Xử phạt doanh nghiệp làm phân bón không phép

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Phạm S vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Doanh nghiệp Yên Tâm (xã Tân Thành, huyện Đức Trọng) với tổng số tiền phạt 150 triệu đồng. Đây là mức xử phạt hành chính cao nhất từ trước tới nay đối với một doanh nghiệp tư nhân sản xuất phân tại địa bàn.
Bên trong xưởng sản xuất phân bón của doanh nghiệp Yên Tâm.
Bên trong xưởng sản xuất phân bón của doanh nghiệp Yên Tâm.

Theo đó, doanh nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh Yên Tâm bị phạt 75 triệu đồng về hành vi sản xuất phân bón không có giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ theo quy định; phạt 75 triệu đồng về hành vi sản xuất phân bón không có chứng nhận hợp quy sản phẩm. 
Tại thời điểm kiểm tra đột xuất ngày 4/11/2016, Thanh tra Sở NN&PTNT, Cảnh sát Kinh tế Công an Lâm Đồng đã phát hiện 300 tấn phân bón thành phẩm tại nhà máy sản xuất tại xã Tân Thành không đủ điều kiện lưu hành ngoài thị trường.
Về số phân trên, UBND tỉnh yêu cầu chủ DN tái chế toàn bộ 300 tấn phân tại một nhà máy có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tái chế theo quy định. 
Theo Chính Thành/Báo Lâm Đồng
>

