Tây Nguyên tập trung chăm sóc hồ tiêu trong mùa mưa

Hiện nay, giá tiêu hạt ở Tây Nguyên giảm sâu chỉ còn từ 76.000 - 78.000 đồng/kg, giảm từ 140.000 đến 142.000 đồng/kg so với cách đây 4 năm.

Nông dân xã Đắk Wer, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Hưng Thịnh/TTXVN

Tuy hồ tiêu rớt giá nhưng các nông hộ vẫn tập trung nguồn lực, lao động, phương tiện chăm sóc tốt các vườn tiêu trong mùa mưa này. 

Theo Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên, mùa mưa là mùa cây tiêu ở Tây Nguyên ra hoa, chắc quả và đây cũng là mùa dễ làm cho vườn tiêu bị ngập úng, mắc bệnh chết nhanh, chết chậm. 

Do vậy, Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên đã lưu ý các nông hộ trồng tiêu tạo hệ thống rãnh thoát nước, không để nước đọng trong vườn, gốc tiêu, dọn sạch cỏ, cắt tỉa cành để cây tập trung nuôi nhánh ngang (nhánh cho quả vụ sau) và xử lý tàn dư thực vật trong vườn tiêu. 

Viện cũng hướng dẫn các nông hộ trồng tiêu cắt các nhánh tiêu mọc sát gốc, nhánh sâu bệnh, chậm phát triển, nhánh tiêu khô nhằm tạo ra khoảng trống cung cấp đủ ánh sáng, giảm độ ẩm trong vườn để tiêu diệt các mầm bệnh hại cho cây tiêu. 

Ngay đầu mùa mưa, Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên hướng dẫn các nông hộ trồng tiêu sử dụng các loại phân bón chuyên dùng và phân hữu cơ cũng như kỹ thuật bón phân nhằm cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cây tiêu phát triển ra hoa, đậu quả, hạn chế rụng chùm quả (gié)… 

Đồng thời, khuyến cáo các nông hộ mỗi năm sử dụng từ 30 - 40  phân chuồng ủ hoai mục trộn với phân hữu cơ vi sinh bón cho mỗi héc ta hồ tiêu hoặc bón 30 kg phân chuồng ủ hoai mục cho mỗi gốc. Bên cạnh đó, sử dụng phân NPK tổng hợp chuyên dùng như 16 – 8 – 16 bón mỗi năm từ 9 đến 12 kg/gốc, bón 4 lần cho hồ tiêu đã đưa vào kinh doanh và từ 4 - 6 lần cho hồ tiêu đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, sử dụng các loại phân bón lá để tăng tỷ lệ đậu quả… 

Các nông hộ cũng tăng cường kiểm tra, giá, sát, theo dõi vườn tiêu để sớm phát hiện sâu bệnh hại có biện pháp phòng trừ kịp thời, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu. 

Các tỉnh Tây Nguyên có tổng diện tích cây hồ tiêu trên 70.500 ha, đạt sản lượng mỗi năm từ 121.000 tấn tiêu hạt trở lên, trong đó, Đắk Lắk là địa phương có diện tích cây hồ tiêu nhiều nhất với trên 28.000 ha, tiếp đến là tỉnh Đắk Nông có gần 25.000 ha.

Quang Huy (TTXVN)
>

Lừa bán giống chanh dây: Dân đòi tiền, còn bị công ty 'ma' doạ

Sau khi Dân Việt đăng bài về công ty lừa bán giống chanh dây rồi biến mất ở Gia Lai, chúng tôi nhận được tố cáo của hàng chục nông dân khác, trong đó nhiều hộ đã cắm sổ đỏ, bán tài sản để trả nợ vì chanh dây do Công ty Tuấn Đại An cung cấp không có trái.
    
Đầu tư tiền tỷ… chỉ thu lá

Sau khi Dân Việt đăng bài “Táng tận lương tâm: Lừa nông dân trồng chanh dây dỏm, rồi biến mất” xảy ra tại xã Ia Blứ (huyện Chư Pứh), nhiều nông dân khác trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã liên hệ với chúng tôi để chia sẻ, nhờ báo mạnh mẽ vào cuộc. Công ty ký hợp đồng bán giống, bán phân, bao tiêu sản phẩm với người dân lần này cũng chính là Công ty TNHH Tuấn Đại An (38 Lý Nam Đế, Tp.Pleiku) mà Dân Việt đã phản ánh. Theo các hộ dân, công ty này bán giống, bán phân cho người dân với giá rất cao, nhưng kết quả là chanh dây… không có trái.

