[Giá nông sản ngày 25/4] Giá cà phê, tiêu vẫn lao dốc, giá cao su duy trì đà phục hồi nhẹ

Phần lớn nông sản giảm giá trong hôm nay (25/4), trong đó giá cà phê, hồ tiêu tiếp tục lao dốc, giá cao su đã tìm thấy động lực phục hồi.
Cập nhật giá nông sản ngày 25/4.
Trên thị trường cà phê, giá trên hai sàn ICE tiếp tục giảm sâu. Trong đó, giá robusta vẫn tiếp tục lao dốc, mất thêm 3% sau phiên giảm mạnh nhất 6 năm vào cuối tuần trước. Như vậy, giá robusta đã lao dốc 3 phiên liên tiếp với mức giảm khoảng 11% và hiện đang ở đáy 7 tháng rưỡi.
Kết quả là, giá cà phê Tây Nguyên cũng bị điều chỉnh giảm tới 1.000 đồng/kg trong sáng nay, sau khi tăng nhẹ 100 – 200 đồng/kg trong ngày đầu tuần. Hiện tại, giá cà phê Tây Nguyên giao dịch trong khoảng 42.000 – 42.600 đồng/kg.
gia nong san ngay 254 gia ca phe tieu van lao doc gia cao su duy tri da phuc hoi nhe
Nguồn: giacaphe.com
Mức trừ lùi của giá cà phê giao tại cảng TP Hồ Chí Minh nới rộng ra 100 USD/tấn so với giá hợp đồng robusta giao tháng 7 trên sàn ICE London.
Trên sàn ICE New York, giá cà phê arabica cũng giảm hơn 0,7% trong phiên hôm qua và hiện đang lơ lửng trên đáy 10 tháng rưỡi.
Giới thương lái cho rằng, thị trường cà phê liên tục mất giá trong thời gian gần đây vốn dĩ là do làn sóng bán thanh lý arabica, khiến giá rớt khỏi ngưỡng hỗ trợ. “Sàn London bị bán tháo theo sàn New York vì các quỹ đầu tư đang dần từ bỏ cà phê. Hiện tại, các quỹ vẫn còn giữ khá nhiều vị thế dài hạn với cà phê và họ có thể sẽ bán tháo tiếp trong ngắn hạn,” một chuyên viên giao dịch cho biết.
Hơn nữa, nguồn cung robusta trên thị trường nguồn cung vật chất vẫn còn rất nhiều trong khi các doanh nghiệp rang xay dường như đã có đủ nguyên liệu. Vì vậy, thị trường không có áp lực mua vào.
“Thị trường đang trong trạng thái khá yên ắng. Người mua không muốn mua vì sợ giá sẽ xuống sâu hơn, còn người bán lại đang lỗ quá nhiều. Hơn nữa, nguồn cung tại các nước nhập khẩu cà phê hiện cũng đang rất dồi dào,” ông Jack Scoville, Phó chủ tịch tập đoàn Price Futures Group (Mỹ) nhận định.
Trên thị trường cao su, giá ghi nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp trước lo ngại nguồn cung sẽ bị thắt chặt khi ba nước sản xuất lớn, gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia, tính chuyện giảm xuất khẩu để ổn định giá.
Cụ thể vào lúc 12h10, giá cao su giao tháng 9 trên sàn TOCOM (Nhật Bản) tăng thêm 4,8 yen so với chốt phiên hôm qua lên 222 yên/kg. Tính đến sáng nay, giá cao su đã tăng 4 phiên liên tiếp nhưng với mức tăng rất hạn chế 9,3%.
gia nong san ngay 254 gia ca phe tieu van lao doc gia cao su duy tri da phuc hoi nhe
Nguồn: TOCOM
Đầu phiên giao dịch, giá cao su có xu hướng giảm trở lại khi USD lùi về ngưỡng 109 yen sau khi lên cao nhất hơn hai tuần ở 110,64 yen trong phiên giao dịch chính. Đến sáng nay, USD lại tăng nhẹ 0,1% so với yen lên 109,89 yen.
