1. Đặc điểm bệnh:
- Bệnh thường xảy ra ở vịt con từ 3 đến 15 ngày tuổi, nhất là ở những đàn vịt tập cho ăn mồi sớm.
- Vi khuẩn E .coli xâm nhập vào cơ thể vịt qua thức ăn, nước uống, ngay trong đường ruột vịt đã có sẳn vi khuẩn khi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém, chuồng trại kém vệ sinh, thời tiết thay đổi làm cho vịt suy yếu, vi khuẩn E .coli sẽ phát triển nhanh và gây bệnh.
2. Triệu chứng cơ bản:
- Vịt rút cổ, xù lông, lim dim mắt.
- Tiêu chảy phân trắng loãng, hậu môn dính phân; trước khi chết nhiều con có triệu chứng co giật, ngoẹo cổ.
3. Bệnh tích:
- Gan sưng xuất huyết.
- Túi khí có những ổ viêm nhỏ màu vàng đục nằm rãi rác.
- Niêm mạc ruột sưng đỏ, chứa phân trắng lợn cợn.
4. Phòng bệnh:
- Chuồng trại khô, sạch, ấm, thoáng.
- Vịt con trên 7 ngày mới tập cho ăn mồi.
- Trộn một số loại kháng sinh cho vịt ăn hoặc uống từ 3 đến 5 ngày liên tục sau khi mua về và lập lại sau 7 ngày. Sử dụng một số thuốc chứa AMPI - COLI; FLUMEQUINE; men vi sinh… bồi dưỡng VITAMINE, ELECTROLYTES. Đồng thời có thể sử dụng phương pháp pha nước MD BETA 1ml + MD ELECTROLYTES 2g + MD REDNALGIN 1 ml / 1 lít nước cho vịt uống 3 ngày liên tục .
5. Trị bệnh:
Sử dụng thuốc có thành phần AMPI – COLI; FLUCOMUTIN;… và kèm theo thuốc bồi dưỡng VITAMINE, điều trị theo hướng dẫn trên nhãn thuốc của nhà sản xuất. Hoặc thực hiện phương pháp pha nước cho uống, ngày 2-3 lần x 3-5 ngày liên tục MD COLISTIN 2ml + MD BETA 2ml + MD NAPOLI 1ml + MD ELECTROLYTES 2g /1 lít nước . Sau khi đàn vịt khỏe nên pha nước cho uống, ngày 1 lần ( trong 2h ) x 5 ngày cho 50 vịt con : MD HEMATOMIN 2ml + MD CALCIMILK 2ml + MD REDMIN 1ml + MD TOCSEL 1ml/ 1 lít nước.
Nguồn: Dự án phát triển chăn nuôi Thủy cầm an toàn sinh học