Danh sách các cơ sở bị xử phạt vì kinh doanh phân bón giả tại Đồng Tháp


Ảnh minh họa
1. Ngày 27/4/2016 Đoàn kiểm tra liên ngành 389 Tỉnh do Đội Quản lý thị trường cơ động Chi cục Quản lý thị trường Đồng Tháp chủ trì, kiểm tra Cửa hàng vật tư nông nghiệp Thật Hiền do ông Nguyễn Văn Thật làm chủ, địa chỉ: Tổ 4, ấp 1, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Đoàn kiểm tra liên ngành đã lấy phân bón cao cấp nhãn hiệu NPK hiệu bồ câu 25-25-5+TE của Công ty TNHH một thành viên sản xuất Việt Liên, địa chỉ số 67, đường DX096, Hiệp An, thành phố Thủ Dầu 1, tỉnh Bình Dương. Kết quả phân bón cao cấp nhãn hiệu NPK hiệu bồ câu 25-25-5+TE tổng các chất 37,5 đạt 68,27%, trong đó: N: 21,07 đạt 84,28%; P2O5: 15 đạt 60%; K2O: 1,48 đạt 29,6% của Công ty TNHH một thành viên sản xuất Việt Liên là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng, trị giá hàng hóa 14.400.000 đồng. Phạt tiền 30.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 14.400.000 đồng.
2. Ngày 28/4/2016 Đoàn kiểm tra liên ngành 389 Tỉnh do Đội Quản lý thị trường cơ động Chi cục Quản lý thị trường Đồng Tháp chủ trì, kiểm tra doanh nghiệp tư nhân Kim Hoàng do bà Nguyễn Kim Hoàng chủ doanh nghiệp, địa chỉ: 279, quốc lộ 80, ấp Tân Bình, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Đoàn kiểm tra đã lấy phân bón cao cấp NPK 25-25-5+TE, nguyên liệu ngoại nhập sản phẩm của Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu phân bón Việt Thắng, địa chỉ văn phòng: 440/16 Huỳnh Tấn Phát, Khóm 2, phường Bình Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, sản xuất tại khu công nghiệp Tân Kim, Cần Giuộc, Long An. Kết quả phân bón cao cấp NPK 25-25-5+TE nguyên liệu ngoại nhập, sản phẩm của Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu phân bón Việt Thắng là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng, trị giá hàng hóa 14.400.000 đồng. Phạt tiền 60.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 14.400.000 đồng.
3. Ngày 10/5/2016, Đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở kinh doanh Thuận Phát do bà Võ Thị Hạnh làm chủ, địa chỉ: Ấp 3, xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp theo kế hoạch. Lấy mẫu phân bón cao cấp NPK + TE  25-25-5+TE của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất  Việt Liên, địa chỉ: Số 67, đường ĐX096, Hiệp An, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương gửi kiểm tra chất lượng, số lượng phân bón 39 bao (50kg/bao), trị giá lô hàng 23.400.000 đồng. Kết quả phân bón cao cấp NPK + TE  25-25-5+TE của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất  Việt Liên là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng. Phạt tiền 50.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 23.400.000 đồng.
4. Ngày 10/5/2016, Đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở kinh doanh Tăng Văn Sơn, địa chỉ: Ấp 1, xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp theo kế hoạch. Lấy mẫu phân bón ISO NPK cao cấp 20-20-15+SiO2 của Công ty cổ phần hóa chất và phân bón Phú Mỹ, địa chỉ Công ty: Số 12, Quốc lộ 60, ấp Ba Se A, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh gửi kiểm tra chất lượng, số lượng phân bón 60 bao (50kg/bao) trị giá lô hàng: 26.400.000 đồng. Kết quả phân bón ISO NPK cao cấp 20-20-15+SiO2 của Công ty cổ phần hóa chất và phân bón Phú Mỹ là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng. Phạt tiền 50.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 26.400.000 đồng.
5. Ngày 11/5/2016, Đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở kinh doanh Bùi Thị Thùy Trang, địa chỉ: Số 07/D, Nguyễn Thị Minh Khai, Khóm 4, Thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp theo kế hoạch. Lấy mẫu phân bón rễ Kali-S61 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thống Nhất, địa chỉ Công ty: Số 141/3, đường Nguyễn Huệ, Phường 4, Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre gửi kiểm tra chất lượng, số lượng phân bón 40 bao (50kg/bao), trị giá lô hàng 16.000.000 đồng. Kết quả mẫu phân bón rễ Kali-S61 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thống Nhất là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng. Phạt tiền 30.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 16.000.000 đồng.
6. Ngày 16/5/2016, Đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở kinh doanh phân bón Chiểu do ông Âu Văn Chiểu làm chủ, địa chỉ: 12/D, Nguyễn Thị Minh Khai, Khóm 4, Thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp theo kế hoạch. Lấy mẫu phân bón lá cao cấp VT4 của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Việt Thôn, địa chỉ: Số 353/7, Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh gửi kiểm tra chất lượng, số lượng phân bón 120 chai (01 lít/chai), trị giá lô hàng 12.000.000 đồng. Kết quả phân bón lá cao cấp VT4 của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Việt Thôn là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng. Phạt tiền 30.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 12.000.000 đồng.
 7. Ngày 19/5/2016, Đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở kinh doanh Năm Mến do ông Dương Văn Mến làm chủ, địa chỉ: Ấp Mỹ Tây 3, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp theo kế hoạch. Lấy mẫu phân bón NPK 20-20-15+TE của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngưu, địa chỉ: Số 4A52, Ấp 4, Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng phân bón 68 bao (50kg/bao), trị giá lô hàng 37.400.000 đồng. Kết quả phân bón NPK 20-20-15+TE của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngưu là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng. Phạt tiền 80.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 37.400.000 đồng.