Trồng chanh dây thu toàn lá

Anh Đinh Văn Cường (làng Mông, xã Ia Hla, huyện Chư Pứh) buồn rầu nói: “Vườn tôi trồng 3ha chanh dây với1.800 gốc, đã chi gần 1 tỷ đồng vào đây nhưng chanh không cho quả, chỉ thấy toàn lá. Giờ hóa đơn nợ chất cả chồng không biết phải xoay sở làm sao, tôi mới đem “sổ đỏ” đi vay thêm ngân hàng về trả nợ phân bón cho các đại lý, tổng số nợ lên tới hơn 1 tỷ đồng rồi”. Theo anh Cường, vườn chanh dây của anh rất tốt nhưng mỗi cây chỉ có vài chục quả “tí ti, méo mó”. Mặc dù đau lòng nhưng vẫn phải chặt bỏ gần hết để trồng cây khác nuôi gia đình, chỉ chừa lại 3 sào để làm chứng cứ.

Còn anh Nguyễn Hồng Thao (làng Tai Pêr, xã Ia Hla) cho hay: “Công ty Tuấn Đại An xuống đây tổ chức hội thảo, hứa hẹn hấp dẫn lắm. Để bà con tin, họ còn đưa dân đi ra phố, xuống huyện Đắk Đoa thăm mô hình. Đến khi chanh dây không có trái, gọi thì họ hẹn, nhưng không thấy người xuống giải quyết. Tôi đầu tư vào vườn cây gần400 triệu đồng rồi. Giờ chúng tôi bức xúc lắm, làm ăn đổ bể, nợ nần chồng chất khiến vợ chồng bất hòa”.

Cũng tại làng Tai Pêr, vườn chanh dây của anh Phạm Văn Dũng đã 8 tháng rồi mà mỗi cây chỉ ra vài chục trái, anh Dũng đã chặt bỏ 280/1.100 cây. Bà Hiền hẹn đưa giống mới về đề bù, tôi đào hố chờ trồng nhưng không thấy đâu. Tất cả tiền làm vườn tôi đều đi vay, hơn 400 triệu đồng đầu tư coi như mất sạch. Khó khăn quá, tôi đành nhượng lại tài sản trên đất ở 2 rẫy giá 70 triệu để chi tiêu, trả nợ”.

Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, không chỉ huyện Chư Pứh, mà nhiều nông dân khác tại các huyện Chư Sê, Ia Grai, B’Bang nhiều hộ dân cũng lâm cảnh lao đao vì trồng chanh dây do Công ty Tuấn Đại An cung cấp.

Thuốc xé nhãn mác được bán giá rất cao

Bị dân đòi tiền, công ty dọa kiện ngược

Theo tìm hiểu của PV, hợp đồng của Công ty Tuấn Đại An với các hộ dân tại xã Ia Hla (huyện Chư Pứh) cũng tương tự như hợp đồng mà chúng tôi tiếp xúc ở xã Ia Blứ: Giá thu mua bao tiêu là 6.000 đồng/kg, thanh toán ban đầu 50% phân bón và giống (36.000 đồng/cây ươm bằng hạt). Tất cả các hợp đồng đều được ghi bằng một nét chữ, người đứng ra ký kết là bà Bùi Thị Dịu Hiền – Giám đốc công ty. Điều lạ là trong số những hợp đồng trên, có hợp đồng đứng tên ông Lâm Hồng Hải – cũng ghi chức vụ giám đốc.

Anh Đinh Văn Cường cho biết, việc làm của Công ty Tuấn Đại An rất mờ ám. Việc đưa phân, thuốc về xã đều tiến hành vào ban đêm, các nhãn mác đều bị bóc ra hết, mỗi bao có giá rất cao từ 200 -500 nghìn đồng. Riêng một lít thuốc được chiết ra chai nhựa có giá 600 nghìn đồng, thậm chí 1 bao phân ngoại hiệu Humic công ty tính 3 triệu đồng. Do bao phân chưa bị xé nhãn mác, anh Cường gọi vào số điện thoại của công ty nhập khẩu trong Sài Gòn thì họ nói giá bán chỉ 400.000 đồng/bao4 tháng sau, chanh dây không ra trái, tôi gọi điện hỏi thì bà Hiền giám đốc nói: Em chăm nhiều lên, bón phân, thuốc nhiều vào, giống thực sinh nên lâu ra trái đó”, anh Cường bức xúc nói.