Yếu tố chính giúp giá cao su duy trì đà tăng trong phiên hôm nay là đồn đoán Thái Lan, Indonesia và Malaysia sẽ giảm xuất khẩu để ổn định giá sau khi mất tới hơn 42% chỉ trong gần 3 tháng.
Theo đó, để bình ổn giá cao su trong thời gian tới, ba nước đồng thuận sẽ tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa lên mức tối đa có thể. Khả năng giảm xuất khẩu cao su có thể được xem xét áp dụng nếu giá mặt hàng này tiếp tục diễn biến thất thường, ông Titus Suksaard, Tổng giám đốc Cơ quan Quản lý Ngành hàng cao su Thái Lan, cho biết vào ngày 23/4.
Hiện tại, tồn kho cao su thô tại các cảng Nhật Bản đã giảm 4,1% xuống còn 4,244 tấn tính đến ngày 10/4, Hiệp hội Thương mại cao su Nhật Bản cho biết.
Ngoài ra, đà phục hồi của giá cao su tại Thượng Hải cũng hỗ trợ một phần cho thị trường cao su Nhật Bản. Vào lúc 11h56, giá cao su giao tháng 9 trên sàn SHFE (Trung Quốc) tăng 190 nhân dân tệ lên 14.850 nhân dân tệ/tấn. Tuy nhiên, phần lớn giá hợp đồng cao su kỳ hạn tại đây vẫn chưa thể phục hồi về ngưỡng 15.000 nhân dân tệ.
Tuy nhiên xét về ngắn hạn, thị trường cao su vẫn chịu áp lực giảm lớn. Bởi, theo dự báo của giới chuyên gia, yen có thể sẽ tăng trở lại nếu căng thẳng địa chính trị tại Triều Tiên ngày càng gia tăng.
Hơn nữa, nguồn cung cao su tại Ấn Độ vẫn đang rất dồi dào. Theo số liệu của Ủy ban Quản lý Cao su Ấn Độ, sản lượng cao su thiên nhiên niên vụ 2016 – 2017 tăng 23% so với niên vụ trước lên 690.000 tấn, nhờ giá cả và năng suất đều tăng. Riêng sản lượng cao su thiên nhiên của tháng 3 tăng tới 66,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bắt đầu từ hôm nay, thị trường bắt đầu giao dịch hợp đồng giao tháng 10 sau khi khớp lệnh với hợp đồng giao tháng 4 vào hôm qua.
Trên thị trường hồ tiêu, giá tiêu đen giao ngay trên sàn Kochi (Ấn Độ) tiếp tục giảm sâu trong phiên 24/4 vì các kho trữ và doanh nghiệp bán lẻ giảm mua trong khi nhu cầu tiêu thụ của nước ngoài cũng suy yếu. Giá tiêu đen chốt phiên hôm qua theo đó giảm 5 rupee xuống còn 610 – 680 rupee/kg.
Cùng xu hướng, giá thu mua tại phần lớn các tỉnh sản xuất ở Việt Nam đều giảm thêm 2.000 – 3.000 đồng xuống 94.000 – 95.000 đồng/kg trong sáng nay. Riêng giá hồ tiêu tại Đồng Nai lại tăng 2.000 đồng lên 97.000 đồng/kg.
gia nong san ngay 254 gia ca phe tieu van lao doc gia cao su duy tri da phuc hoi nhe
Nguồn: tintaynguyen.com
Ngoài ra, giá phần lớn các nông sản khác cũng đồng loạt giảm nhẹ. Riêng giá gạo thô tăng 0,02% trong đầu phiên sáng nay.
gia nong san ngay 254 gia ca phe tieu van lao doc gia cao su duy tri da phuc hoi nhe
Bảng giá một số nông sản khác. (Thanh Tùng tổng hợp)
Thanh Tùng
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
>