8. Ngày 19/5/2016 Đoàn kiểm tra mặt hàng phân bón vô cơ do Đội Quản lý thị trường số 3 trực thuộc Chi cục Quản lý thị trường chủ trì, kiểm tra cơ sở kinh doanh Lý Văn Lành do ông Lý Quốc Việt làm chủ, địa chỉ: Ấp 2, xã An Bình B, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Lấy mẫu phân bón NPK cao cấp 20-20-15+TE của Công ty trách nhiệm hữu hạn phân bón Đất Việt sản xuất, địa chỉ số 28/16, Đường 32, KP7, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh để kiểm tra chất lượng. Kết quả phân bón NPK cao cấp 20-20-15+TE của Công ty trách nhiệm hữu hạn phân bón Đất Việt nêu trên là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng, phân bón giả, trị giá hàng hóa vi phạm 9.500.000 đồng. Phạt tiền 15.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 9.500.000 đồng.
9. Ngày 24/5/2016 Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Đồng Tháp do Đội Quản lý thị trường cơ động Chi cục Quản lý thị trường Đồng Tháp chủ trì, kiểm tra cửa hàng vật tư nông nghiệp Nguyễn Hoàng Trung (Trung Tâm) do ông Nguyễn Hoàng Trung là chủ cửa hàng, địa chỉ: Ấp An Hòa, xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Qua kiểm tra lấy mẫu - Thuốc trừ sâu Billaden 50EC của công ty cổ phần Thanh Xuân, địa chỉ: 48/1E, Nam Thới 1, Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thuốc bảo vệ thực vật giả không có giá trị sử dụng, công dụng, trị giá hàng hóa vi phạm 37.050.000 đồng. Phạt tiền 80.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 37.050.000 đồng.
Ngoài ra Đoàn kiểm tra liên ngành còn phát hiện cơ sở kinh doanh 10 chai phân bón lá hợp chất vi lượng nhãn hiệu TRS 108 Super của Công ty cổ phần Trường Sơn, địa chỉ: Pháp Vân, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội, sản xuất tại Đức  Nhuận, Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên quá hạn sử dụng.
10. Ngày 07 tháng 6 năm 2016, Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 6 đã kiểm tra tại hộ kinh doanh Đại lý vật tư nông nghiệp Tư Nhi do ông Phạm Trường An làm chủ, địa chỉ: Ấp Phước Tiên, xã Thông Bình, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Đoàn đã tiến hành lấy 01 mẫu phân bón NPK 16-16-8 + TE, ngày sản xuất: 02/11/2015, của Công ty TNHH TM XNK phân bón Việt Thắng, địa chỉ văn phòng: 440/16, Huỳnh Tấn Phát, KP2, phường Bình Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chi Minh, địa chỉ sản xuất: 306, ấp An Hòa, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả phân bón NPK 16-16-8 + TE, ngày sản xuất: 02/11/2015, của Công ty TNHH TM XNK phân bón Việt Thắng nêu trên là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng, phân bón giả, trị giá hàng hóa vi phạm 9.450.000 đồng. Phạt tiền 15.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 9.450.000 đồng.
11. Ngày 17/6/2016 Đoàn kiểm tra mặt hàng phân bón vô cơ do Đội Quản lý thị trường số 3 trực thuộc Chi cục Quản lý thị trường Đồng Tháp chủ trì đã kiểm tra cơ sở kinh doanh Phương Trang do ông Lê Nguyễn Phương làm chủ, địa chỉ ấp Thượng, xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Lấy mẫu phân bón cao cấp thế hệ mới NPK 20-20-15+TE+Bo của Công ty trách nhiệm hữu hạn phân bón Việt FARM sản xuất, địa chỉ lô F5-F6, Đường số 3, khu công nghiệp Tân Kim, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An để kiểm tra chất lượng. Kết quả phân bón cao cấp thế hệ mới NPK 20-20-15+TE+Bo của Công ty trách nhiệm hữu hạn phân bón Việt FARM nêu trên là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng, số lượng 5.000 kg, trị giá hàng hóa vi phạm 55.000.000 đồng. Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phạt tiền 80.000.000 đồng và truy thu số lợi bất hợp pháp 55.000.000 đồng.
12. Đội Quản lý thị trường số 4 trực thuộc Chi cục Quản lý thị trường Đồng Tháp phối hợp với ngành chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh phân bón Chí Toàn do ông Nguyễn Chí Toàn làm chủ, địa chỉ: Ấp 2A, xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu phân bón nhãn hiệu NPK 20-20-15+TE, sản phẩm do Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Sao Mai Phương Mai sản xuất, địa chỉ: BA5 – 4, Lô S5-2, đường Cảnh Viên, Phường Tân phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng 2.000 kg để kiểm tra chất lượng.
Kết quả  phân bón nhãn hiệu NPK 20-20-15+TE, sản phẩm của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Sao Mai Phương Mai sản xuất, địa chỉ: BA5 – 4, Lô S5-2, đường Cảnh Viên, Phường Tân phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh là phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng. Đội Quản lý thị trường số 4 trực đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tháp Mười truy cứu trách nhiệm hình theo quy định. Qua làm việc, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tháp Mười kết luận ông Nguyễn Chí Toàn chưa đủ định lượng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi buôn bán hàng giả, chuyển trả hồ sơ vụ việc cho Đội Quản lý thị trường số 4 trực Chi cục Quản lý thị trường Đồng Tháp xử lý theo quy định.
Chi cục Quản lý thị trường Đồng Tháp đã xử phạt vi phạm hành chính ông Nguyễn Chí Toàn về hành vi buôn bán hàng (phân bón) giả, với số tiền 50 triệu đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm là 22 triệu đồng, tổng số tiền phải nộp là 72 triệu đồng.
Nguồn: www.dongthap.gov.vn
>