Nông dân buồn rầu chặt bỏ chanh dây

Tra cứu trên trang điện tử “Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho kết quả: Công ty TNHH Tuấn Đại An - Gia Lai, mã số DN 5901041353, địa chỉ 38 Lý Nam Đế - Tp.Pleiku. Người đại diện pháp luật Huỳnh Nam Anh Tuấn, ngày thành lập 18.7.2016 với các ngành nghề như: mua bao bì, nông sản, vận tải đường bộ. Một số trang thông tin khác ghi: Người đại diện và giám đốc là ông Lâm Hồng Hải, được đăng ký và quản lý bởi Chi cục Thuế Tp. Pleiku.

Còn nông dân Võ Minh Tây (làng Tai Pêr, xã Ia Hla) cho biết, khi gọi vào máy một vị tự xưng là Phó giám đốc Công ty Tuấn Đại An thì ông này nói: “Người ta thuê tôi thôi, chứ tôi không phải người của công ty”“Còn bà Hiền thì nói các người mù chữ à, hợp đồng ký rồi giờ nói thế này, thế nọ. Dù các người có đi kiện ở đâu công ty cũng thắng. Nếu mà công ty thắng thì người dân phải bồi thường danh dự, tiền của và khoản nợ 50% cũng phải trả, không trả thì đưa thi hành án vô đòi”, anh Tây thuật lại.

Tương tự, anh Đinh Văn Cường kể lại: “Tôi đầu tư cả tỷ đồng vào đây, giờ công ty nói hỗ trợ giống như cũ sao chấp nhận được, đâu phải chỉ thiệt hại về tiền giống. Chúng tôi đòi kiện thì bà Hiền dọa thuê luật sư kiện ngược, đòi nợ 50%. Bà Hiền còn thách thức “đố thằng Cường làm gì được, nó không đủ tuổi”. Trước đó, tôi hỏi sao bao phân 400 nghìn mà bán cho tôi 3 triệu, bà Hiền bảo: “Đại lý nào nói vậy tao thuê giang hồ vào dẹp tiệm”.

Nhận được đơn khiếu nại của nhiều nông dân, cách đây 2 tháng, UBND xã Ia Hla đã mời công ty Tuấn Đại An đến hòa giải nhưng bất thành. Phía công ty đồng ý xóa nợ đầu tư nhưng người dân không đồng ý, còn người dân yêu cầu công ty trả lại tiền thì công ty không chịu.

Lê Kiến (Dân Việt)
>

Hồ tiêu bền vững trong "bão dịch bệnh"

Hồ tiêu đang là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu nhập lớn cho các hộ nông dân Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Hiện Việt Nam đang là nước sản xuất hồ tiêu hàng đầu của thế giới. Sản phẩm hồ tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu tới 109 quốc gia và vùng lãnh thổ với chất lượng ngày càng được nâng cao và uy tín.
Vườn anh Phương - Ảnh Hoàng K 

Cụ thể, năm 2016 nước ta xuất khẩu trên 177.000 tấn hồ tiêu, đạt kim ngạch 1,42 tỷ USD và chiếm 50% thị phần tiêu thụ hồ tiêu của thế giới.
Tuy nhiên, trong sản xuất hồ tiêu ở nước ta còn nhiều bất cập như diện tích liên tục tăng, quy trình sản xuất không đồng nhất nên chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, không ổn định; việc sản xuất theo hướng GAP, đảm bảo an toàn thực phẩm còn hạn chế.
Cùng với đó, thời tiết diễn biến thất thường đã gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng; các dịch bệnh thường xuyên xảy ra vẫn chưa có pháp phòng ngừa hiệu quả gây thiệt hại lớn cho sản xuất.
Trước thực trạng nhiều diện tích hồ tiêu trên địa bàn các tỉnh tây Nguyên mắc bệnh chết nhanh khiến nông dân phải nhổ bỏ nhiều diện tích hồ tiêu bị bệnh và gây thiệt hại nặng nề cho người trồng hồ tiêu.
Nguyên nhân chính gây bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Nấm Phytophthora capsici là nấm thủy sinh nên chúng ưa thích và rất cần sự ẩm ướt để sinh sản, phát triển và gây hại. Bệnh phát triển, lây lan mạnh trong mùa mưa, nhiệt độ không khí thích hợp từ 15 đến  30ºC, đặc biệt vào thời gian mưa nhiều, mưa dầm, ẩm độ cao. Khi cây bị nhiễm bệnh ngoài Phytophthora còn có một số chủng nấm như Fusarium, Pythyum, Rhizoctonia solani,…và nhiều loại khuẩn có hại khác cùng đồng loạt gây hại cho cây.
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng tham vườn hồ tiêu - Ảnh: Hoàng K

