Giá hạt tiêu xuất khẩu giảm sâu, triển vọng kém lạc quan

Giá hạt tiêu xuất khẩu sang tất cả các thị trường 11 tháng đầu năm 2017 đều sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất trung bình chỉ đạt 5.258 USD/tấn, giảm gần 35% so với cùng kỳ.


Giá xuất khẩu giảm mạnh

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, mặc dù lượng hạt tiêu xuất khẩu của nước ta trong 11 thángđầu năm 2017 tăng 20,3% so với cùng kỳ, đạt 202.873 tấn, nhưng giá trị thu về lại giảm tới 21,5%, chỉ đạt 1,07 tỷ USD, do giá hạt tiêu xuất khẩu giảm mạnh 34,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt mức 5.258 USD/tấn.

Riêng trong tháng 11/2017 giá xuất khẩu cũng tiếp tục giảm 1,6% so với tháng 10, và giảm mạnh 38,5% so với cùng tháng năm 2016, đạt trung bình 4.540 USD/tấn.

Giá hạt tiêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ - thị trường hàng đầu về tiêu thụ hạt tiêu của Việt Nam trong 11 thángđầu năm nay cũng sụt giảm tới 33,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 5.736 USD/tấn. Lượng hạt tiêu xuất khẩu sang Mỹ cũng giảm 3,5% và kim ngạch giảm 36% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 36.500 tấn, tương đương 209,36 triệu USD, chiếm 18% trong tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước và chiếm 19,6% trong tổng kim ngạch.

Giá hạt tiêu xuất khẩu sang Ấn Độ - thị trường lớn thứ cũng giảm mạnh 35,7% so với cùng kỳ, đạt 4.929 USD/tấn; do giá xuất khẩu rẻ nên mặc dù lượng xuất sang Ấn Độ tăng trên 42%, nhưng trị giá thu về lại giảm 8,6%, đạt 14.692 tấn, trị giá 72,41 triệu USD, chiếm 7,2% trong tổng lượng và chiếm 6,8% trong tổng kim ngạch.

Hạt tiêu xuất khẩu sang Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - thị trường lớn thứ 3, giá cũng giảm mạnh 35,3% so với cùng kỳ, đạt 4.770 USD/tấn; lượng xuất khẩu tăng nhẹ 2,9% so với cùng kỳ, nhưng trị giá lại giảm mạnh 33,5%, đạt 12.686 tấn, tương đương 60,52 triệu USD.

Hạt tiêu của Việt Nam xuất khẩu sang các nước EU nói chung chiếm 12% trong tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước và chiếm 14% trong tổng kim ngạch, đạt 24.458 tấn, trị giá 149,75 triệu USD, giảm 4,3% về lượng và giảm 34,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á nói chung chỉ chiếm 5% trong tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước và cũng giảm mạnh 22% về lượng và giảm 50% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Năm nay giá hạt tiêu xuất khẩu sang tất cả các thị trường đều sụt giảm so với năm ngoái; trong đó các thị trường xuất được với mức giá cao gồm có: Nhật Bản 7.970 USD/tấn, giảm 25,5% so với cùng kỳ; Bỉ 7.479 USD/tấn, giảm 19%; Thái Lan 6.512 USD/tấn, giảm 33%; Hà Lan 6.370 USD/tấn, giảm 30%; Anh 6.631 USD/tấn, giảm 28%.

Ngược lại, các thị trường xuất khẩu hạt tiêu ở mức giá rẻ như: Philipines 4.084 USD/tấn, giảm 47%; Thổ Nhĩ Kỳ 4.390 USD/tấn, giảm 33% và Ai Cập 4.438 USD/tấn, giảm 38%;

Thị trường đáng chú ý nhất trong 11 tháng đầu năm nay là thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, do giá xuất khẩu ở mức gần thấp nhất thị trường, nên lượng xuất khẩu tăng rất mạnh, tăng 92% về lượng và tăng 28% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái

Giá hạt tiêu trong nước giảm mạnh

Trong tháng 12/2017 giá hạt tiêu tiếp tục giảm so với tháng 11. Tại Đắc Lắc, Đắc Nông, Bà Rịa Vũng Tàu và Đồng Nai giá chỉ còn 71.000 – 72.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg so với tháng 10/2017 và giảm mạnh 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá hạt tiêu tại Gia Lai giảm mạnh nhất 6.000 đồng/kg, xuống mức 70.000 đồng/kg. Nguyên nhân giá giảm, do lượng hạt tiêu tồn kho từ vụ trước còn khá nhiều.