Hành tây đỏ và những công dụng trị bệnh ít ai biết

Hành tây đỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, magiê, kali, folate, mangan, thiamin, vitamin C, K và B-6. Ăn loại củ này thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, và thậm chí có thể ngăn ngừa các bệnh mãn tính.
hành tây đỏ đã nổi tiếng vì lợi ích sức khỏe mà nó đem lại.
hành tây đỏ đã nổi tiếng vì lợi ích sức khỏe mà nó đem lại.
Sau đây là một số công dụng chữa bệnh của hành tây đỏ. Cùng mình tìm hiểu về nó nhé!
Chống ung thư, tim mạch
Hành tây đỏ rất giàu chất chống oxy hóa.
Đây chính là lý do tại sao hành tây đỏ được coi là thảo dược cực có giá trị trong việc ngăn chặn quá trình oxy hóa của các axit béo cũng như sự phá hoại của các gốc tự do – chất gây nên rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư và tim mạch.
“Do đó, các chất trong hành tây đỏ còn có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, giảm tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể”, ThS Toàn nhấn mạnh.
Giảm cân, thải độc
Củ hành tây đỏ chứa thành phần chống oxy hóa cao gấp 2 lần so với các loại hành khác. Trong loại củ này có chứa nhiều nhóm lưu huỳnh có khả năng giúp giảm cân và thải độc.
Tăng cholesterol có lợi cho cơ thể, điều hòa huyết áp
Các thành phần của hành tây đỏ góp mặt vào sự kết khối các tế bào máu, làm giảm nồng độ lipid máu gây hại, song song việc tăng cholesterol có lợi giúp chức năng tim mạch, chuyển hóa chất béo được cải thiện đáng kể.
Cũng trên cơ sở đó, hành tây đỏ cũng là thực phẩm mà người cao huyết áp không quên dùng. Bạn có thể ăn hành tây đỏ sống, salad, đặc biệt có thể ngâm hành tây đỏ với rượu vang đỏ.
Cách dùng: 200 g hành tây đỏ rửa sạch, xắt nhỏ, cho vào lọ thủy tinh, đổ rượu vang đỏ vào để chừng 7 ngày, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống20 ml. Công thức này cực tốt cho huyết áp.
Chống đông máu, nhiễm trùng
Với một số vi khuẩn, hành tây đỏ cũng là khắc tinh của chúng vì loại thực phẩm này có khả năng chống nhiễm khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm bao gồm cả Ecoli, Salmonella, lao…
Chính vì vậy, hành tây đỏ có giá trị rất lớn trong việc phòng chống các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu , trong đó có viêm bàng quang.
hành tây đỏ có giá trị rất lớn trong việc phòng chống các bệnh viêm nhiễm
hành tây đỏ có giá trị rất lớn trong việc phòng chống các bệnh viêm nhiễm
Tăng cường miễn dịch
Trong hành tây đỏ có chất quercetin có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, loại củ này giúp tăng cường miễn dịch cơ thể, ngăn ngừa, phòng chống cảm lạnh.
Điều trị rụng tóc, hói đầu
Trong lĩnh vực thẩm mỹ, hành tây đỏ được coi là thần dược điều trị rụng tóc, hói đầu. Một nghiên cứu cho thấy việc bôi nước ép hành tây đỏ lên da đầu 2 lần/tuần liên tục trong 2 tháng sẽ làm tóc mọc lại.
Nguyên nhân bởi trong hành tây đỏ có nguồn lưu huỳnh và khoáng chất phong phú, kích thích lông tóc phát triển.
ThS Toàn khẳng định: “Hành tây đỏ là thảo dược cũng như thực phẩm có nguồn gốc phương Tây được du nhập vào nước ta.
Với công dụng như vậy, trong chế độ ăn hàng ngày của bạn và gia đình cần hết sức coi trọng. Ai cũng có thể sử dụng loại củ quý giá này.
Tuy nhiên mùi hăng của hành tây đỏ có thể khiến nhiều người không hứng thú. Bạn có thể chế thành nhiều dạng khác nhau cho dễ dùng hơn ăn sống như ngâm dấm, làm salad hoặc xào nấu”.
Công dụng của hành tây đỏ có thể chữa trị nhiều bệnh. Bài trên là nói rõ tác dụng của nó. Chúc bạn vui vẻ!
Theo phununews.vn
>