Mặt trái của phân chuồng thô

Phân chuồng là một nguồn nguyên liệu tuyệt vời cho việc canh tác theo hướng hữu cơ. Nó cung cấp chất dinh dưỡng, chất mùn hữu cơ và kích thích các hoạt động của vi sinh vật trong đất để tạo nên độ phì nhiêu.
Tuy nhiên nếu sử dụng phân chuồng không đúng kỹ thuật hoặc sử dụng phân chuồng tươi chưa qua quá trình ủ hoai sẽ gây tác hại nhiều hơn là có tác dụng, chúng làm chất lượng nông sản, thực phẩm bị nhiễm độc, dinh dưỡng đất đai mất cân đối, vấn đề cỏ dại và sự ô nhiễm môi trường.


(Sử dụng phân chuồng không đúng kỹ thuật)
1. Mất cân đối dinh dưỡng
Việc sử dụng phân chuồng thô thường gây ra tình trạng mất cân đối dinh dưỡng trong đất canh tác. Những sự kiện gây nên tình trạng này có thể bao gồm:

a. Cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng
Khi bón phân chuồng tươi xuống đất, các vi sinh vật trong đất tập trung phân giải các chất hữu cơ trong phân chuồng, chuyển hóa phân tươi thành mùn. Để các vi sinh vật hoạt động thì chúng phải sử dụng dinh dưỡng có sẵn trong đất, đặt biệt là lân và đạm để làm nguồn năng lượng hoạt động, do đó dẫn đến tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa vi sinh vật với cây trồng.

b. Ức chế hấp thu một số chất dinh dưỡng
Phân chuồng thường giàu một số chất dinh dưỡng nào đó như lân hoặc kali. Thông thường thì rất tốt cho việc canh tác nhưng sử dụng nhiều và lập đi lập lại sẽ gây nên tình trạng dư thừa một hoặc hai nguyên tố gây nên tình trạng mất cân đối dinh dưỡng.
Một thí dụ điển hình có thể kể ra như sau: Việc sử dụng quá nhiều phân gà thô đã gây nên sự thừa lân trong đất và các vùng nước lân cận bị ô nhiễm bởi lân. Các chất dư thừa cũng ngăn cản cây trồng hấp thụ các khoáng chất khác. Sự dư thừa lân ngăn cản cây trồng hấp thụ đồng và kẽm. Kali dư thừa làm giảm hiệu năng của Bo, Manggan và ngay cả Magnesium (Ma-giê).

c. Có thể làm đất bị chua
Sử dụng liên tục phân chuồng thô sẽ làm cho đất có tính acid (bị chua). Khi phân chuồng bị phân hủy thường phóng thích nhiều acid hữu cơ khác nhau, những acid hữu cơ này hỗ trợ quá trình chuyển hóa các khoáng chất sang dạng dễ dàng cho cây hấp thụ. Đây là một lợi ích của việc sử dụng phân chuồng nhưng ít được ghi nhận. Tuy nhiên theo thời gian, sự chuyển hóa các khoáng chất quá nhanh sẽ làm cho lượng Canxi trong đất bị cạn kiệt và kết quả là độ acid trong đất vượt ra khỏi ngưỡng tối ưu cho hầu hết các loại cây trồng.

Tuy phân chuồng thô có cung cấp canxi cho đất nhưng không đủ để gây hiệu quả ngược lại với khuynh hướng gia tăng độ acid của đất. Một giải pháp có thể sử dụng là bón thêm canxi (Sử dụng bột vỏ sò, bột xương hoặc các nguồn canxi khác trộn thêm vào).


d. Làm dư thừa một số chất
Một số phân chuồng tươi có chứa một lượng lớn đạm và muối khoáng. Khi dùng bón cho các loại cây trồng đang canh tác, những muối khoáng này có thể gây hậu quả tương tự như việc bón quá nhiều các phân bón hóa học. Với số lượng quá dư thừa chúng có thể làm cháy rễ các cây con, giảm khả năng chống chịu sâu bệnh và làm giảm thời gian bảo quản của nông sản. Dư thừa độ mặn trong đất thường liên quan với việc bón phân chuồng quá nhiều trong những vùng đất mà khả năng rửa trôi tự nhiên kém.

Khi bón quá nhiều phân chuồng đến độ có thể gây nên đất bị nhiễm muối, người ta thường ngăn ngừa bằng cách trộn thêm vôi bột carbonat vào đất sau khi bón phân chuồng và tưới một lượng nước thật đẫm để rửa bớt lượng muối.


2. Nguồn lây bệnh và cỏ dại
Trong phân chuồng thô có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhông côn trùng, nhiều bào tử ngủ nghĩ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng. khi bón phân chuồng tươi xuống đất, rất dễ nhận thấy hiện tượng các nấm bệnh. Ngoài ra còn một số bệnh còn có thể lây lan cho người như giun sán, salmonella……

Việc sử dụng phân chuồng thô thường liên quan tới vấn đề gia tăng cỏ dại. Trong một số trường hợp, vấn đề này có thể là do hạt cỏ có trong các loại phân trộn vào đất để lên luống, liếp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, sự phát triển mạnh mẽ của cỏ dại sau khi bón phân chuồng không phải do hạt cỏ có sẵn trong phân nhưng do tính năng kích thích của phân chuồng đối với hạt cỏ có sẵn trong đất. Việc cỏ dại mọc tràn lan và xanh tốt có thể do các hoạt động sinh học, sự hiện diện của các acid hữu cơ hoặc sự phì nhiêu của đất canh tác được gia tăng. Tùy thuộc vào loại cỏ dại phát triển, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ sự bất cân đối dinh dưỡng đã nói tới ở trên. Sự dư thừa kali và đạm đặc biệt ảnh hưởng tới vấn đề cỏ dại. Bên cạnh việc theo dõi đất đai và dinh dưỡng trong phân chuồng, sự quan tâm tới việc bón phân cũng góp phần làm giảm cỏ dại mọc tràn lan.


