng hàng cho miền Trung - Ảnh: M.Vinh

HTX Anh Đào là đơn vị cung ứng rau lớn nhất cho hệ thống siêu thị Co.opmart. Ông Thừa cho biết, hiện mỗi ngày Anh Đào phải đưa rau ra khu vực miền Trung và miền Bắc cho hệ thống siêu thị này với số lượng gấp đôi so với ngày thường. Theo ông, việc này có thể sẽ kéo dài trong 10 ngày tới.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, cho biết với lượng rau lớn ồ ạt chuyển về khu vực miền Trung thì khoảng đến 10 ngày chấm dứt tình trạng khan hiếm rau nhưng phải15-20 ngày, giá mới trở lại bình thường sau khi một diện tích lớn rau tại Lâm Đồng phục hồi.

M. Vinh (Báo Tuổi Trẻ)
>

Bảo vệ cà phê chín rộ mới thu hoạch đại trà

Hiện ở các tỉnh Tây Nguyên, cà phê đã bắt đầu chín, các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê đang tăng cường bảo vệ để các vườn cà phê đạt tỷ lệ quả chín từ 90% trở lên mới đưa vào thu hoạch đại trà nhằm giảm hao hụt và nâng chất lượng cà phê nhân xuất khẩu.

Theo Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên, những năm trước, do nạn trộm cắp cà phê hoành hành, cũng như các đại lý tranh mua, tranh bán cà phê quả tươi nên nhiều hộ sản xuất cà phê vùng Tây Nguyên đã thực hiện “xanh nhà còn hơn già đồng”. Do vậy, nhiều vườn tuy mới có tỷ lệ quả chín từ 40 đến 50%, thậm chí, có những vườn cà phê xa khu khu dân cư, quả chín mới đạt từ 10 đến 20% các nông hộ đã thu hái một lượt cả chín lẫn quả xanh non. Theo các chuyên gia chuyên ngành cà phê, việc thu hái nhiều quả cà phê xanh non làm cho năng suất, sản lượng cà phê giảm từ 25 đến 30%, chất lượng nhân cà phê kém gây thiệt hại lớn cho các nông hộ. 

Từ năm 2012 trở lại đây, các tỉnh Tây Nguyên, nhất là các vùng trọng điểm cà phê đã tuyên truyền, vận động các nông hộ, doanh nghiệp thực hiện nhiều biện pháp tích cực để đồng bào hạn chế thu hoạch cà phê lẫn nhiều quả xanh non. Đặc biệt, tại Đắk Lắk, địa phương có nhiều diện tích cà phê nhất cả nước, từ năm 2010 trở lại đây, nhiều xã, doanh nghiệp có diện tích cà phê tập trung khi vào đầu vụ thu hoạch đã phối hợp với các đơn vị bộ đội, công an và củng cố lại các tổ đội bảo vệ cuả đơn vị để bảo vệ các lô cà phê chín rộ từ 90% trở lên mới đưa vào thu hoạch đại trà. 

Đắk Lắk tăng cường biện pháp phòng chống, ngăn chặn, xử lý các đối tượng trộm cắp cà phê tại thôn, buôn. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Mặt khác, được sự cho phép của các ngành chức năng, các tổ dân phòng, công an, xã đội ngoài hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ theo quy định của nhà nước, vào đầu mùa thu hoạch cà phê cũng phối hợp với các nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê bảo vệ chặt chẽ vườn cà phê không để xảy ra tình trạng trộm cắp. 

Một số địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các nông hộ tự nguyện đóng góp mỗi sào cà phê cho thu hoạch từ30.000 đến 50.000 đồng/hộ (suốt cả vụ) cho lực lượng dân phòng, công an, xã đội bảo vệ vườn cà phê 24/24 giờ, nếu xảy ra tình trạng mất cắp, lực lượng này có trách nhiệm bồi thường lại gấp 10 lần số lượng cà phê bị mất trộm theo giá thị trường… Nhờ vậy, nhiều doanh nghiệp như Công ty TNHH MTV cà phê xuất khẩu Thắng Lợi, Ea Pốk, Tháng 10, xã Hoà Đông (thành phố Buôn Ma Thuột), Cuôr Đăng (Cư M’gar)... luôn để vườn cà phê đạt tỷ lệ quả chín từ 95% trở lên mới đưa vào thu hoạch đại trà. 

Các xã thôn, buôn có diện tích cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên cũng đã sắp xếp lại các đại lý thu mua cà phê, nhất là kiên quyết không thu mua cà phê quả tươi không rõ nguồn gốc, của những người lạ mặt và có trách nhiệm báo cáo với các đơn vị chức năng để giám sát, theo dõi. Các lực lượng chức năng cũng nắm rõ nhân khẩu, lao động vãng lai trên địa bàn, hạn chế không để người lạ mặt vào ra các lô cà phê. Tại các địa bàn có diện tích cà phê phân tán, các nông hộ tuyển thêm lao động ngày đêm tuần tra, bảo vệ vườn cà phê… 

Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên có tổng diện tích cà phê trên 573.400 ha; trong đó diện tích cho thu hoạch gần532.500 ha, sản lượng đạt từ 1 triệu tấn cà phê nhân trở lên.

Quang Huy (TTXVN)
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

Lưu trữ

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video