Dân mạng kêu gọi mua giúp gừng tồn ứ cho bà con Hà Giang

Dân mạng đang ồ ạt kêu gọi giải cứu hơn 100 tấn gừng giúp người dân tại thôn Suôi Thầu, thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần (Hà Giang).
dan mang keu goi mua giup gung ton u cho ba con ha giang hinh anh 1
Hình ảnh người đàn ông dân tộc ngồi thẫn thờ vì một vụ gừng được mùa mà không bán được. Ảnh: Facebook
Trong những giờ vừa qua, cộng đồng mạng đang ồ ạt chia sẻ hình ảnh người đàn ông với dáng khắc khổ, ngồi cùng thẫn thờ và phía sau đó là hình ảnh những bao tải gừng đang chất đống.
Kèm theo bức ảnh là dòng trạng thái: “Những người Mông đang loay hoay vì được mùa gừng núi. Cả xã thu hoạch được khoảng 100 tấn, đóng vào bao, xếp bên nương, vì không có chỗ cất.”.
 dan mang keu goi mua giup gung ton u cho ba con ha giang hinh anh 2
Loại gừng được bà con trồng là gừng nghệ, có màu vàng, thơm. Ảnh: Fcebook
Theo chia sẻ, hình ảnh đó là được chụp tại thôn Suôi Thầu, thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần (Hà Giang). Hiện người dân nơi đây đang điêu đứng vì gừng đã thu hoạch nhưng không có đầu ra.
Khi bức ảnh được đăng tải lên đã nhận được hàng nghìn lượt like, chia sẻ và bình luận.
Từ những thông tin trên Dân Việt đã có cuộc trao đổi nhanh với chính quyền địa phương và được xác nhận trên địa bàn thôn Suôi Thầu đang tồn dư hơn 100 tấn gừng là đúng sự thật.
 dan mang keu goi mua giup gung ton u cho ba con ha giang hinh anh 3
 dan mang keu goi mua giup gung ton u cho ba con ha giang hinh anh 4
Cộng đồng mạng cùng nhau kêu gọi mua gừng ủng hộ cho người dân Suôi Thầu có Tết. Ảnh: Chụp màn hình
Gừng là cây truyền thống của người dân nơi đây. Đó cũng là nguồn thu nhập thêm cho đồng bào có được cái Tết âm cúng, đầy đủ hơn với giá hon 10.000 đồng/kg. Thế nhưng, giờ đây khi mùa thu hoạch gừng đến, hàng loạt gừng được đào lên nhưng không có nguồn ra. Hiện người dân đã tập kết gừng về địa điểm và chỉ có thể dùng phông bạt che chắn, tuy nhiên nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng này thì gừng sẽ bị hao rất nhanh và thiệt hại cho bà con là không thể kể hết.
Được biết, hiện giá bán của gừng tại địa phương chỉ còn 7.000 đồng/kg.
>

Chuyển hóa giấc mơ nông sản sạch cho người tiêu dùng Việt

Sản xuất manh mún, mô hình “4 nhà” vẫn trên giấy, liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp "hờ hững"... là lý do nông sản sạch vẫn là giấc mơ của người tiêu dùng Việt.
Trong giai đoạn 1 của Chương trình đã có 250 hộ sản xuất chính thức ký hợp tác với Công ty VinEco. (Nguồn: Vietnam+)
Vì thế, thông tin 250 hợp tác xã và hộ sản xuất đầu tiên đã chính thức bắt tay với VinEco sản xuất sạch đã mở ra hy vọng cho thị trường.

Thừa đầu vào, thiếu đầu ra

Từ những năm 2000, Việt Nam đã ban hành chính sách khuyến khích phát triển liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất với mục tiêu hướng đến một nền nông nghiệp có khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.

Tuy vậy, các hình thức doanh nghiệp ký kết hợp đồng, triển khai tiến bộ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân sau hơn 15 năm vẫn yếu kém và lỏng lẻo.

Theo một khảo sát được thực hiện bởi Học viện Nông nghiệp trong nhiều năm, có đến 77% số hộ nông dân được khảo sát ở Hòa Bình cho biết, không biết mô hình liên kết 4 nhà là gì.

Từ năm 2013 đến vụ đông xuân 2015-2016, đã có hàng nghìn mô hình cánh đồng lớn được liên kết, xây dựng ở các địa phương với diện tích hơn 550.000ha. Trong số đó, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn nhất 450.000ha, tuy nhiên cũng gặp khó khăn đó là thừa đầu vào, thiếu đầu ra.

