Phân bón ngoại nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam: Doanh nghiệp nội thêm khó

Năm 2017, ngành sản xuất phân bón trong nước tiếp tục đương đầu với hàng nhập khẩu ùn ùn đổ về trong khi chưa có căn cứ đề nghị khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại.

Phân bón nhập khẩu ùn ùn về Việt Nam

Theo số liệu của Bộ Công thương, năm 2016, nhập khẩu phân bón dù giảm 7% về lượng và 21% về trị giá, nhưng tổng lượng nhập khẩu vẫn đạt 4,2 triệu tấn, trị giá hơn 1,125 tỷ USD. Tốc độ nhập khẩu tăng trở lại, khi quý I/2017, cả nước đã chi 338 triệu USD để nhập 1,22 triệu tấn phân bón, tăng 31,5% về lượng và gần 24% về giá trị so với cùng kỳ. Đáng lưu ý là mặt hàng phân urea nhập khẩu trong qúy I lên tới 231.000 tấn, gấp đôi về lượng so với cùng kỳ năm 2016.


Với lượng phân bón đổ về thị trường nội địa trong năm 2016 và tiếp đà tăng của quý I, đã gây khó khăn tứ bề cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước.

Bức tranh không mấy “sáng sủa” trong dài hạn cho các doanh nghiệp ngành phân bón tiếp tục diễn ra. Theo Công ty Chứng khoán FPTS, thị trường phân bón trong nước bão hòa với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong bối cảnh nhu cầu chưa cải thiện và xu hướng giá phân bón giảm ít nhất đến năm 2018.

Thống kê 8 doanh nghiệp hoạt động trong ngành phân bón, riêng trong quý IV/2016, tổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp này đạt hơn 8.145 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt chỉ đạt hơn 395 tỷ đồng, giảm 51%. Đạm Cà Mau phải hạ chỉ tiêu doanh thu từ 5.845 tỷ đồng xuống còn 5.092 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế phải hạ từ 649 tỷ đồng xuống còn 621 tỷ đồng. Đạm Phú Mỹ cũng có kết quả kinh doanh kém khả quan khi Năm 2016, đạt doanh thu 7.925 tỷ đồng, giảm 19%, lợi nhuận sau thuế đạt 1.152 tỷ đồng, giảm 24% so với năm 2015. Trước tình trạng đổ dồn của phân bón nhập khẩu, một số doanh nghiệp đại diện cho ngành sản xuất trong nước, yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm phân bón nhập khẩu.

Đối chiếu các điều kiện để áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) đã làm việc với các doanh nghiệp liên quan và đã gửi báo cáo lên Bộ Công thương cho rằng, đề nghị khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại là chưa có căn cứ, do những vấn đề về chính sách thuế giá trị gia tăng cũng như các vấn đề về bản thân doanh nghiệp. “Mặc dù nhà sản xuất trong nước đang phải chịu thiệt hại, nhưng để có cơ sở khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng này, theo quy định WTO và pháp luật phòng vệ thương mại Việt Nam, thì cần phải theo dõi và phân tích thêm lượng nhập khẩu năm 2017, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cho biết.

Phân bón nội oằn mình cạnh tranh

Ông Nguyễn Hạc Thúy, Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho hay, năm 2016, các doanh nghiệp phân bón gặp nhiều khó khăn về vấn đề thị trường do phân bón giả, kém chất lượng, cùng sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt... và chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT).

Cụ thể, kể từ khi Luật số 71/2014/QH13 về thuế (có hiệu lực từ ngày 1/1/2015), nông dân được giảm 5% thuế VAT khi mua phân bón, còn các doanh nghiệp sản xuất phân bón thì không. Do thuế VAT không được khấu trừ, doanh nghiệp buộc phải cộng vào giá thành khiến giá phân bón tăng. Tiếp đó, trong khi trên thế giới, giá các mặt hàng đều hạ, thì trong nước, giá các nguyên liệu sản xuất phân bón là than, khí lại không hạ. Hệ lụy của việc này là phân bón nước ngoài tiếp tục được nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam.

Thông tin từ Hiệp hội Phân bón Việt Nam, năm 2017, Trung Quốc sẽ không áp dụng thuế xuất khẩu với mặt hàng Ure, DAP, TSP, riêng NPK giảm từ 30 xuống còn 20%. Dự báo năm 2017, lượng phân bón nhập từ Trung Quốc còn tăng mạnh. Ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công thương) cho rằng, ngành phân bón hiện đối mặt với nhiều khó khăn, sản xuất phân urea và NPK trong nước đang ở tình trạng cung vượt cầu, trong khi hàng nhập khẩu vẫn tăng cao, cạnh tranh khốc liệt về giá.