3. Giảm chất lượng nông sản
Vì khi phân chuồng phân hủy trong đất, những hợp chất hóa học như Skatole, Indole, các hợp chất Phenol được phóng thích ra và được cây trồng hấp thu. Sự kiện này có thể làm mất hương vị tự nhiên của nông sản, nhất là các loại cây trồng dùng làm thực phẫm trực tiếp cho con người. Vì lý do này, không nên bón trực tiếp phân chuồng thô vào các loại rau màu đang phát triển.

Một vài loại phân chuồng có chứa các dư lượng độc tố như các chất kích thích, các kháng sinh, thuốc sát trùng, vi khuẩn gây bệnh và các yếu tố hữu cơ khác.
Nhiều chất trong số các độc tố này có thể khử đi được qua kỹ thuật ủ háo khí có nhiệt độ cao. Từ đó người ta khuyến cáo áp dụng kỹ thuật ủ phân chuồng đúng cách để làm cho hoai mục và triệt tiêu các dư lượng kể trên trước khi sử dụng để bón cho rau màu. Tuy nhiên một vài loại phân chuồng như phân heo, phân chó, phân mèo, vẫn không được khuyến cáo vì những nghiên cứu gần đây đã cho thấy vi khuẩn Salmonella và E.Coli vẫn có thể tồn tại dù phân chuồng đã được ủ kỹ theo đúng kỹ thuật chứ chúng không hoàn toàn bị triệt tiêu như trước đây người ta vẫn nghĩ.


4. Ô nhiễm môi trường
Khi các chất dinh dưỡng trong phân chuồng thô bị rửa trôi hoặc ngấm xuống đất từ các nông trại hoặc các khu vực tồn trữ, chúng không những gây nên tình trạng ô nhiễm mà còn gây thất thoát cho nhà nông. Khi bị ngấm xuống các tầng nước ngầm, các hợp chất Nitrat trong phân chuồng cũng như từ các nguồn phân bón khác gây nên nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe con người. Khi bị trôi theo dòng nước, các chất dinh dưỡng gây nên hiện tượng phú dưỡng làm cho nước ao hồ, sông suối quá giàu dinh dưỡng gây nên tình trạng rong rêu phát triển. Hậu quả nghiêm trọng của việc thất thoát quá nhiều dưỡng chất có thể phải xem xét xa hơn là những vấn đề đơn giản đặt ra từ ban đầu.
Hoàng K
( sưu tầm và chỉnh sửa)
>

Vải Đồng Triều chỉ ra lá, không ra quả: Vì đâu nên nỗi?

Vậy là đã 2 mùa vải liên tiếp, người dân Bình Khê - vựa vải lớn nhất của thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) - đối diện với thực trạng mất mùa. Cảnh những chiếc xe tải ùn ùn đến Bình Khê “ăn” vải, thu hoạch 2.500 - 3.000 tấn, doanh thu trên dưới 20 tỷ đồng/năm.... với người dân Bình Khê chưa biết lúc nào trở lại.

Xót xa vải chỉ ra lá, không ra quả

Dưới gốc vải xanh um lá, chị Nguyễn Thị Ngân (thôn Đồng Đò, xã Bình Khê) đang ngồi nhặt rau, chuẩn bị cho bữa trưa. Khi nghe chúng tôi hỏi thăm về vụ vải năm nay, chị Ngân thở dài sườn sượt nói: “Đấy, các chú xem, bình thường đến thời điểm này cây vải phải có quả non rồi, thế mà giờ chỉ lác đác một số cây có hoa, còn lại thì bao công chăm bón chỉ nuôi tốt lá!”.

Nông dân xã Bình Khê bên những cây vải trụi, không phân hóa mầm hoa.  Ảnh: Nguyễn Quý

So với các cây trồng khác, vải là loại cây ăn quả có diện tích trồng lớn nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, với tổng diện tích trên 2.770ha, sản lượng đạt khoảng 8.000 tấn/năm. Trong đó, Đông Triều là nơi có diện tích lớn nhất, với gần 1.000ha vải, sản lượng mỗi năm cho thu hoạch khoảng 3.000 tấn quả. Với giá bán dao động từ 7.000 - 10.000 đồng/kg, trước đây quả vải đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho bà con địa phương.

