Người dân Hưng Yên khốn khổ kêu cứu vì giá cà chua rớt thảm

Chưa bao giờ người dân trồng cà chua lại rơi vào tình cảnh điêu đứng như năm nay, khi cà chua liên tục bị rớt giá. Hiện cà chua được bán với mức giá không quá 3.000 đồng/kg, thậm chí vào thời điểm rộ, cà chua còn bị ép giá xuống mức 1.000 đồng/kg. Nhiều hộ nông dân chán nản không thu hoạch, bỏ ruộng cà chua chín thối ngoài đồng hoặc hái cà chua về cho gia súc ăn.

Giá cà chua rớt thảm khiến người dân đứng ngồi không yên vì không biết bán cà chua cho ai. (Ảnh: Thanh Tâm/Vietnam+)

Cà chua rớt giá

Trong tình cảnh "đứng ngồi không yên," những ngày gần đây nhiều hộ trồng cà chua tại thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên vẫn loay hoay tìm đầu ra cho những ruộng cà chua đang chín rộ ngoài đồng không có người thu mua.

Giá cà chua tại đây chỉ dao động từ 1.000-3.000 đồng/kg. Song với mức giá rẻ này, sản phẩm cà chua vẫn trong tình trạng ế ẩm vắng bóng người mua.

Chị Trần Thị Huyền, nông dân trồng cà chua tại thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên cho biết, nhà chị trồng hơn 2 sào cà chua, riêng tiền chi phí đầu tư đã mất khoảng 4 triệu đồng chưa kể tiền công và phân bón. Song đến thời điểm hiện tại, cà chua bán ra chưa đủ để chị gỡ lại số tiền vốn bỏ ra.

“Chưa bao giờ giá cà chua rớt thảm như năm nay. Giá cà chua quá rẻ bán không ai mua. Mỗi buổi chợ bán được một thùng khoảng 30-40kg cà chua, nếu được giá 2.000 đồng/kg thì cũng mới được khoảng 60.000-80.000 đồng/thùng, trong khi đó phải mất một nửa ngày hái cà và nửa ngày đi bán ở chợ, chưa kể xăng xe và các chi phí khác. Đấy là còn bán được hết, còn có hôm rao khắp chợ chả ai mua lại đem về cho lợn ăn. Chán chả ai muốn thu hoạch cà chua đi bán,” chị Huyền thở dài nói.

Cũng mất ăn mất ngủ vì giá cà chua xuống quá thấp như hiện nay, chị Phạm Thị Như, nông dân trồng cà chua tại thôn Tính Ninh, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên cũng chia sẻ, mức giá cà chua bán ra rẻ quá nên nhà chị cũng định phá ruộng cà chua để chuyển sang trồng cây màu khác có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, vì tiếc công trồng và vốn đầu tư nên giờ chị vẫn đang cố bán gỡ gạc lại tiền vốn chứ không mong có lãi.

“Cà chua rẻ như cho, khắp chợ đâu đâu giá cũng rẻ, cả làng nhà nào cũng trồng cà chua nên có cho cũng chả ai thèm lấy. Chưa bao giờ giá cà chua lại hạ và khó bán như năm nay. Nhà tôi đầu tư hết 5-6 triệu đồng tiền vốn nhưng đến giờ vẫn chưa thu được đồng lãi nào. Vẫn cái đà này thì năm nay có khả năng lỗ vốn,” chị Phạm Thị Như ngán ngẩm nói.

Mỗi ngày bán được một thùng khoảng 30-40 kg cà chua người dân cũng chỉ được khoảng 60.000-80.000 đồng/thùng. (Ảnh: Thanh Tâm/Vietnam+)

Các hộ dân trồng cà chua tại đây ​ngày đêm trông mong giá cà chua nhích lên để có thêm chút thu nhập hòng thoát lỗ. Tuy nhiên, hiện trên thị trường vẫn chưa có dấu hiệu của việc gia tăng giá bán khi nguồn cung vẫn đang ở mức vượt xa cầu như hiện nay.

Dân trồng cà chua kêu cứu

So với những năm trước, cũng có thời điểm cà chua chín rộ giá rẻ, tuy nhiên chưa bao giờ giá lại xuống chạm đáy như năm nay. Năm ngoái, thời điểm giá rẻ nhất cà chua vẫn được bán khoảng 4.000 đồng/kg, còn năm nay chỉ bằng nửa giá của năm trước.