Tại diễn đàn “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt” do Công ty Đầu tư và phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco (Tập đoàn Vingroup), Hiệp hội hàng Việt Nam Chất lượng Cao tổ chức vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh nhìn nhận giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt thấp, sản lượng nông sản lớn nhưng khó khăn khi tiếp cận thị trường nước ngoài và trong nước. Một trong những nguyên nhân chính là do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu vẫn là quy mô nông hộ chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, và thiếu sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp.
VinEco sẽ hỗ trợ về đào tạo kiến thức, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, kiểm soát quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. (Nguồn: Vietnam+)

Giáo sư Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng vai trò của kinh tế hộ gia đình đã đến lúc chấm dứt và liên kết là xu hướng bắt buộc.

Đồng tình với quan điểm này, Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Hồng Sơn cho rằng muốn có một nền nông nghiệp với nông sản sạch thì không thể mãi tồn tại tình trạng “hàng chục triệu nông dân cùng tham gia bán hàng với xe thồ, quang gánh ngoài chợ.” 

Giấc mơ “bao tiêu” đang hiện hữu

Trong bối cảnh liên kết lỏng lẻo ấy, Vingroup vào cuộc với cú hích liên kết 1.000 nông hộ cung ứng nông sản an toàn cho người tiêu dùng, không những bao tiêu đầu ra mà còn hỗ trợ nông dân đầu vào như giống, phân bón, kỹ thuật - đã và đang mở ra một hy vọng mới cho nông dân và người tiêu dùng.

Tham gia ký kết cung cấp thanh long ruột đỏ cho Công ty VinEco ngay từ những ngày đầu, ông Nguyễn Hữu Triệu (phường 3, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) cho biết gia đình ông có 13ha trồng thanh long ruột đỏ. Năm nào điệp khúc được mùa mất giá, bị thương lái ép giá cũng diễn ra, nhưng từ khi ký kết với Công ty VinEco, không những giá thu mua được cao hơn giá bán cho thương lái mà còn được hỗ trợ về kỹ thuật,.

"Nông dân chúng tôi không mong muốn gì hơn điều này. Rất mong có thêm nhiều doanh nghiệp cùng tham gia phân phối sản phẩm như VinEco để nông dân đỡ thiệt thòi trong chuỗi sản xuất nông nghiệp an toàn," ông Nguyễn Hữu Triệu chia sẻ.

Cùng chung niềm vui được bao tiêu sản phẩm đầu ra, chị Đàm Thị Dịu, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất dịch vụ Liên Anh (Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội), cho biết hiện công ty đang có 33ha sản xuất rau ăn lá của nhiều nông hộ trên địa bàn. Công ty VinEco đã ký hợp đồng hỗ trợ đầu ra cho nông dân với giá thu mua hợp lý. Trung bình mỗi ngày, Công ty VinEco thu mua 3 tấn rau ăn lá các loại.

"Phía Công ty VinEco rất hỗ trợ luôn tìm cách tiêu thụ nông sản cho nông dân, làm bà con rất an tâm. Bên cạnh đó, hàng tuần phía Công ty đều có đội kỹ thuật về vùng rau kiểm tra, hướng dẫn nông dân và công ty chúng tôi để làm sao quản lý tốt hơn việc sản xuất. Đặc biệt, hàng tháng VinEco đều có kinh phí hỗ trợ thêm cho nông dân, dù không nhiều nhưng là nguồn động viên bà con quyết tâm sản xuất nông sản an toàn," chị Dịu bày tỏ.
(Nguồn: Vietnam+)

Bà Vũ Tuyết Hằng, Tổng Giám đốc Công ty VinEco, cho biết sau 3 tháng phát động, 250 hợp tác xã và hộ sản xuất đầu tiên thuộc các lĩnh vực rau, nấm, gạo, trái cây đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty VinEco và con số này đang tăng lên từng ngày.

"Mục tiêu lớn nhất của chương trình là cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng; thứ hai là hỗ trợ bà con nông dân tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm thay đổi và tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp; tiến tới từng bước xây dựng được các thương hiệu nông sản Việt có tầm quốc tế. Đây chính là tâm huyết của Vingroup cũng như của VinEco nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng cũng như tương lai lâu dài cho các thế hệ mai sau," bà Vũ Tuyết Hằng khẳng định./.
Nguồn tin:vietnam+
>

Chậm thu hái cà phê gây ảnh hưởng xấu đến vụ sau

Ngày 23/12, Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết mưa kéo dài và tình trạng thiếu nhân công đã khiến tiến độ thu hoạch cà phê bị chậm lại, năng suất, chất lượng đều giảm.

