Một hecta đất trồng chuối cho doanh thu gấp chục lần vốn ban đầu

Nhờ ứng dụng mô hình VietGAP cùng điều kiện tự nhiên thuận lợi, một ha đất trồng chuối tiêu hồng tại Hưng Yên cho doanh thu gấp cả chục lần vốn đầu tư ban đầu.
Chuối chuẩn bị được xếp vào thùng và đem ra thị trường
Chuối tiêu hồng được xếp ngay ngắn chuẩn bị đem tiêu thụ. Ảnh: Bizmedia.

Cụ thể, nếu bỏ ra 20 triệu đồng cho một hecta trồng chuối, bà con có thể thu về 350 triệu đồng trên một hecta mỗi năm. Hộ dân nào càng có nhiều diện tích đất trồng, sản lượng thu hoạch và doanh thu càng lớn.

Một trong những người tiên phong đưa giống chuối tiêu hồng về Khoái Châu, Hưng Yên là anh Phạm Năng Thành ở xã Đại Tập. Anh Thành cho biết, giống cây này dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai tại quê hương lại cho năng suất cao nên anh quyết định mở mô hình trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn.

Cuối năm 2014, anh Thành và bà con địa phương tận dụng 30 hecta đất nông nghiệp để trồng chuối theo mô hình VietGAP. Theo đó, các khâu từ chọn giống đến trồng, chăm sóc và đóng gói đều tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn này. Nhờ ứng dụng thành công kỹ thuật chăm sóc, mỗi ngày cơ sở sản xuất chuối của anh Thành xuất khẩu khoảng 20 tấn sang Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia..., chưa kể thị trường trong nước.

Hướng tới việc thiết lập thương hiệu chuối sạch, an toàn của quê hương, anh Thành luôn chú trọng tới mô hình trồng. Cụ thể, ở khâu chọn cây giống, anh áp dụng kỹ thuật trồng bằng phương pháp cấy mô tế bào. Ưu thế của phương pháp này là giúp cây chuối sạch bệnh, sinh trưởng tốt, tăng năng suất lên 20-30% so với cách trồng bằng cây con lấy từ gốc mẹ. Ngoài ra, chuối được trồng đan xen thành nhiều lô, giúp người dân địa phương thu hoạch quả quanh năm.

Cũng như anh Thành, các hộ nông dân ở đây đều ghi chép lại quá trình phát triển của cây nhằm theo dõi sát sao, đồng thời, kiểm soát lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Ví dụ, vào tháng 9, người trồng sẽ dừng hẳn việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tránh tồn dư lưu lượng hóa chất trong quả, đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn khi thu hoạch.

Chuối tiêu hông xanh: - ảnh: chuoi3t
Cận cảnh quả chuối tiêu hồng của người dân Khoái Châu, Hưng Yên. Ảnh: chuoi3t.

Trong quá trình chăm sóc, cứ 2 tháng, nhân công sẽ bón lót một lần, tưới tiêu đều đặn, nhổ cỏ dại để cây sinh trưởng tốt. Các loại phân hữu cơ như đỗ tương, ngô xay nhỏ hay tro bếp được sử dụng để cung cấp đạm, kali tự nhiên cho cây. Bên cạnh đó, anh Thành cũng đầu tư cho vườn chuối của mình hệ thống tưới tự động, giàn phun mưa và tận dụng nguồn nước giếng khoan sâu hơn 45 mét, không chứa chì hay sắt. Nguồn đất trồng cũng được kiểm tra để đảm bảo không nhiễm hóa chất độc hại.

Khi cây bắt đầu bói quả, người nông dân dùng túi chuyên dụng để bọc buồng chuối, tránh sâu bệnh, côn trùng tấn công và tạo hình đẹp cho các nải. Tới thời điểm thu hoạch, chuối thành phẩm được vận chuyển tới nhà xưởng để làm sạch và sát trùng bằng Cloramin B nhằm loại bỏ vi trùng, vi khuẩn. Cuối cùng, các công nhân tại nhà máy sẽ đóng gói và dán nhãn đầy đủ cho sản phẩm chuối tiêu hồng an toàn Khoái Châu.

Tháng 12/2015, Cục Sở hữu Trí tuệ ra quyết định số 70428/QĐ-SHTT cấp giấy chứng nhận cho nhãn hiệu "Chuối tiêu hồng Khoái Châu". Với chứng nhận này, sản phẩm chuối của địa phương không chỉ được nâng tầm giá trị mà quyền lợi hợp pháp của những hộ dân trồng và sản xuất chuối cũng được bảo đảm.

Hà Anh
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

Lưu trữ

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video