Được biết, dự trù lượng phân bón nhập khẩu năm 2017 mà Bộ Công thương đưa ra là 4,2 triệu tấn, tuy nhiên, khả năng vượt qua con số này là rất cao, khi thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam đã thay đổi chính sách thuế xuất khẩu nhiều loại phân bón để gia tăng lượng hàng bán ra. Chưa hết,  giá phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc tiếp đà giảm mạnh càng khiến ngành sản xuất trong nước thêm chật vật.

Thế Hoàng (Báo Đầu Tư)
>

Cần Thơ: Thương 3 chị em mồ côi quần áo rách bươm, chạy ăn từng bữa

Cha mất, mẹ bỏ đi… chị em Ngà nương tựa vào ông nội già yếu. Bởi vậy, khi buông sách vở các cháu băng ra đồng hái rau, bắt cá… lo cái ăn từng bữa. Cuộc sống ông cháu Ngà ngày một bế tắt, chị em Ngà lo sợ phải bỏ học vì gia cảnh quá khó khăn.

Tình cảnh nêu trên là của gia đình ông Huỳnh Văn Giám (60 tuổi) – ngụ ấp Đông Mỹ, xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Dù ông Giám ở tuổi xế chiều nhưng mấy năm qua, ông đi làm thuê, cuốc mướn nuôi 3 đứa cháu nội sớm chịu cảnh mồ côi, là cháu Huỳnh Thị Ngà – lớp 6 trường THCS Đông Hiệp, cháu Huỳnh Thị Son – lớp 4 và cháu Huỳnh Thị Phấn – học lớp 1, hai cháu cùng học trường tiểu học Đông Thắng.Đến nhà ông Giám đã quá trưa nhưng không thấy chị em Ngà, ông Giám cho biết, cháu Son và Phấn đang ở ngoài đồng hái rau bắt cá, cháu Ngà thì đi học chưa về. Ngồi trò chuyện với chúng tôi, ông Giám cứ liên tục xóa bóp thắt lưng, đầu gối… Ông Giám nói cứ trở trời là toàn thân đau nhức, bởi vậy ông cảm thấy buồn khi mang tiếng nuôi dưỡng các cháu nhưng đến cọng rau, con cá… chị em Ngà cũng lo cho ông.
Ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới nhưng chị em Son, Phấn sau mỗi buổi học là ra đồng bắt cá, hái rau... lo cái ăn từng bữa
Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhưng chị em Son, Phấn sau mỗi buổi học là ra đồng bắt cá, hái rau… lo cái ăn từng bữa
Giữa cái nắng chang chang của tháng 4, trên cánh đồng trơ rạ 2 bóng nhỏ lờ mờ xuất hiện… Chẳng ai khác là cháu Son và Phấn đi bắt cá, hái rau về. Cận cảnh gương mặt cháu Son, Phấn chúng tôi không khỏi xót xa, bởi da mặt hai cháu đều đen sạm, dính đầy bùn đất, mái tóc Son, Phấn bị cháy vàng… vì nắng.Hai cháu hồn nhiên khoe “chiến lợi phẩm” là những chú cá rô non và mớ rau muống đồng mà hai chị em vừa nhọc công cả buổi sáng mới có được. Cháu Son cẩn thận bắt những con cá rô còn sống để riêng, chờ sáng mai mang ra chợ bán, dành tiền mua sách vở… Làm cá xong, Son dẫn cháu Phấn ra sau nhà tắm rửa, đáng nói chỗ tắm của hai cháu cũng đầy nắng và gió…
Không có bàn tay chăm sóc của cha mẹ, chị em Son, Phấn phải tự chăm sóc nhau
Không có bàn tay chăm sóc của cha mẹ, chị em Son, Phấn phải tự chăm sóc nhau
Ông Giám kể: “Trước đây tụi nhỏ cũng hạnh phúc như bao đứa trẻ khác, có cha, có mẹ nhưng vì nghèo… mẹ chúng bỏ đi. Từ đó, con tôi (anh Huỳnh Văn Trân đã mất gần 2 năm) một mình nuôi 3 đứa con trong cảnh khốn khó. Nhưng rồi bệnh tình ập đến, không tiền thang thuốc đàng hoàng, cha tụi nhỏ mất. Thấy tụi nhỏ côi cút tôi đùm túm bọn nhỏ về nhà sống, bữa cơm, bữa rau… nhưng tôi nhất quyết không cho tụi nhỏ bỏ học”.Bà Phạm Thị Thà – hàng xóm với ông Giám cho biết thêm, vợ ông Giám đã mất, một mình ông Giám chăm nôm 3 đứa cháu là quá sức, đã vậy ông còn “nặng gánh” với đứa con trai nát rượu đang sống một mình, vì vợ y không chịu nổi nên bỏ đi từ lâu. Do cuộc sống quá khó khăn, ông nội của ba chị em Ngà già yếu nên các em lo sợ một ngày phải bỏ học Do cuộc sống quá khó khăn, ông nội của ba chị em Ngà già yếu nên các em lo sợ một ngày phải bỏ họcCháu Ngà đi học về, cháu vội vàng thay đồ, chạy xộc vào bếp phụ ông Giám dọn bát đũa… cho bữa cơm trưa. Ăn xong, cháu Ngà chuẩn bị quần áo, sách vở cho hai em mình đến trường. Trước khi đến trường, cháu Phấn, nói: Tụi cháu nhớ cha, nhớ mẹ nhiều lắm, nhất là ngày Tết, các bạn cháu được mặc áo mới, nhận bao lì xì… còn chị em cháu chỉ mặc đồ cũ nhưng tụi cháu thấy vui vì ông nội cho chị em cháu đi học.Nghe những lời thỏ thẻ của cháu Phấn, ông Giám và những người hàng xóm tốt bụng không cầm được nước mắt. Cháu Ngà, cháu Son hai mắt cũng đỏ hoe khi nhìn lên bàn thờ cha mình… đã lâu không nhang khói.