Năm 2018 không mấy lạc quan

Giá hạt tiêu trong nước vào cuối năm 2017 giảm gần 50% so với cuối năm 2016, do diện tích hạt tiêu trên cả nước vượt quy hoạch, dẫn đến cung vượt cầu trong khi nhu cầu thị trường hạn hẹp.

Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam gặp khó, do phải cạnh tranh mạnh với hạt tiêu Brazil. Năm nay, sản lượng tiêu Brazil tăng mạnh, ước tăng thêm 20.000-30.000 tấn so với năm 2016, giá hạt tiêu Brazil rẻ hơn hạt tiêu Việt Nam, giá chỉ khoảng 80.000 đ/kg; hơn nữa phương thức giao hàng nhanh, hạt tiêu không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Dự báo, sản lượng hạt tiêu của Việt Nam năm 2018 sẽ tiếp tục tăng mạnh và có khả năng vượt mức 200.000 tấnđã đạt được trong năm 2017. Bên cạnh đó, sản lượng hạt tiêu của các nước Brazil, Campuchia, Ấn Độ… cũng tăng, khiến cho nguồn cung trên thế giới tăng cao.

Vì thế, giá tiêu trong năm 2018 được dự báo vẫn ở mức thấp cho tới đến khi nào diện tích, sản lượng tiêu Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung giảm xuống, thì giá tiêu mới có thể tăng.

Thùy Linh (Trí Thức Trẻ)
>

World Bank dự báo giá chè, ca cao, cà phê trong năm 2018

Chỉ số giá đồ uống thế giới theo tính toán của World Bank đã tăng mạnh trong quý III/2017 so với quý trước đó, nhưng giảm 13% so với cùng quý năm trước, trong đó giá cà phê robusta, cacao và chè tăng nhưng giá cà phê arabica lại giảm. Dưới đây là dự báo của World Bank về triển vọng thị trường trong thời gian tới.

Giá chè tăng 17% trong năm 2017 và có thể tăng tiếp trong năm 2018, 2019 

Giá chè thế giới tăng nhẹ trong quý 3 năm 2017 so với quý 2, và tăng 15% so với cùng quý năm trước. Sau khi sản thị trường vụ trước thiếu cung do thời tiết ảnh hưởng tới nhiều khu vực trồng chè trên thế giới, nhất là Đông Phi và Sri Lanka, sản lượng vụ này có vẻ khá hơn.  Giá chè dự báo sẽ tăng 17% trong năm 2017, và sẽ duy trì vững trong năm 2018 và 2019.

Cacao chịu áp lực giảm tiếp do cung dư thừa, sẽ hồi phục rất nhẹ trong năm 2018 

Giá cacao đã vững ở mức khoảng 2 USD/kg từ đầu năm tới nay. Tuy nhiên giá trung bình trong quý 3 năm nay giảm gần 35% so với quý 3 năm ngoái, do sản lượng cao kỷ lục ở Bờ Biển Ngà – nước sản xuất cacao lớn nhất thế giới.

Triển vọng niên vụ 2017/18 thị trường sẽ dư thừa khoảng 130.000 tấn, trong bối cảnh sản lượng của khu vực Tây Phi tăng mạnh nhờ thời tiết thuận lợi, và sản lượng ở Mỹ Latinh cũng tăng.

Dự báo giá cacao sẽ giảm gần 30% trong năm 2017, trước khi hồi phục trở lại để tăng 3% trong năm 2018.