Khốn khổ vì việc tìm đầu ra cho sản phẩm cà chua, anh Trần Văn An thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên thậm chí còn cầu cứu người thân tận Đắk Lắk nhập vào bán hộ.

“Có người nhà ở Đắk Lắk nên tôi cũng nhờ bán hộ cà chua. Tuy nhiên, mình cũng chỉ bán với giá 2.000-3.000 đồng/kg, còn lại mọi chi phí tàu xe thì bên kia họ sẽ chịu. Cũng là người nhà họ mới nhận bán giúp chứ không với giá cước 4.000 đồng/kg gấp đôi cân cà chua, thì chả biết bán ra còn được đồng lời nào không. Còn ở đây, giờ dân bán được chừng nào hay chừng đó, không cũng bỏ đi vì cà chín mà gặp mưa rất dễ bị nứt quả và hỏng,”anh An tặc lưỡi nói.

Lý giải nguyên nhân của việc giá thấp, các nông dân cho biết, năm nay thời tiết tương đối thuận lợi cho cây cà chua phát triển, nắng ấm kéo dài, ít mưa, ít rét do đó cà chua rất được mùa sai quả và không tốn nhiều công chăm sóc, cũng không cần đến nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Bên cạnh đó, nhiều bà con cũng mở rộng diện tích trồng nên dẫn đến sản lượng gia tăng mạnh khiến chênh lệch cung-cầu và giá giảm.

Giải "bài toán được mùa rớt giá" 

Ông Phạm Văn Thụy, Chủ tịch xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên cũng cho hay, mùa cà chua này nhiều hộ nông dân bị thất thu do giá thấp. Xã Trung Nghĩa cũng là một trong những vùng có quy hoạch trồng rau an toàn của địa phương, tuy nhiên thời điểm tháng 8/2016 do ảnh hưởng của cơn bão số 2 nên nhiều ruộng rau mất trắng, sau đó nhiều người dân đã tiến hành gieo trồng lại ồ ạt nên dẫn đến tình trạng dư cung và ​chín rộ cùng lúc.

“Mọi năm, nếu thời tiết thuận lợi thì việc luân phiên, xen canh, gối vụ sẽ diễn ra theo đúng quy trình và thời điểm, tuy nhiên năm nay do ảnh hưởng của mưa bão nên bà con bị nhỡ vụ. Chính vì thế, cà chua chín đồng loạt vào một thời điểm khiến giá thành bị hạ thấp,” Chủ tịch Phạm Văn Thụy nói.

Chủ tịch Phạm Văn Thụy cũng bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ phía các đơn vị cơ quan cũng như các doanh nghiệp có thể thu mua cà chua cho bà con với mức giá ưu đãi, giải quyết lượng cà chua tồn đọng hiện nay.

Hiện trên các trang cộng đồng mạng xã hội, nhiều người cũng đứng ra kêu gọi thu mua cà chua với mức giá hỗ trợ người dân. Tuy nhiên, điều đáng nói đó là bao giờ câu chuyện nông sản được mùa, mất giá mới có được lời giải và lối phát triển mới?

Được biết, Đào Đặng là một trong hai khu vực của xã Trung Nghĩa trong vùng quy hoạch sản xuất nông sản an toàn của địa phương, tuy nhiên người dân nơi đây đang gặp không ít khó khăn để đưa nông sản của mình vươn ra thị trường rộng hơn.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Văn Thụy cho ​biết chính quyền địa phương cũng hết sức trăn trở tước tình trạng cà chua rớt giá khiến bà con thất thu trong mùa vụ năm nay.

"Trong thời gian tới xã cũng đã có đề án mở rộng và phát triển vùng rau an toàn trên địa bàn lên khoảng 30ha. Theo đó, chính quyền địa phương cũng tích cực kêu gọi các doanh nghiệp cùng tham gia, kết hợp với việc tư vấn hỗ trợ kỹ thuật và cơ cấu cây trồng cho bà con nông dân sản xuất quy mô, tạo sản phẩm chất lượng theo các tiêu chuẩn như VietGap... để nâng cao giá trị và có đầu ra ổn định hơn," Chủ tịch Phạm Văn Thụy nói./.

Tâm Uyên Lan (Vietnam+)
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

Lưu trữ

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video