BỆNH HÉO XANH CÀ CHUA


Tên khoa học: Pseudomonas solanacearumHọ: PseudomonadaceaBộ: Pseudomonadales 

1. Triệu chứng

- Đặc điểm của bệnh là cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh. Quan sát rễ cây và thân cây phần trong bị sũng nước, sau đó chuyển sang màu nâu. Nếu cắt đoạn thân cây bệnh để vào trong cốc nước, chúng ta sẽ thấy những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra.

- Cây nhiễm bệnh biểu hiện ban đầu là các lá ngọn héo xanh rũ xuống, về sau các lá phía gốc tiếp tục héo xanh cụp xuống, cuối cùng dẫn tới toàn cây héo rũ tái xanh, gãy gục xuống và chết.

- Hiện tượng héo xanh ban đầu xảy ra có thể ở một cành, thân hoặc một nhánh về một phía của cây cà chua, sau đó dẫn tới toàn cây héo xanh rũ xuống. Quan sát những cây nhiễm bệnh thường thấy ở phần phía gốc sát mặt đất vỏ thân sù sì đó là nét triệu chứng đặc trưng của cây cà chua khi bị bệnh héo xanh vi khuẩn.

2. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:
Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Hay còn gọi Ralstonia solanacearum.  Vi khuẩn hình gậy 0,5 × 1,5 µm, háo khí, chuyển động có lông roi (1 - 3) ở đầu. Nhuộm gram âm. Trên môi trường Kelman (1954) khuẩn lạc màu trắng kem nhẵn bóng, nhờn (vi khuẩn có tính độc gây bệnh). Nếu khuẩn lạc chuyển sang màu nâu, nhăn nheo là isolate vi khuẩn mất tính độc. Để phát hiện dòng vi khuẩn có tính độc thường dùng môi trường chọn lọc TZC. Trên môi trường này isolate vi khuẩn có tính độc sẽ có khuẩn lạc ở giữa màu hồng, rìa trắng. Vi khuẩn phát triển thích hợp ở pH 7-7,2. Nhiệt độ thích hợp 24-37oC. Nhiệt độ gây chết 52oC. Đây là vi khuẩn đa thực: hại trên 200 loài cây trồng. 
Vi khuẩn xâm nhiễm vào rễ, thân cuống lá qua các vết thương cơ giới do nhổ cây giống đem về trồng (cà chua) do côn trùng hoặc tuyến trùng tạo ra, do chăm sóc vun trồng…Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào qua các lỗ hở tự nhiên, qua bì khổng trên củ (khoai tây). Sau khi đã xâm nhập vào rễ lan tới các bó mạch dẫn xylem, sinh sản phát triển ở trong đó. Sản sinh ra các men pectinaza và cellulaza để phân huỷ mô, sinh ra các độc tố ở dạng exopolysaccarit (EPS) và lipopolysacrit (LPS) vít tắc mạch dẫn cản trở sự vận chuyển nước và nhựa trong cây, dẫn tới cây héo nhanh chóng. 
- Bệnh lan truyền từ cây này sang cây khác trên đồng ruộng nhờ nước tưới, nước mưa, gió bụi, đất bám dính ở các dụng cụ dùng để vun sới, chăm sóc cây. Vai trò của tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne incognita và các loài tuyến trùng khác hoạt động ở trong đất, tạo vết thương cho vi khuẩn lan truyền, lây bệnh hỗn hợp rất đáng chú ý để ngăn ngừa.