Giá cà phê có thể ổn định trong năm 2018 

Sau khi giảm mạnh trong một thời gian ngắn, xuống dưới 3 USD/kg vào tháng 7/2017, arabica hồi phục trở lại Tuy nhiên, tính chung cả quý 3 thì giá arabica chỉ thay đổi chút ít. Giá robusta tăng gần 2% trong quý III.

Giá cà phê thế giới 12 tháng qua

Dự báo năm 2017/18 thị trường arabica sẽ dư thừa nếu những nhận định rằng Brazil sẽ bội thu trở thành hiện thực. Tuy nhiên, thị trường robusta lại có thể rơi vào tình trạng thiếu cung do sản lượng sụt giảm ở Việt Nam – nước cung cấp robusta lớn nhất thế giới. 

Tới thời điểm này có thể ước đoán giá arabica sẽ giảm khoảng 6% trong năm 2017, trong khi robusta sẽ tăng khoảng 15%. Còn năm 2018 thì giá cả 2 loại có nhiều khả năng sẽ ổn định. 

Bảng: Dự báo cung – cầu cà phê thế giới

Nguồn World Bank/InfoNet
>

BỆNH HÉO XANH CÀ CHUA


Tên khoa học: Pseudomonas solanacearumHọ: PseudomonadaceaBộ: Pseudomonadales 

1. Triệu chứng

- Đặc điểm của bệnh là cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh. Quan sát rễ cây và thân cây phần trong bị sũng nước, sau đó chuyển sang màu nâu. Nếu cắt đoạn thân cây bệnh để vào trong cốc nước, chúng ta sẽ thấy những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra.

- Cây nhiễm bệnh biểu hiện ban đầu là các lá ngọn héo xanh rũ xuống, về sau các lá phía gốc tiếp tục héo xanh cụp xuống, cuối cùng dẫn tới toàn cây héo rũ tái xanh, gãy gục xuống và chết.

- Hiện tượng héo xanh ban đầu xảy ra có thể ở một cành, thân hoặc một nhánh về một phía của cây cà chua, sau đó dẫn tới toàn cây héo xanh rũ xuống. Quan sát những cây nhiễm bệnh thường thấy ở phần phía gốc sát mặt đất vỏ thân sù sì đó là nét triệu chứng đặc trưng của cây cà chua khi bị bệnh héo xanh vi khuẩn.

2. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:
Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Hay còn gọi Ralstonia solanacearum.  Vi khuẩn hình gậy 0,5 × 1,5 µm, háo khí, chuyển động có lông roi (1 - 3) ở đầu. Nhuộm gram âm. Trên môi trường Kelman (1954) khuẩn lạc màu trắng kem nhẵn bóng, nhờn (vi khuẩn có tính độc gây bệnh). Nếu khuẩn lạc chuyển sang màu nâu, nhăn nheo là isolate vi khuẩn mất tính độc. Để phát hiện dòng vi khuẩn có tính độc thường dùng môi trường chọn lọc TZC. Trên môi trường này isolate vi khuẩn có tính độc sẽ có khuẩn lạc ở giữa màu hồng, rìa trắng. Vi khuẩn phát triển thích hợp ở pH 7-7,2. Nhiệt độ thích hợp 24-37oC. Nhiệt độ gây chết 52oC. Đây là vi khuẩn đa thực: hại trên 200 loài cây trồng. 
Vi khuẩn xâm nhiễm vào rễ, thân cuống lá qua các vết thương cơ giới do nhổ cây giống đem về trồng (cà chua) do côn trùng hoặc tuyến trùng tạo ra, do chăm sóc vun trồng…Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào qua các lỗ hở tự nhiên, qua bì khổng trên củ (khoai tây). Sau khi đã xâm nhập vào rễ lan tới các bó mạch dẫn xylem, sinh sản phát triển ở trong đó. Sản sinh ra các men pectinaza và cellulaza để phân huỷ mô, sinh ra các độc tố ở dạng exopolysaccarit (EPS) và lipopolysacrit (LPS) vít tắc mạch dẫn cản trở sự vận chuyển nước và nhựa trong cây, dẫn tới cây héo nhanh chóng. 
- Bệnh lan truyền từ cây này sang cây khác trên đồng ruộng nhờ nước tưới, nước mưa, gió bụi, đất bám dính ở các dụng cụ dùng để vun sới, chăm sóc cây. Vai trò của tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne incognita và các loài tuyến trùng khác hoạt động ở trong đất, tạo vết thương cho vi khuẩn lan truyền, lây bệnh hỗn hợp rất đáng chú ý để ngăn ngừa.