Do cuộc sống túng thiếu, không đủ ăn... nên ba chị em Ngà ốm tong teo...
Do cuộc sống túng thiếu, không đủ ăn… nên ba chị em Ngà ốm tong teo…
Ông Nguyễn Hồng Hải – cán bộ phụ trách giảm nghèo, kiêm Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Đông Thắng, chia sẻ: “Thấy tình cảnh khó khăn của gia đình ông Giám, địa phương đã vận động một DN hỗ trợ gạo hàng tháng cho gia đình ông Giám. Tuy nhiên, cuộc sống của 4 ông cháu còn khó khăn nhiều lắm, nhất là chuyện ăn học của 3 chị em cháu Ngà. Qua đây, tôi rất mong bạn đọc Dân trí “tiếp sức” cho chị em cháu Ngà, giúp các cháu có điều kiện học hành tới nơi tới chốn, thoát khỏi sổ nghèo đã đeo bám ông nội và cha mẹ các cháu…lâu rồi!”
Bà con hàng xóm cho rằng: trọng trách vừa làm cha, làm mẹ để bảo ban, chăm sóc cho hai em như cháu Ngà là quá sức đối với em
Bà con hàng xóm cho rằng: trọng trách vừa làm cha, làm mẹ để bảo ban, chăm sóc cho hai em như cháu Ngà là quá sức đối với em
Từ lúc đi học về, chúng tôi thấy cháu Ngà chẳng ngơi tay. Ngà đưa hai em ra ngõ đến trường, cháu Ngà vội vàng vào nhà khệ nệ bê thau đồ to gấp mấy lần cơ thể em mang đi giặt. Rồi Ngà quét dọn nhà, lấy sắp áo cũ của hai em Son, Phấn ra vá… nhưng chỉ có một mảnh vải mới nhỏ bằng bàn tay, trong khi cái áo, cái quần của cháu Son, Phấn thì rách nhiều chỗ. Ngà đưa tay gãi đầu… suy nghĩ.Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” như Ngà, em phải sớm căng vai chăm coi một gia đình mà ở đó chỉ có tình yêu thương là đong đầy, còn mọi thứ khác đều thiếu, trống toác và cũ nát. Hình như “thiên chức” vừa là cha là mẹ mà cháu Ngà đang gánh… có lẽ đang quá sức đối với em.
Đơn cầu cứu của ông Huỳnh Văn Giám gửi đến báo Dân trí
Đơn cầu cứu của ông Huỳnh Văn Giám gửi đến báo Dân trí
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 2531: Ông Huỳnh Văn Giám – ngụ ấp Đông Mỹ, xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ.ĐT: 0971 209. 735 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà NộiTel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 045 100 194 4487Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan triAccount Number: 045 137 195 6482Swift Code: BFTVVNVXBank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 11 700 00 10 420Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)Tên TK:Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 0721100356359Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 0721100357002Swift Code: MSCBVNVXBank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
– Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí– Số tài khoản VND: 1400206027950.– Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
– Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri– Account Number: 1400206027966– Swift Code: VBAAVNVX402– Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch – Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân tríSố Tài khoản : 26110002233886Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng AnĐịa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656. – Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan triAccount Number : 26110370888868Swift Code : BIDVVNVX261Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An BranchAddress : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656. 3. Văn phòng đại diện của báo:VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725VP TPHCM: số 294 – 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 08 – 35176331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video