Tuy nhiên, vẫn có nhiều vườn do canh tác hợp lý và bền vững, điển hình như vườn của anh Phương tại huyện Chư Prong, tỉnh Gia Lai nên toàn bộ diện tích 3ha vẫn phát triển tốt và thu hoạch đồng đều. Trao đổi với chúng tôi, anh Phương chia sẻ, "khi thấy những vườn xung quanh bị bệnh chết nhanh tôi cũng rất sợ nhưng vì xử lý đất kỹ càng từ lúc trước khi trồng và chăm sóc hợp lý nên vườn của anh mới phát triển tốt như hiện tại".
Ảnh: Hoàng K

Và cũng theo anh chia sẻ thì bà con nên chọn giống ít nhiễm bệnh, không để vườn tiêu bị úng nước, vườn tiêu phải có rãnh thoát nước tốt trong mùa mưa. Vệ sinh vườn sạch sẽ, thông thoáng, xử lý đất bằng các chế phẩm sinh học chuyên xử lý đất như Nanô R011 để cân bằng và ổn định pH. Bón phân cân đối, tăng cường bón phân chuồng ủ với các chủng vi sinh EMZ, phân hữu cơ vi sinh, thường xuyên sử dụng chủng nấm đối kháng Pseudomonas, nấm cộng sinh Mycorrhizae. Tránh gây vết thương cho gốc và rễ tiêu khi bón phân, chăm sóc. Khi phát hiện trong vườn có cây bị bệnh, sử dụng dung dịch Bordeaux 1%, Oxyclorua đồng 0,2-0,3%, Phosphorous acid 0,15%, Fosetyl Aluminium 0,1-0,2% để tưới vào gốc và phun xịt lên thân lá. Đồng thời cung cấp nguyên tố trung vi lượng qua lá bằng cách phun Nanô gold hàng tuần để bổ sung dinh dưỡng, làm dày lá, tăng khả năng kháng bọ chích hút là môi giới chính truyền bệnh.
Ngoài ra, nếu bà con cần thêm thông tin để phòng trừ dịch hại xoăn lá cà chua một cách hiệu quả có thể trao đổi thêm với kỹ sư Hoàng qua số điện thoại 0913544186.
Hoàng K
>

Táng tận lương tâm: Lừa nông dân trồng chanh dây dỏm, rồi biến mất

Nạn bán giống, bán phân, hứa bao tiêu sản phẩm rồi mất hút không chỉ khiến nhiều nông dân trồng bí lao đao như Báo điện tử Dân Việt đã phản ánh. Chúng tôi vừa phát hiện những công ty khác cũng hoạt động theo phương thức này, đẩy nhiều nông dân trồng chanh dây lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

Chiêu lừa bán giống, bán phân bài bản

Sau 4 tháng ký hợp đồng trồng chanh dây với Công ty TNHH Tuấn Đại An, nhiều nông dân ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pứh, Gia Lai) phát hiện toàn bộ diện tích chanh dây này đều không bình thường, trồng chanh dây nhưng thu toàn lá, mỗi cây chỉ ra vài chục quả. 

Trồng chanh dây nhưng thu toàn lá

Tiếp xúc với PV Dân Việt, ông Trần Văn Linh (thôn Lương Hà, xã Ia Blứ) tức giận nói: “Chúng tôi làm quần quật6 tháng trời, dồn biết bao công sức, vốn liếng vào vườn cây nhưng giờ không được gì cả. Giống tôi đi mua ngoài về trồng mỗi cây ít nhất 500 - 600 quả, còn giống công ty cung cấp chỉ có 30 - 40 quả”.

