Phòng trừ rầy chổng cánh

Vào mùa mưa, khi các họ cây có múi (cam, quýt, bưởi...) bắt đầu ra đọt non hoặc trổ bông, là lúc rầy chổng cánh xuất hiện và gây hại, đây được xem là đối tượng côn trùng gây hại nguy hiểm nhất trên cây có múi nói chung. Chúng là vật trung gian truyền vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh vàng lá Greening, một loại dịch bệnh nguy hiểm đã hủy hoại hàng loạt vườn cam, quýt, bưởi trong cả nước.

Vòng đời rầy chổng cánh

Rầy chổng cánh xuất hiện trên cây trồng khi có chồi non. (I.T)

Rầy chổng cánh có tên khoa học là Diaphorina citri Kuwayana, thuộc họ Psyllidae, bộ Homoptera. Rầy chổng cánh sinh trưởng và phát triển trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, rầy trưởng thành có thể tồn tại được ở nhiệt độ lạnh -40C và cả vùng khí hậu nóng và khô. Thân hình chúng rất nhỏ, thành trùng dài từ 2 - 3mm, ít bay nhảy, có cánh dài, màu xám đen với vệt trắng lớn chạy từ đầu đến cuối cánh, lúc đậu cánh và bụng nhô cao hơn khỏi đầu tạo thành một đường xiên 30 - 450C. Vòng đời của rầy chổng cánh từ 28 - 32 ngày, có thể có từ 12 - 14 thế hệ/năm. Chúng trưởng thành sau vũ hóa 4 - 5 ngày sẽ bắt cặp. Con cái đẻ khoảng 200 - 800 trứng vào ban ngày, thời gian ủ trứng từ 3 - 7 ngày, ấu trùng có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 18 - 25 ngày.  


Rầy chổng cánh xuất hiện trên cây trồng khi có chồi non, nếu ký chủ chính như cam, quít, bưởi... không có chồi non thì rầy di chuyển sang các ký chủ phụ như nguyệt quế, cần thăng để duy trì mật số. Chúng tạo mật độ cao vào đầu mùa mưa (từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 7 đến tháng 12 trong năm) là lúc cây ra lá non và trổ hoa.

Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác:

+ Loại bỏ nguồn bệnh ra khỏi vườn; thường xuyên thăm vườn, nếu phát hiện có cây nhiễm bệnh cần loại bỏ ra khỏi vườn ngay lập tức.

+ Trồng cây chắn gió xung quanh vườn để hạn chế sự tái xâm nhiễm của rầy chổng cánh từ nơi khác đến, vì gió cũng có ảnh hưởng đến sự phát tán và di chuyển của rầy trưởng thành; trồng xen ổi xá lỵ trong vườn trước khi trồng cam, quýt bưởi...  từ 2-6 tháng; trồng cây sạch bệnh, xử lý thuốc trước khi vận chuyển cây giống cũng như trồng cây ra vườn.

+ Tỉa cành và bón phân hợp lý để điều khiển các đọt non ra tập trung. Áp dụng các quy trình tỉa cành tạo tán theo kỹ thuật tiên tiến để cho cây được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.

+ Không nên trồng các loại cây hấp dẫn họ cam quýt như nguyệt quế, cần thăng, kim quýt gần vườn cây có múi.

+ Trồng cây thưa với khoảng cách (3 x 3m) đối với cam, quýt; (2,5 x 2,5m) đối với cây ổi, với tỷ lệ xen kẽ 1 cam: 1 ổi.

Biện pháp sinh học:

+ Tạo điều kiện cho thiên địch trong vườn phát triển như kiến vàng, các loại ong ký sinh, ấu trùng bọ rùa, ấu trùng bọ cánh lưới, ruồi ăn mồi. Ngoài ra còn có một số loài nhện hiện diện trong vườn cũng làm giảm mật số rầy chổng cánh đáng kể, trong đó có các họ Lilyphiidae, Therdiosomatidae, Thimisidae...

+ Phun dầu khoáng khi thấy đọt non ra dài từ 5mm – 10mm, khoảng 2% số cây trên vườn ra đọt non, mỗi đợt phun 2 lần, loại dầu khoáng có thể sử dụng là SK Espray 99EC theo liều lượng khuyến cáo. Lưu ý, trước khi phun dầu khoáng phải tưới nước cho vườn cây từ hôm trước.

+ Sử dụng các loại thuốc sinh học như Abamectin, Ebamectin, chất chiết xuất từ tỏi, dầu neem, nấm ký sinh, vi khuẩn Bacillus thuringiensis và các chất xua đuổi khác.

+ Dùng bẫy màu vàng để theo dõi rầy chổng cánh, mỗi vườn nên đặt ít nhất 5 bẫy để theo dõi (4 bẫy ở 4 gốc và 1 bẫy ở giữa vườn). Khi phát hiện rầy chổng cánh bay vào bẫy vàng thì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị.

Biện pháp hóa học:

+ Tưới thuốc lưu dẫn xung quanh gốc cây theo liều lượng khuyến cáo, như gốc Clothianidin, Thiamethoaxam, Imidacloprid.

Cách tưới: Dùng cào răng cưa, cào nhẹ lớp đất mặt xung quanh gốc cây, cách gốc 10cm, tới tầng rễ cám (rễ mềm); tưới thuốc BVTV xung lớp đất cào; ốp đất lại nơi vừa tưới.

+ Phun một số thuốc trừ rầy thông thường, lúc cây vừa ra đọt non.

Trồng xen ổi phòng rầy chổng cánh 

Chọn giống ổi: Ổi xá lỵ nghệ; nhân giống bằng chiết cành, ghép cành. 

Chọn giống cây cam quýt phải sạch bệnh. 

Trồng ổi trước 6 tháng và sau đó trồng cam quýt. 

Khoảng cách trồng ổi: 2,5 x 2,5m hoặc 3 x 3m. 

Khoảng cách trồng giống cam quýt 2,5 x 2,5m hoặc 3 x 3m; bưởi: 5 x 5m hoặc 6 x 6m. 

Chiều cao cây ổi thấp hơn cây cam quýt là 20 - 30cm. 

Vườn cây trồng xen phải thoát nước tốt. 

Thùy Dương (Trang Trại Việt) 
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video