Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái

Lợn nhà tôi đã đẻ được 4-5 ngày thì ở tử cung bị chảy ra máu, mệt mỏi, bỏ ăn. Hỏi các chuyên gia cho tôi biết nguyên nhân ra sao và cách khắc phục? - Nguyễn Thị Tuyết


Căn cứ vào triệu chứng nêu và giai đoạn của lợn thì lợn nhà chị khả năng bị mắc bệnh viêm tử cung. Bệnh này là một bệnh sinh sản thường gặp trong chăn nuôi lợn nái, thường xảy ra ở giai đoạn sau khi sinh, đặc biệt xảy ra nhiều trên là trên giống lợn nái ngoại sau đó đến lợn nái lai, thấp nhất ở các giống lợn nội. Lợn bị bệnh còn có những biểu hiện như mệt mỏi, sốt, bỏ ăn, mất sữa, có thể kế phát sang viêm vú.

Nguyên nhân mắc bệnh

Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân như:

- Can thiệp không đúng kỹ thuật khi lợn đẻ khó; lợn bị nhiễm trùng từ chuồng trại do chuồng trại kém vệ sinh.

- Tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu trong khẩu phần thức ăn bị thiếu vitamin A,D,E gây khô niêm mạc, dễ xây xước, nhiễm khuẩn.

- Cơ quan sinh dục ngoài bẩn.

- Lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp.

- Bệnh xảy ra do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát, hoặc không sạch đã đưa các vi khuẩn gây nhiễm vào bộ phận sinh dục.

Phòng bệnh:

Để phòng bệnh cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn nái khi mang thai và sau sinh, tiến hành can thiệp hỗ trợ lợn đẻ đúng kỹ thuật, tiến hành thụt rửa tử cung cho lợn bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch thụt rửa tử cung.

Sau khi sinh 2h, có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau để tiêm cho lợn để phòng viêm tử cung do nhiễm khuẩn như: MARPHAMOX-GEN LA; MARPHAMOX-LA; CEPTYL-NEW; AMPICOLIS T. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Cho lợn uống điện giải và Glucose giúp tăng cường giải độc, giảm xuất huyết, nâng cao sức đề kháng và miễn dịch.

Thường xuyên bổ sung ADE-MIX vào khẩu phần thức ăn, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh, giúp tăng tái tạo tế bào niêm mạc, giảm lão hóa, giảm xây xước và viêm nhiễm, phòng chống hiện tượng bại liệt sau khi sinh, lợn con còi xương.

Điều trị:

Theo triệu chứng chị nêu thì lợn nhà chị bị viêm tử cung sâu và dịch chảy ra có máu nên không được thụt rửa, tránh trường hợp viêm ngược và tắc ống dẫn trứng.

Trong trường hợp này có thể dùng:

- PG-F2α hoặc oxytoxin tiêm, giúp đẩy dịch viêm ra ngoài

- Tiêm các loại thuốc kháng viêm hạ sốt.

- Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau để chống nhiễm khuẩn: CEFANEW-LA; MARPHAMOX-LA; AMPICOLIS T. Liều lượng và đường đưa thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Theo TTKNQG
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video