Ông Lê Đầu (Trưởng thôn Lương Hà) cho biết, 100% diện tích chanh dây hợp đồng với Công ty Tuấn Đại An ở thôn này đều không có trái hoặc có rất ít, trong đó có 150 gốc của gia đình ông. Đến nay, 80% số hộ trong thôn đã chặt bỏ chanh dây hợp đồng với Công ty Tuấn Đại An để chuyển đổi cây trồng khác.

Tại thôn Thiên An, gia đình ông Trần Đình Sơn cũng đầu tư hơn 200 triệu đồng, trồng 2ha chanh dây theo hợp đồng “hỗ trợ bao tiêu sản phẩm” với Công ty TNHH Tuấn Đại An. “Vườn chanh chỉ toàn dây với lá, vợ con tôi xót của suy sụp tinh thần, không muốn làm gì nữa. Còn tôi đành chặt bỏ chanh dây để trồng lại cây khác” – ông Sơn ngậm ngùi.

Cũng theo ông Sơn, ban đầu người dân gọi điện báo chanh dây không có trái, Công ty Tuấn Đại An hứa sẽ về đổi giống khác, mua trợ giá cho bà con nhưng gần 3 tháng nay không liên lạc được nữa.

Những bao phân đắt tiền không dùng được để hư hỏng

Táng tận lương tâm khi "ăn" từng đồng tiền lẻ của dân

Khi xuống tìm hiểu, chúng tôi được nhiều nông dân phản ánh, lúc đầu Công ty Tuấn Đại An đến "chém gió" rất hay, cam kết giống chất lượng, họ còn tổ chức dùng 2 xe ô tô lớn đưa các hộ nông dân ra TP Pleiku dự hội thảo 2 lần, đi tham quan các mô hình chanh dây nên bà con rất tin tưởng. Nhưng quá trình thực hiện đã lộ ra nhiều bất thường.

Theo hợp đồng, Công ty TNHH Tuấn Đại An cung ứng giống chanh dây, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho dân. Mặc dù công ty chỉ thu trước 50% bằng tiền mặt, nhưng giá cả lại cao hơn thị trường. Thuốc không có nhãn mác đóng vào can nhựa 1 lít có giá 600.000 đồng, phân bón từ 200.000 - 700.000 đồng/bao nhỏ, giống chanh lại trồng bằng… hạt. Khi người dân thắc mắc sao không phải giống chanh dây ghép mà trồng bằng hạt, công ty nói đã nghiên cứu thổ nhưỡng nơi đây rồi, phải trồng giống này mới được.

Nông dân Trần Văn Linh bức xúc: “Một lít thuốc không có nhãn mác, được đóng trong can 1 lít vậy mà họ bán tới600.000 đồng. Ban đầu chúng tôi thắc mắc, họ bảo, thuốc này nằm trong thùng lớn, bán theo hộ không dùng hết nên chiết ra can bán lẻ. Giờ sự việc đỗ vỡ, công ty cắt đứt liên lạc với dân luôn, rõ ràng lừa đảo rồi còn gì. Những bao phân tôi mua giờ vẫn còn chất đống không dùng được”.

Lần theo địa chỉ ghi trong hợp đồng, PV Dân Việt đến địa chỉ Công ty TNHH Tuấn Đại An (do bà Bùi Thị Diệu Hiền làm Giám đốc) tại số 38 Lý Nam Đế, TP.Pleiku, căn nhà này đã khóa cửa. Phía ngoài vẫn còn treo bảng hiệu Công ty Tuấn Đại An, nhưng không phải chuyên về nông nghiệp mà là: “Nhận vận chuyển hàng hóa”. PV gọi vào số điện thoại ghi trong hợp đồng (do bà Bùi Thị Diệu Hiền làm Giám đốc) nhưng không có tín hiệu. Chủ căn nhà này cho biết, công ty đã đóng cửa từ nhiều tháng nay.

Nhiều tháng nay công ty Tuấn Đại An đã đóng cửa

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Sinh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Blứ - cho biết: “Ban đầu Công ty Tuấn Đại An đến bán giống, bán phân và cam kết với người dân đủ kiểu, đến khi chanh dây không có trái thì họ bỏ chạy không thấy đâu. Đây là hợp đồng tự phát giữa người dân với công ty, không thông qua xã nên chính quyền không can thiệp được, việc trồng chanh dây xã cũng không khuyến cáo”.

Lê Kiến (Dân Việt)
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video