- Bệnh xuất hiện gây hại ở cả giai đoạn vườn ươm cây con và ở ruộng trồng ngoài sản xuất, gây hại nặng khi cây cà chua đã lớn, nhất là giai đoạn ra nụ - hoa đến hình thành quả non - quả già thu hoạch. Ở giai đoạn cây con nhiễm bệnh thường làm toàn bộ lá héo rũ nhanh chóng, lá héo xanh gục xuống, cây chết xanh.
- Bệnh phát triển mạnh và nhanh trong điều kiện nhiệt độ cao, mưa gió, nhất là ở trên đất cát pha, thịt nhẹ hoặc đất đã nhiễm vi khuẩn, trồng các giống mẫn cảm từ trước. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát sinh phát triển của bệnh. Nhiệt độ thích hợp nhất là 24 – 370C, ẩm độ cao, tưới nhiều, tưới ngập rãnh đều là điều kiện tốt cho bệnh xâm nhiễm phát triển mạnh, lan truyền dễ dàng.
- Đất khô ải hoặc ngâm nước dài ngày (luân canh lúa nước), bón phân đạm hữu cơ, phân hoai mục với lượng cao (thâm canh) đều có khả năng làm giảm bệnh.
Nguồn bệnh vi khuẩn đầu tiên lưu truyền qua vụ qua năm là đất, tàn dư cây bệnh và củ giống (khoai tây). Ở trong đất vi khuẩn có thể bảo tồn sức sống lâu dài tới 5 - 6 năm hoặc 6 - 7 tháng tuỳ thuộc vào ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, loại đất, các yếu tố sinh vật và các yếu tố khác.
- Đối với cà chua, hầu như các giống trồng trong sản xuất của nước ta đều nhiễm.


3. Biện pháp phòng trừ
- Dùng giống kháng Vimina 1, 2, 3 là các giống chuyên dùng cho gốc ghép kháng bệnh héo rũ vi khuẩn hại cà chua.
- Vệ sịnh sạch sẽ cây ký chủ phụ là cỏ dại xung quanh ruộng. Chú ý các dòng nước chảy khi mưa từ các ruộng khác có trồng cà chua hoặc từ ruộng đã nhiễm bệnh. Luôn luôn thu gom tiêu hủy các cây bệnh trên ruộng, sau khi thu hoạch cần thu gom tàn dư cây trồng ngay. Không để cây bệnh tồn tại trên ruộng là nguồn lây nhiễm bệnh cho vụ sau.
- Công tác tỉa cành bấm ngọn phải chú ý dụng cụ như dao, kéo cần thiết phải khử trùng liên tục nếu trên ruộng đã xuất hiện bệnh.
- Cần sử dụng nguồn nước tưới không ô nhiễm nguồn bệnh, sẽ rất nguy hiểm nếu các nguồn nước bị nhiễm bởi những tàn dư cây bệnh của những nông dân khác cho xuống mương hoặc để ở đầu bờ, ngâm nước.
- Tăng cường nguồn phân hữu cơ cho cây khỏe (có thể dùng phân chuồng hoai mục) để tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.
- Không trồng cà chua trên đất đã bị nhiễm bệnh nặng.
- Luân canh với cây trồng khác họ (nhất là lúa nước).
- Ngoài các biện pháp như trên, nông dân có thể bổ sung thêm vào vùng rễ một lượng nấm đối kháng Trichodecma hay nấm cộng sinh Mycorrhiza có trong sản phẩm EMZ-USA ngay sau trồng nhằm ức chế, cạnh tranh và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh héo xanh. Trước khi trồng nên nhúng rễ cây con vào dung dịch nấm đối kháng hay nấm cộng sinh…
- Sử dụng thuốc gốc đồng để phòng trừ bệnh như: Oxytetracycline 50g/kg + Streptomycin 50 g/kg (Miksabe 100WP); Copper Oxychloride + Streptomycin sulfate + Zinc sulfate (PN - balacide 32WP); Gentamicin Sulfate 2% + Oxytetracycline Hydrochloride 6% (Avalon 8WP); ….