- Bệnh xuất hiện gây hại ở cả giai đoạn vườn ươm cây con và ở ruộng trồng ngoài sản xuất, gây hại nặng khi cây cà chua đã lớn, nhất là giai đoạn ra nụ - hoa đến hình thành quả non - quả già thu hoạch. Ở giai đoạn cây con nhiễm bệnh thường làm toàn bộ lá héo rũ nhanh chóng, lá héo xanh gục xuống, cây chết xanh.
- Bệnh phát triển mạnh và nhanh trong điều kiện nhiệt độ cao, mưa gió, nhất là ở trên đất cát pha, thịt nhẹ hoặc đất đã nhiễm vi khuẩn, trồng các giống mẫn cảm từ trước. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát sinh phát triển của bệnh. Nhiệt độ thích hợp nhất là 24 – 370C, ẩm độ cao, tưới nhiều, tưới ngập rãnh đều là điều kiện tốt cho bệnh xâm nhiễm phát triển mạnh, lan truyền dễ dàng.
- Đất khô ải hoặc ngâm nước dài ngày (luân canh lúa nước), bón phân đạm hữu cơ, phân hoai mục với lượng cao (thâm canh) đều có khả năng làm giảm bệnh.
Nguồn bệnh vi khuẩn đầu tiên lưu truyền qua vụ qua năm là đất, tàn dư cây bệnh và củ giống (khoai tây). Ở trong đất vi khuẩn có thể bảo tồn sức sống lâu dài tới 5 - 6 năm hoặc 6 - 7 tháng tuỳ thuộc vào ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, loại đất, các yếu tố sinh vật và các yếu tố khác.
- Đối với cà chua, hầu như các giống trồng trong sản xuất của nước ta đều nhiễm.


3. Biện pháp phòng trừ
- Dùng giống kháng Vimina 1, 2, 3 là các giống chuyên dùng cho gốc ghép kháng bệnh héo rũ vi khuẩn hại cà chua.
- Vệ sịnh sạch sẽ cây ký chủ phụ là cỏ dại xung quanh ruộng. Chú ý các dòng nước chảy khi mưa từ các ruộng khác có trồng cà chua hoặc từ ruộng đã nhiễm bệnh. Luôn luôn thu gom tiêu hủy các cây bệnh trên ruộng, sau khi thu hoạch cần thu gom tàn dư cây trồng ngay. Không để cây bệnh tồn tại trên ruộng là nguồn lây nhiễm bệnh cho vụ sau.
- Công tác tỉa cành bấm ngọn phải chú ý dụng cụ như dao, kéo cần thiết phải khử trùng liên tục nếu trên ruộng đã xuất hiện bệnh.
- Cần sử dụng nguồn nước tưới không ô nhiễm nguồn bệnh, sẽ rất nguy hiểm nếu các nguồn nước bị nhiễm bởi những tàn dư cây bệnh của những nông dân khác cho xuống mương hoặc để ở đầu bờ, ngâm nước.
- Tăng cường nguồn phân hữu cơ cho cây khỏe (có thể dùng phân chuồng hoai mục) để tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.
- Không trồng cà chua trên đất đã bị nhiễm bệnh nặng.
- Luân canh với cây trồng khác họ (nhất là lúa nước).
- Ngoài các biện pháp như trên, nông dân có thể bổ sung thêm vào vùng rễ một lượng nấm đối kháng Trichodecma hay nấm cộng sinh Mycorrhiza có trong sản phẩm EMZ-USA ngay sau trồng nhằm ức chế, cạnh tranh và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh héo xanh. Trước khi trồng nên nhúng rễ cây con vào dung dịch nấm đối kháng hay nấm cộng sinh…
- Sử dụng thuốc gốc đồng để phòng trừ bệnh như: Oxytetracycline 50g/kg + Streptomycin 50 g/kg (Miksabe 100WP); Copper Oxychloride + Streptomycin sulfate + Zinc sulfate (PN - balacide 32WP); Gentamicin Sulfate 2% + Oxytetracycline Hydrochloride 6% (Avalon 8WP); ….


Ngoài ra, nếu bà con cần thêm thông tin để phòng trừ bệnh héo xanh cà chua một cách hiệu quả có thể trao đổi thêm với kỹ sư Hoàng qua số điện thoại 0913544186
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video