Đã hơn 20 năm trồng vải, từ ban đầu chỉ có 15 cây, rồi mỗi năm lại tăng thêm một ít, đến giờ là hơn 200 gốc, chưa bao giờ vợ chồng chị Ngân nghĩ đến chuyện bỏ cây vải để trồng cây khác. Nhưng qua 2 mùa vải liên tiếp mất mùa, những ngày gần đây anh Hiến (chồng chị Ngân) lụi hụi đào  bỏ những gốc vải già cỗi, tính chuyển sang trồng na, nhãn.

Cách nhà chị Ngân khoảng 200m là hộ ông Vũ Văn Túc - nhà trồng nhiều vải nhất thôn Đồng Đò. Ông Túc cũng than thở: “Suốt 24 năm trồng vải, chưa thấy năm nào thời tiết bất thường và khắc nghiệt như 2 năm trở lại đây. Ngay từ tháng 6 năm ngoái, chúng tôi đã bón phân tổng hợp, tỉa cành đủ kiểu mà gần 300 cây vải vẫn “điếc” hoa. Trung bình, một gốc vải bón mất 7kg phân tổng hợp, chi phí lên tới gần 50.000 đồng/gốc, chưa kể công chăm sóc. Mọi năm từ 3ha vải, nhà tôi thu 13-14 tấn quả, mang lại cho gia đình từ 150-180 triệu đồng, nhưng năm nay chắc chưa được nổi 1/10” .

Không chỉ có ông Túc, chị Ngân mà năm nay, người dân trồng vải ở Bình Khê đều chung nỗi buồn mất mùa. Ông Phạm Văn Thành - Giám đốc hợp tác xã Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Bình Khê cho biết, vụ vải năm 2016, do thời tiết giá rét kéo dài khiến tổng sản lượng vải Bình Khê chưa được 10% so với mọi năm. Năm nay không rét thì lại ấm quá, khiến cho các hộ trồng vải như ngồi trên đống lửa vì tỷ lệ ra hoa trên cây rất thấp, có những vườn vải chỉ toàn màu xanh của lộc.

Theo đánh giá của Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ninh, thực trạng cây vải không thể phân hoá thành mầm hoa, dẫn đến nguy cơ mất mùa cũng xảy ra ở các vùng vải còn lại của thị xã Đông Triều như Tràng Lương, An Sinh, Hồng Thái Đông và Hồng Thái Tây...

Vì đâu nên nỗi?

Theo ông Đặng Đình Thắng - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Đông Triều, từ tháng 12.2016 đến tháng 2.2017, nền nhiệt độ luôn duy trì trung bình khoảng 20 độ C (cao hơn những năm trước khoảng 3 độ C) nên đã không đủ điều kiện để cho trà vải chính vụ phân hoá mầm hoa. Do vậy, đến thời điểm này, hầu hết các cây vải vẫn chỉ có bộ lá thành thục màu xanh vàng, nhiều cây biểu hiện rõ mầm lộc, không phải mầm hoa. Tình trạng này xảy ra ngay cả với những diện tích vải VietGAP, vải trồng theo quy trình Đài Loan đã được người dân áp dụng theo đúng quy trình chăm sóc, cắt tỉa, thậm chí khoanh vỏ đến lần thứ 2...

Vải mất mùa, gần như không thu hoạch được đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập, đời sống của nhiều hộ dân, nhất là với hầu hết các hộ dân Bình Khê lấy vải là nguồn thu nhập chính. Ông Phan Thanh Sản - Chủ tịch UBND xã  Bình Khê, cho rằng: “Tình trạng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức tiêu dùng, phát triển kinh tế dịch vụ và mở rộng các mô hình kinh tế gia đình của người dân trong thời gian tới, thậm chí có thể xảy ra tình trạng chặt phá cây vải để thay thế các loại cây trồng khác như một số năm vải mất giá trước đây. Chúng tôi đang nghiên cứu, vận động bà con chuyển sang mô hình trồng vải sớm, hiện đã có những tín hiệu khả quan”.

Một số chuyên gia cho rằng, “thủ phạm” chính khiến cho vải không ra hoa trong năm 2016 và năm nay là do sự khắc nghiệt của thời tiết. Bên cạnh đó, hầu hết diện tích cây vải trên địa bàn thị xã đều đã được trồng và thu hoạch trên 15 năm, nên cây đã già và có biểu hiện thoái hoá, năng suất, chất lượng giảm rõ rệt. Đa số các cây lâu năm đều có bộ khung cành lớn (cây cao trung bình 5-6m, đường kính tán 7-8m). Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc, phòng trừ dịch hại, thu hoạch.

Vì vậy, các cơ quan chuyên môn của thị xã cần tiếp tục khuyến cáo các biện pháp kỹ thuật để giúp người dân tập trung chăm sóc tốt cho những vườn đã ra hoa, bảo đảm diện tích này đậu quả. Đồng thời, bám sát cơ sở để theo dõi diễn biến sự phát sinh, gây hại của sâu bệnh, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng trừ kịp thời.

Nguyễn Quý (Dân Việt)
>

TỌA ĐÀM GIẢI PHÁP CANH TÁC HỒ TIÊU HỮU CƠ BỀN VỮNG

Sáng 17-4, Phòng Nông nghiệp huyện Cư M'gar phối hợp với Công ty TNHH Hợp tác quốc tế GAA Group tổ chức Tọa đàm "Giải pháp canh tác hồ tiêu hữu cơ bền vững".
 
Tham gia buổi tọa đàm có Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam; Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp nhiệt đới; "Vua tiêu" Trần Hữu Thắng (Đồng Nai) cùng đông đảo các hộ nông dân trồng tiêu trên địa bàn huyện.
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa giải đáp thắc mắc của các nông hộ trồng tiêu trên địa bàn huyện Cư Mgar.
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa giải đáp thắc mắc của các hộ trồng tiêu trên địa bàn huyện Cư M'gar.
Tại buổi tọa đàm, các hộ trồng tiêu đã được các chuyên gia đầu ngành nông nghiệp chia sẻ những kinh nghiệm, giải đáp các thắc mắc, khó khăn gặp phải trong quá trình canh tác cây hồ tiêu như: nguyên nhân gây chết nhanh, chết chậm; bệnh vàng lá, rụng đốt; cách chăm sóc cây hồ tiêu; cách phân biệt phân bón giả, kém chất lượng; giải pháp canh tác hồ tiêu hữu cơ bền vững...
Hiện nay, trên địa bàn huyện Cư M'gar có hơn 1.600 ha hồ tiêu (trong đó diện tích kiến thiết cơ bản 400 ha, diện tích kinh doanh hơn 900 ha, diện tích trồng mới hơn 300 ha); năng suất khoảng 30 tạ/ha, ước sản lượng năm 2016 hơn 2.700 tấn.
 
Lan Anh/báo Đak Lak
>

Tiêu tán tài sản vì tiêu - Kỳ I: Từ tỷ phú thành con nợ

Hồ tiêu khu vực Tây Nguyên được nhiều người gọi là "vàng đen", bởi nó đã đưa không ít nông dân trở thành tỷ phú. Thế nhưng, giờ đây nó lại trở thành “con nợ” ám ảnh không ít chủ vườn.

Gia Lai là tỉnh có diện tích trồng hồ tiêu lớn của khu vực Tây Nguyên. Ngoài diện tích thì năng suất, chất lượng hồ tiêu nơi đây luôn dẫn đầu cả nước.

Nông dân Lê Văn Láng ở xã Chư Sê, huyện Chư Pưh,tỉnh Gia Lai bên vườn tiêu chết khô

Tuy nhiên, theo thống kê của Phòng NN - PTNT huyện Chư Pưh, tính đến cuối năm 2016, diện tích hồ tiêu toàn huyện là 2.888ha. Từ năm 2013 đến hết tháng 2/2017, diện tích hồ tiêu chết do bệnh chết nhanh, chết chậm, già cỗi và bị hạn không thể phục hồi là trên 312ha.

Có mặt tại hai huyện Chư Sê, Chư Pưh – thủ phủ hồ tiêu của Gia Lai vào tiết trời giữa trung tuần tháng 3 nắng gắt, hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là những vườn hồ tiêu màu xám xịt, vàng úa. Nhiều vườn tiêu đã bị chết cháy. Những dây tiêu khô đét quấn quanh thân trụ mà chỉ cần đụng khẽ ngón tay vào, dây tiêu lả tả rụng xuống những bột khô.

Cây tiêu từng mang lại thu nhập tiền tỷ cho người dân Gia Lai, nhưng giờ là căn nguyên khiến nhiều hộ dân nới đây rơi vào tình cảnh nợ nần.

Ông Dũng, thôn Phú Bình, xã Ia B'lứ, huyện Chư Pưh, là một trong những người trồng tiêu sớm nhất vùng. Cây tiêu đã mang lại cho gia đình ông cũng như nhiều người dân nơi đây một cuộc sống ấm no, đủ đầy, thậm chí không ít người lái ô tô tiền tỷ đi thăm vườn tiêu.

Thế nhưng, giờ đây cây tiêu cũng là căn nguyên khiến cho gia đình ông cũng như nhiều hộ dân nới đây rơi vào tình cảnh nợ nần. Chia sẻ với chúng tôi, một người dân thôn Thiên An, xã La Blứ, huyện Chư Pưh cho biết, gia đình bà xây được ngôi nhà trị giá hơn 1,7 tỷ đồng là nhờ vào 4.000 trụ tiêu. Thế nhưng, nhà vừa xây xong, cũng là lúc vườn tiêu đồng loạt trụi lá, chết trắng cả vườn. Giờ, để có tiền trả lãi ngân hàng, gia đình bà Vân buộc phải nhắm mắt nhổ dần trụ tiêu để bán.

Xác nhận với chúng tôi về hiện trạng này, đại diện lãnh đạo UBND xã Ia Blứ, Chư Pưh cho rằng, tiêu chết ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trong xã. Không ít hộ dựa vào hồ tiêu để vay vốn xây nhà, giờ hóa ra vỡ nợ, có người bán nhà, bán đất, có nhà bỏ đi làm ăn xa. Không còn nguồn trả nợ, trả lãi ngân hàng phải nhổ trụ bán. Thậm chí, một số hộ dân trong xã còn vay nóng bên ngoài để trả nợ ngân hàng. Do không có tiền trả nợ, lãi mẹ đẻ lãi con, có gia đình phải bỏ trốn biệt xứ để tránh sự truy tìm của chủ nợ - vị này cho biết.

Kỳ 2: Giải pháp của chính quyền địa phương?

Mai Thanh (Diễn đàn doanh nghiệp)
>

Thủ phạm khiến hồ tiêu Tây Nguyên chết như... 'ngả rạ'

Hàng ngàn ha hồ tiêu ở Tây Nguyên đang bị bệnh, dẫn đến bị chết, nguyên nhân không khó nhận diện: Đó là chính những chủ vườn đang vô tình "đầu độc" vườn tiêu của chính mình, dưới nhiều hình thức...
    
"Tiêu chết do... giá cao"

Đó là đánh giá của ông Trương Phước Anh - Giám đốc Sở NN-PTNT Gia Lai: Giá hồ tiêu liên tục tăng cao trong nhiều năm dẫn đến việc người dân thâm canh quá mức: Sử dụng phân bón quá liều lượng, sử dụng phân phức hợp không cân đối tỷ lệ N - P - K và các chất kích thích, phân bón đậm đặc để thu năng suất cao đã làm cho cây mất cân bằng dinh dưỡng, mất khả năng đề kháng tự nhiên dẫn đến dễ bị nấm bệnh tấn công gây hại. Một nguyên nhân khác là do nguồn gốc giống không được chọn lọc, sử dụng không rõ nguồn gốc, bị nhiễm bệnh trước khi đưa ra vườn.

Một trong những nguyên nhân khiến tiêu chết hàng loạt- thực trạng đang nóng tại Tây Nguyên- là do nông dân trồng ở vị trí bất lợi, trồng ồ ạt vỡ quy hoạch. Ảnh: D.H

Giá hồ tiêu liên tục ở đỉnh điểm trong nhiều năm, trong khi các loại cây trồng khác như cao su, cà phê liên tục mất mùa và mất giá, khiến không ít nông dân ồ ạt mở rộng diện tích hồ tiêu. Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích hồ tiêu của cả nước đã vượt ngưỡng 85.000 ha - vượt quy hoạch hơn 30.000 ha. Riêng tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ, diện tích hồ tiêu chiếm trên 51% diện tích hồ tiêu toàn quốc, sản lượng chiếm trên 91% tổng sản lượng hồ tiêu toàn quốc.

Trong đó, Gia Lai là tỉnh có diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu lớn so với cả nước. Ngày 7/10/2010, UBND tỉnh Gia Lai đã có Quyết định số 681/QĐ-UBND, về việc quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó, diện tích hồ tiêu được quy hoạch của tỉnh đến năm 2015 là 6.000 ha, tầm nhìn đến năm 2020 vẫn giữ ổn định ở quy mô 6.000 ha.

Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, diện tích hồ tiêu của tỉnh này đã lên đến khoảng 16.000 ha. Như vậy, diện tích hồ tiêu của tỉnh Gia Lai - tính đến thời điểm này đã vượt khoảng 10.000 ha, gấp nhiều lần so với quy hoạch.

Ồ ạt mở rộng diện tích, trong khi kiến thức về cách chăm sóc, cách sử dụng thuốc bảo vệ  thực vật, cách chọn giống tốt lại không có, dẫn đến vườn cây ngày một xuống cấp, dịch bệnh lây lan...

Thủ phạm là... chủ vườn

Nông dân Lê Thanh Hưng (thôn Thiên An, xã Ia Blứ) có vườn tiêu hơn 1.300 trụ đang trong giai đoạn thu hoạch, đột nhiên chết đồng loạt không rõ nguyên nhân. Ban đầu chết rải rác, rồi chết cả vườn, ai bày gì anh cũng thử, đủ cách nhưng vườn tiêu vẫn vô phương cứu chữa. Hỏi chết vì bệnh gì: Bó tay!

Đến thời điểm hiện tại, diện tích tiêu cả nước đã đạt 85.000ha, vượt quy hoạch 30.000ha.

Theo ThS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây hồ tiêu: Nói về bệnh trên cây hồ tiêu, đầu tiên và nghiêm trọng nhất là do nhiễm virus, đặc biệt là ở Gia Lai nhiều vườn tiêu bị nhiễm rất nặng.

Bệnh này lây lan theo kiểu từ mẹ sang con, nếu lấy giống từ vườn bị nhiễm virus, mầm bệnh sẽ phát tán khắp nơi. Trong khi cây hồ tiêu được nhân giống vô tính, việc cắt cành giâm làm giống làm cho việc lây lan từ vườn này sang vườn khác càng trở nên nghiêm trọng. Hoặc trong quá trình canh tác, chỉ cần 1 đến 2 trụ trong vườn bị nhiễm mà người dân làm cỏ, cắt cành vô tình không vệ sinh dụng cụ cũng bị lây bệnh sang cây khác.

Cũng theo ThS Ngọc thì, nông dân mua giống không lựa chọn, chỉ điện thoại đặt hàng là "đầu nậu" gom giống từ các vườn chở tới bán mà không cần quan tâm đến việc tiêu giống có mang mầm bệnh hay không. Nhiều cơ sở kinh doanh cây giống chỉ vì lợi nhuận họ sẵn sàng mua cây giống với giá rẻ, sau đó nuôi bằng thuốc, phân bón ngay trong vườn ươm. Thấy cây giống xanh tốt, người dân mua về trồng thì khoảng 2-3 tháng là chết...

Cũng theo ThS Ngọc, hiện tượng các vườn tiêu bị nhiễm tuyến trùng đang là vấn đề rất nghiêm trọng, thậm chí ngay cả những vườn tiêu đang xanh tốt cũng xuất hiện tuyến trùng. Tất cả các vườn bị bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora gây ra đều xuất hiện tuyến trùng, đây là tác nhân đầu tiên tạo ra vết thương để cho nấm xâm nhiễm. Còn chết chậm là hiện tượng vàng lá chứ không phải bệnh, do canh tác dinh dưỡng không đảm bảo dẫn đến vàng lá chết chậm.

"Nông dân chưa trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về sản xuất nông nghiệp, đây là vấn đề cực kỳ quan trọng trong sản xuất, đặc biệt là với cây hồ tiêu.

Đến giờ người dân còn chưa phân biệt được thuốc sâu với thuốc bệnh, khi cây bị bệnh thì phun thuốc sâu, bị sâu thì phun thuốc bệnh.

Bón phân cho cây hồ tiêu mà mỗi lần bón đến 5-7 lạng, họ cứ nghĩ đằng nào cũng bón vào đất, cây ăn không hết thì từ từ ăn. Nhưng như thế thì quá nhiều trong khi nhu cầu thực tế chỉ cần 1,5 đến 2 lạng/gốc đối với hồ tiêu kinh doanh. Chưa kể cũng lượng phân này nhưng phải chia nhỏ ra bón nhiều lần.

Ngoài ra, theo hướng dẫn, người dân phun thuốc 2 lần/tuần, mới phun được 2 đến 3 ngày thấy không ổn, họ lại chạy mua thuốc khác về đổ vào thì không cây nào chịu nổi, tiêu chết một phần cũng do là chính người dân tự đầu độc cây, chưa kể là phân, thuốc có đảm bảo chất lượng hay không.

Ngoài ra, nhiều nông dân cũng tưới quá nhiều, cứ 3 đến 5 ngày tưới 1 lần, làm cho cây tiêu không có mùa khô, dễ bị nhiễm nấm, rồi lại đổ phân thuốc vào gốc khiến cho dư lượng này tồn đọng trong đất, cây hút đến ngày thu hoạch. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc sản phẩm hồ tiêu Việt Nam liên tục bị cảnh báo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép...". ThS Nguyễn Quang Ngọc

Trần Đăng Lâm (nongnghiep.vn)
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video