Ngoài ra, nếu bà con cần thêm thông tin để phòng trừ bệnh héo xanh cà chua một cách hiệu quả có thể trao đổi thêm với kỹ sư Hoàng qua số điện thoại 0913544186
>

Tăng mức phạt đến 7 lần, tước giấy phép nếu làm giả phân bón

Hơn 14.000 sản phẩm phân bón đang lưu hành, kèm với đó rất nhiều vi phạm. Cơ quan chức năng cho biết sẽ tăng mức phạt tối đa lên lần, và nếu cần sẽ tước giấy phép cơ sở vi phạm.


Thông tin được đưa ra tại Tọa đàm "Tăng cường quản lý thị trường phân bón" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng ngày 20-10.

Ông Hoàng Trung, cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết Nghị định 108 về quản lý phân bón vừa được ban hành có nhiều điểm mới nhằm siết chặt quản lý tất cả các khâu kinh doanh, lưu thông và sử dụng phân bón.

Việc quản lý phân bón sẽ giao cho một đầu mối duy nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với phương thức quản lý cũng thay đổi, từ công bố hợp chuẩn, hợp quy đến việc đặt tên, nhãn mác và quảng cáo...

Nếu như hoạt động khảo nghiệm trước đây doanh nghiệp tự thực hiện, thì Nghị định mới yêu cầu gần như tất cả các loại phân bón đều phải thực hiện khảo nghiệm. 

Tuy nhiên, ông Trung cho biết với hơn 14.000 loại phân bón đang được lưu hành trên thị trường sẽ không phải khảo nghiệm mà chỉ thực hiện bắt buộc với các sản phẩm mới. 

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết hiện cơ quan này đang xây dựng Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phân bón. 

Về cơ bản, các nội dung được kế thừa quy định cũ, song tăng thêm và bổ sung các mức xử phạt, các hành vi như áp dụng mức cao nhất tăng gấp 7 lần, tước quyền và thu hồi các loại giấy chứng nhận.

Trường hợp nếu không chấp hành thì sẽ tước quyền vĩnh viễn hoặc yêu cầu doanh nghiệp đóng cửa. 

Với phân bón giả, kém chất lượng, phân bón nhập khẩu không đạt yêu cầu thì phải tiêu hủy, hoặc tái xuất, không cho tái chế…

Ông Nguyễn Hạc Thúy, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, đề nghị cần phải xử lý dứt điểm những vụ việc vi phạm liên quan đến lĩnh vực này trước đây, thì mới đảm bảo đủ sức răn đe và không tạo tiền lệ xấu cho quản lý phân bón trong thời gian tới.

"Nghị định 108 ra đời là công cụ quan trọng nhưng không phải là đũa thần bởi nếu vẫn lợi ích nhóm, cơ quan, đơn vị sản xuất vẫn gian lận thì không có nghị định nào đối phó được. Ví dụ vụ Thuận Phong hai năm rồi nhưng đến nay vẫn nằm yên thì hẳn là có lợi ích nhóm", ông Thúy nêu quan điểm.

Thêm nữa, vụ việc liên quan đến 11 trung tâm khảo nghiệm phân bón được phát hiện là có sai phạm khi cấp khống, nhưng trách nhiệm đó không quy vào ai cả. 

Do đó, ông Thúy đề nghị cần phải làm rõ và xử lý dứt điểm các vụ việc liên quan để tạo tiền đề cho Nghị định 108khi có hiệu lực sẽ đảm bảo tính nghiêm minh trong thực thi.

