Những điều cần lưu ý trong sản xuất rau thủy canh

Phương pháp thủy canh rau hiện đang được người dân Đà Lạt và một số vùng phụ cận tiếp thu và áp dụng ngày càng phổ biến. Trong thực tế, không ít người chưa hiểu hết các biện pháp thủy canh nên đã phải tốn nhiều chi phí nhưng hiệu quả mang lại không cao. Để giúp người dân Đà Lạt và vùng phụ cận nâng cao hiệu quả cách làm rau thủy canh, mới đây, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã nghiên cứu và đưa ra một số vấn đề cần lưu ý về phương pháp thủy canh cây rau.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát (thứ hai, bên phải sang) tham quan mô hình trồng rau thủy canh ở Lâm Đồng

Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng. Dinh dưỡng trong thủy canh của Việt Nam hiện đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Thủy canh được xem là một kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến trên thế giới, được hình thành từ đặc tính thực vật và nhu cầu của con người trong thời đại hiện nay. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm thỏa mãn nhu cầu rau sạch của con người, đặc biệt là đối với những người sống ở thành phố - nơi có ít đất để sản xuất nông nghiệp; đồng thời còn là thú vui tiêu khiển của con người (canh tác rau thủy canh cũng giống như chơi cây cảnh). Một vài ưu điểm của phương pháp làm rau thủy canh đã được đúc rút: Không phải làm đất, không có cỏ dại; trồng được nhiều vụ, có thể trái vụ, không cần tưới; không phải dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh, phòng trừ cỏ dại; năng suất cao hơn so với lối canh tác bình thường; sản phẩm hoàn toàn đồng sạch; không tích lũy độc tố, không gây ô nhiễm môi trường; người già yếu và cả trẻ em đều có thể tham gia.

Theo KS Hoài Nam (Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng), người dân Đà Lạt và vùng phụ cận hiện đã tiếp cận được với phương pháp thủy canh rau và đã áp dụng hiệu quả cao trong thực tế. Và, để phương pháp này mang lại kết quả tốt hơn, cũng theo KS Hoài Nam, cần lưu ý hai nội dung lớn trong áp dụng vào thực tế canh tác rau thủy canh là giá thể trồng cây và dinh dưỡng cho cây trồng.

Về giá thể, trước hết, giá thể phải đạt được các tiêu chí: Tạo độ thông thoáng cho bộ rễ của cây phát triển thuận lợi; đóng vai trò như một hệ thống dẫn nước và dinh dưỡng đến bộ rễ; đảm bảo sạch bệnh, không có nguồn nấm bệnh lây nhiễm. Hiện có rất nhiều loại giá thể được sử dụng tại Đà Lạt (tùy theo điều kiện về kinh tế, hệ thống tưới, loại cây trồng...) nhưng nhìn chung có 2 nhóm chính. Nhóm thứ nhất là giá thể nhân tạo: Đá bọt nhân tạo, sợi đá, hạt sét nhân tạo, đá chân trâu, mốp xốp... Nhóm thứ hai là giá thể có nguồn gốc tự nhiên: Bã mía, mùn cưa, vỏ trấu, vỏ bào, than bùn, vỏ cây, mụn dừa, xơ dừa, vỏ lạc, đá bọt núi lửa, cát, sỏi... Trong các loại giá thể có nguồn gốc tự nhiên thì các loại giá thể mụn dừa, xơ dừa, vỏ lạc, vỏ trấu và bã mía được sử dụng phổ biến ở Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung; trong đó, các loại mụn dừa, xơ dừa, vỏ trấu và vỏ lạc được sử dụng phổ biến hơn vì chúng thích hợp với nhiều loại cây trồng nhờ ở khả năng giữ ẩm và độ thoáng khí. 

Về dinh dưỡng, nguyên tắc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng thủy canh cũng giống như phân bón cho cây trồng theo phương pháp canh tác truyền thống. Kỹ sư Hoài Nam (Chi cục BVTV Lâm Đồng) cho biết: Vai trò của dinh dưỡng đối với cây trồng là vấn đề vô cùng quan trọng. Dung dịch dinh dưỡng thủy canh phải chứa đầy đủ các nguyên tố cần thiết mà cây trồng bình thường có thể có được từ đất. Sử dụng dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ sẽ giúp nâng cao năng suất cây trồng và còn có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế. Vì vậy, với kỹ thuật trồng cây không đất, vấn đề quản lý và sử dụng dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, cần phải cung cấp cân đối và đầy đủ các nguyên tố cần thiết. Có tất cả 16 nguyên tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng; được chia thành hai nhóm: Nhóm đa lượng là những nguyên tố được cây sử dụng nhiều (như nitơ, phốt pho, kali, canxi, manhê, lưu huỳnh...) và nhóm vi lượng là những nguyên tố mà cây sử dụng ít hơn (như sắt, đồng, kẽm, clo, molypden, mangan...). Cùng với vai trò của dinh dưỡng thì nguồn dinh dưỡng cũng là một vấn đề mà bất kỳ người trồng rau thủy canh nào cũng phải quan tâm. Theo kỹ sư Hoài Nam, hiện có rất nhiều loại hóa chất có thể sử dụng để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng theo kiểu thủy canh. Tuy nhiên, để chọn được loại hóa chất phù hợp, người trồng rau thủy canh ở Đà Lạt nói riêng và người canh tác cây trồng theo phương pháp thủy canh nói chung cần chú ý về vấn đề giá cả, khả năng hòa tan trong nước, khả năng cung cấp nhiều nguyên tố, tính tiện lợi... của các loại hóa chất; đồng thời cũng chú ý đến các chất gây độc, gây ô nhiễm... của hóa chất khi cung cấp cho cây trồng thủy canh, nhất là rau thủy canh.

Khắc Dũng/ Báo Lâm Đồng
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

Lưu trữ

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video