Hiện nay, tỷ lệ sống khi ương cá tra từ bột lên hương thường chỉ đạt trung bình từ 10 - 15%. Tìm ra nguyên nhân và có biện pháp để nâng cao tỷ lệ sống khi ương cá tra sẽ giúp giải quyết vấn đề này.
Nguyên nhân
1. Cải tạo ao
Khi cải tạo ao, người nuôi không thực hiện quy trình gây màu nước tạo thức ăn tự nhiên là luân trùng hoặc trứng nước - là khâu đầu tiên trong chuỗi thức ăn của cá tra. Do cá bột khi hết noãn hoàn thì tìm thức ăn tự nhiên để ăn, do môi trường mới cải tạo không có thức ăn hoặc người dân sử dụng thức ăn tự chế, thức ăn công nghiệp không phù hợp nên cá bị suy dinh dưỡng, cá ăn thịt lẫn nhau, dịch bệnh xảy ra và làm giảm tỷ lệ sống.
2. Quản lý môi trường
Khi thả cá bột để ương, người nuôi sử dụng thức ăn tự chế hoặc thức ăn công nghiệp quá nhiều trứng nước trong ao phát triển vượt mức cho phép, không quản lý kịp. Khi trứng nước nhiều sẽ cạnh tranh ôxy với cá tra bột làm cá thiếu ôxy ngộp và chết không rỏ nguyên nhân, nhất là giai đọan cá chưa phát triển hoàn chỉnh cơ quan thở khí trời.
Ao được thiết kế hệ thống sụt khí đáy ao
Biện pháp
1. Chuẩn bị ao:
Ao có điện tích 1.000 m2 trở lên, độ sâu 1,2 - 1,5 m.
Tát cạn, diệt cá tạp.
Sên vét bùn đáy ao.
Bón vôi: 7 - 10 kg/100 m2
Bố trí hệ thống sụt khí đáy ao.
Lấy nước vào ao từ từ qua lưới lọc từ 0,7 - 0,8 m.
Thả giống trứng nước gây thức ăn tự nhiên (Moina).
Tiến hành kiểm tra môi trường và thả cá bột, nên thả vào buổi sáng.
2. Mật độ:
Mật độ thả trung bình: 400 - 500 con/m2.
Sau 3 - 4 ngày thả cá bột, lấy nước vào ao tới mức phù hợp 1 - 1,2 m.
3. Thức ăn:
Cho cá ăn trứng nước sống và sạch trong 12 ngày đầu.
Trứng nước được rửa sạch bằng nước muối 5.
Lượng thức ăn cần cung cho cá bột theo thời gian.
4. Quản lý môi trường
Các chỉ tiêu môi trường cần kiểm soát:
+ O2, pH: ngày 2 lần
+ NH3, H2S: tuần/lần
Trong đó, hệ thống sụt khí đáy ao rất quan trọng, nó giúp giải phóng đi một phần lượng khí độc có từ đáy ao ra ngoài, giúp cho môi trường ao tương đối ổn định.
Phạm Hoàng Dũng (TT Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp)