Tiêu tán tài sản vì tiêu - Kỳ I: Từ tỷ phú thành con nợ

Hồ tiêu khu vực Tây Nguyên được nhiều người gọi là "vàng đen", bởi nó đã đưa không ít nông dân trở thành tỷ phú. Thế nhưng, giờ đây nó lại trở thành “con nợ” ám ảnh không ít chủ vườn.

Gia Lai là tỉnh có diện tích trồng hồ tiêu lớn của khu vực Tây Nguyên. Ngoài diện tích thì năng suất, chất lượng hồ tiêu nơi đây luôn dẫn đầu cả nước.

Nông dân Lê Văn Láng ở xã Chư Sê, huyện Chư Pưh,tỉnh Gia Lai bên vườn tiêu chết khô

Tuy nhiên, theo thống kê của Phòng NN - PTNT huyện Chư Pưh, tính đến cuối năm 2016, diện tích hồ tiêu toàn huyện là 2.888ha. Từ năm 2013 đến hết tháng 2/2017, diện tích hồ tiêu chết do bệnh chết nhanh, chết chậm, già cỗi và bị hạn không thể phục hồi là trên 312ha.

Có mặt tại hai huyện Chư Sê, Chư Pưh – thủ phủ hồ tiêu của Gia Lai vào tiết trời giữa trung tuần tháng 3 nắng gắt, hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là những vườn hồ tiêu màu xám xịt, vàng úa. Nhiều vườn tiêu đã bị chết cháy. Những dây tiêu khô đét quấn quanh thân trụ mà chỉ cần đụng khẽ ngón tay vào, dây tiêu lả tả rụng xuống những bột khô.

Cây tiêu từng mang lại thu nhập tiền tỷ cho người dân Gia Lai, nhưng giờ là căn nguyên khiến nhiều hộ dân nới đây rơi vào tình cảnh nợ nần.

Ông Dũng, thôn Phú Bình, xã Ia B'lứ, huyện Chư Pưh, là một trong những người trồng tiêu sớm nhất vùng. Cây tiêu đã mang lại cho gia đình ông cũng như nhiều người dân nơi đây một cuộc sống ấm no, đủ đầy, thậm chí không ít người lái ô tô tiền tỷ đi thăm vườn tiêu.

Thế nhưng, giờ đây cây tiêu cũng là căn nguyên khiến cho gia đình ông cũng như nhiều hộ dân nới đây rơi vào tình cảnh nợ nần. Chia sẻ với chúng tôi, một người dân thôn Thiên An, xã La Blứ, huyện Chư Pưh cho biết, gia đình bà xây được ngôi nhà trị giá hơn 1,7 tỷ đồng là nhờ vào 4.000 trụ tiêu. Thế nhưng, nhà vừa xây xong, cũng là lúc vườn tiêu đồng loạt trụi lá, chết trắng cả vườn. Giờ, để có tiền trả lãi ngân hàng, gia đình bà Vân buộc phải nhắm mắt nhổ dần trụ tiêu để bán.

Xác nhận với chúng tôi về hiện trạng này, đại diện lãnh đạo UBND xã Ia Blứ, Chư Pưh cho rằng, tiêu chết ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trong xã. Không ít hộ dựa vào hồ tiêu để vay vốn xây nhà, giờ hóa ra vỡ nợ, có người bán nhà, bán đất, có nhà bỏ đi làm ăn xa. Không còn nguồn trả nợ, trả lãi ngân hàng phải nhổ trụ bán. Thậm chí, một số hộ dân trong xã còn vay nóng bên ngoài để trả nợ ngân hàng. Do không có tiền trả nợ, lãi mẹ đẻ lãi con, có gia đình phải bỏ trốn biệt xứ để tránh sự truy tìm của chủ nợ - vị này cho biết.

Kỳ 2: Giải pháp của chính quyền địa phương?

Mai Thanh (Diễn đàn doanh nghiệp)
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video