Số lượng phân bón được cấp phép gấp 3 lần nhu cầu

Số lượng sản phẩm phân bón vô cơ được tiếp nhận từ Bộ Công thương để quản lý là 13.243 sản phẩm, trong đó từ 1-1-2017 đến nay tăng 7.840 sản phẩm. Cơ sở sản xuất phân bón được tiếp nhận để quản lý là 554 cơ sở sản xuất.

Như vậy, số lượng sản phẩm được lưu hành là hơn 14000 sản phẩm, và 706 nhà máy, trong đó sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm 5,3%, chưa kể số lượng phân bón được các sở công thương tiếp tục công bố hợp quy vẫn đang được gửi về.

Công suất sản xuất với phân vô cơ là 26,5 triệu tấn, phân hữu cơ là 2,5 triệu tấn và nhập khẩu là 4 triệu tấn.

Như vậy, tổng lượng phân bón trên thị trường là 33 triệu tấn, gấp hơn 3 lần so với nhu cầu (chỉ 10 - 11 triệu tấn).

Dư thừa phân bón lớn gây nên hệ lụy phân bón giả, kém chất lượng tràn lan và người dân khó nhận biết và chọn lựa sản phẩm trong quá trình sản xuất.

N.An (Báo Tuổi Trẻ)
>

Trang trại tía tô 700 đồng một lá xuất đi Nhật (Video)

Lá tía tô để xuất khẩu phải đảm bảo đúng 3 kích thước, được phân loại và đưa vào kho lạnh trong vòng 2 tiếng sau khi hái. 

Trang trại trồng lá tía tô xuất khẩu của Công ty cổ phần May Hồ Gươm. Ảnh: Anh Tú.

Tía tô có màu xanh được trồng tại trang trại của Công ty cổ phần Tập đoàn May Hồ Gươm ở Lương Tài, Bắc Ninh đang được xuất khẩu đi Nhật Bản với giá 500-700 đồng mỗi lá. Loại lá này bắt đầu cho thu hoạch sau một tháng gieo trồng trong nhà kính với nhiệt độ luôn duy trì từ 33 đến 35 độ C. Tuy nhiên, trên một cây tía tô, không phải chiếc lá nào cũng đủ điều kiện xuất khẩu. 

Theo các chuyên gia Nhật Bản đang làm việc tại trang trại, lá xuất khẩu được là lá từ thứ 7 trở lên của cây, nhưng phải đảm bảo kích cỡ 6-8cm. Còn những chiếc lá già, quá lứa trước đó đều bị hái bỏ đi. Sau khi thu hoạch, vài ngày sau, lá non phát triển thêm đạt kích cỡ như yêu cầu để xuất khẩu thì mới được hái tiếp. Lá tía tô đủ tiêu chuẩn xuất khẩu phải không rách nát. Người công nhân khi hái cũng không được để móng tay dài nhằm tránh rách lá.  

Chỉ trong vòng 2 tiếng sau khi hái, lá tía tô được đưa vào phòng lạnh để phân loại. Công nhân làm việc trong phòng lạnh phải tuân thủ quy trình làm việc nghiêm ngặt từ việc mặc đồng phục, đi dép vô trùng cho đến rửa tay bằng nước sát trùng, giữ vệ sinh... 

Lá tía tô được phân loại theo 3 kích cỡ bằng cách chọn lọc thủ công, cột 10 lá thành một và xếp vào thùng. Mỗi thùng có 11.000 lá nặng khoảng 45kg, trước khi đưa vào nhà lạnh để bảo quản sẽ được công nhân ở khâu tiếp theo rà soát từng lá thêm một lần nữa để đảm bảo lá đều, không rách. Sau 5 tiếng được đặt trong nhà lạnh ở nhiệt độ 10 độ C, lá trở nên cứng, giữ được độ tươi và chuyển đến Nhật qua đường hàng không. Thông thường, các lá tía tô mất khoảng thời gian từ khi rời cây đến các bàn ăn của người Nhật là khoảng hơn 24 giờ đồng hồ. 

Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Bằng, Giám đốc dự án cho biết, đó chỉ là một trong những khâu chọn lọc cuối cùng của quá trình thu hoạch lá tía tô để xuất khẩu. Trước đó, quy trình khảo sát nguồn nước, làm đất, chọn giống, gieo giống... cũng được tiến hành một cách kỹ lưỡng và mất nhiều thời gian theo yêu cầu của chuyên gia Nhật. 

Quy trình trồng tía tô xanh luôn phải được đảm bảo nghiêm ngặt với giống cây nhập khẩu hoàn toàn từ Nhật Bản, đất được xới tơi bằng tay, tưới nước bằng hệ thống phun sương, dùng đèn chiếu sáng để đảm bảo nhiệt độ và có hệ thống quạt thông gió bên trong nhà kính....  

Khu đất được May Hồ Gươm dùng để xây dựng trang trại là đất bỏ hoang đã gần chục năm nay. Khi mới triển khai, đất được cày lên, phơi khô rồi dựng nhà kính. Xong công đoạn này, doanh nghiệp vẫn chưa được tiến hành gieo trồng ngay mà phải đóng nhà kính lại trong một tuần vào thời tiết nắng nóng để tiêu diệt cỏ dại, côn trùng.

"Sau một tuần đó, công nhân mới đi nhặt cỏ, phay đất nhỏ và đem phân hữu cơ ủ mục trộn với đất trước khi trồng phun thuốc để diệt côn trùng. Các loại thuốc được sử dụng không có độc tố mạnh nên có thể một lần không xử lý được hoàn toàn các loại côn trùng", ông Bằng nói, đồng thời cho hay, mọi công đoạn chăm bón sau khi gieo trồng đều thuận theo tự nhiên như trang trại nuôi gà để bắt sâu, dùng đèn để bắt côn trùng, ruồi, muỗi... 

"Việc chăm sóc cần hạn chế tối đa sử dụng hóa chất, hoặc nếu có cũng chỉ là những loại không có độc tố cao và dưới sự chỉ đạo, giám sát của 4 chuyên gia Nhật đang làm việc tại trang trại", ông Bằng cho biết. 

May Hồ Gươm xây dựng trang trại trồng lá tía tô ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trên diện tích 11,3 ha, với tổng vốn khoảng 150 tỷ đồng được triển khai từ giữa năm 2016. Trong đó, bên cạnh 8,2ha nhà kính còn có các  công trình phụ trợ khác, như nhà xưởng, ao hồ, đường đi, cây xanh… 

Theo tính toán, nếu áp dụng đúng theo quy trình này thì một hécta trồng tía tô sẽ cho thu hoạch khoảng 17-18 triệu lá, doanh thu tầm 2,5 tỷ đồng. Ông Bằng cho biết, hiện mỗi ngày trung bình trang trại cho thu hoạch khoảng 100.000 lá (khoảng 45kg) đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Nhật.

Hiện nay, công ty mới đưa vào thu hoạch khoảng một phần tư trang trại và vẫn đang tiến hành gieo trồng những diện tích còn lại. Cũng theo ông, ở những dự án đầu tư nông nghiệp, không thể tính toán lợi nhuận trong 1-2 nămđược mà phải tính vòng đời 10 năm trở mới có thể xem xét đến hiệu quả. 

Tuy nhiên, ông cũng chia sẻ, một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay không phải là kỹ thuật mà là vấn đề lao động.

"Để đào tạo được lao động, đặc biệt là nông nghiệp thuần túy sang lao động công nghệ cao, từ thay đổi tư duy, nhận thức cho đến thao tác... mất rất nhiều thời gian. Như vừa rồi là vụ gặt, một loạt lao động nghỉ khiến chúng tôi không kịp xoay sở", ông Bằng cho hay. 


Ngọc Tuyên - Anh Tú (vnexpress)
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

Tin tức nông nghiệp, thị trường nông sản, kỹ thuật nông nghiệp, việc làm nông nghiệp

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video