Ảnh minh họa

Một lượng không nhỏ quả cà phê chín nẫu rụng xuống gốc cây ẩm ướt nên bị hư hỏng. Cũng vì mưa nhiều và thiếu sân phơi nên đa số nhà vườn chọn giải pháp chà xát quả cà phê tươi rồi đem phơi để giảm thời gian phơi phóng. Cà phê đang phơi lại gặp mưa và độ ẩm cao nên nhân thâm đen, chất lượng giảm sút.

Thông thường sau khi thu hoạch khoảng một tháng, cây cà phê mới hồi sức và ra hoa đồng loạt. Thế nhưng năm nay tình trạng mưa thất thường đã giục hoa cà phê nở sớm khi vừa hái quả xong nên tỷ lệ đậu trái thấp.

Kim Anh (Báo Tiền Phong)
>

Cà phê sẽ giảm giá sâu vào năm 2017?

Theo Ban chỉ đạo thị trường nông nghiệp (Bộ NNPTNT), thị trường cà phê thế giới biến động giảm nhẹ trong tuần qua. So với cuối tuần trước, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 1.2017 giảm 6 USD/tấn xuống còn 2.026 USD/tấn.


Được biết, nguyên nhân giá cà phê giảm do thông tin thời tiết thuận lợi tại nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới là Brazil và dự báo nguồn cung cà phê của Việt Nam tăng lên trong những tuần tới do nông dân Việt Nam đang tăng tốc vụ thu hoạch để kết thúc vào cuối tháng 12.

Hãng môi giới hàng hóa Marex Spectron dự báo cà phê Arabica thặng dư 5,8 triệu bao sẽ bù đắp cho lượng thiếu hụt 5,6 triệu bao Robusta trong vụ 2016-2017. Hãng này đã dự báo thặng dư cà phê toàn cầu vụ 2016-2017 ở mức 0,3 triệu bao (loại 60kg) so với mức thâm hụt 2 triệu bao vụ 2015/2016.

Theo Cơ quan Phân tích Safras & Mercado, kết thúc vụ 2016-2017, nông dân cà phê Brazil đã bán được 68% trong tổng số 54,9 triệu bao cà phê. Hợp tác xã cà phê lớn nhất Brazil là Cooxupe dự báo đến hết năm nay xuất khẩu cà phê của hợp tác xã sẽ đạt gần 6,3 triệu bao, tăng gần 18,87% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Rabobank, cà phê sẽ là mặt hàng giảm giá sâu nhất trong năm 2017. Trong khi đó, trong năm 2016 cà phê đang là một trong những mặt hàng tăng giá mạnh nhất. Cụ thể, giá cà phê Arabica tương lai trên sàn New York tăng giá hơn 30% từ đầu năm đến nay và giá Robusta trên sàn London tăng hơn 40%. Mặc dù vẫn dự đoán thế giới sẽ thâm hụt cà phê năm thứ 4 liên tiếp trong niên vụ 2017-2018 với mức thâm hụt khoảng 2 triệu tấn, Rabobank cho rằng sự giảm giá đồng tiền các nước sản xuất lớn sẽ hỗ trợ giá cà phê nội địa, thúc đẩy hoạt động bán ra và đẩy giá giảm. Rabobank cũng dự đoán giá cà phê Arabica tương lai kết thúc năm tới ở mức giá khoảng 149 cents/pound, thấp hơn nhiều so với mức giá hiện tại. Giá cà phê Robusta được dự đoán giảm xuống còn 2.040 USD/tấn, trong khi giá các hợp đồng tương lai cho thấy thị trường kỳ vọng mức giá tới 2.113 USD/tấn.

Bất chấp dự đoán của Rabobank, ở trong nước, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên cuối tuần trước đã tăng 100 – 500 đồng/kg, lên mức 41.600 – 42.500 đồng/kg. Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giữ mức 1.911 USD/tấn. Theo Ban chỉ đạo thị trường nông nghiệp, vụ thu hoạch cà phê của Việt Nam đang tiến triển tốt trong những tuần gần đây sau khi bị trì hoãn do mưa vào cuối tháng 10 và  đầu tháng 11. Tại vành đai cà phê Tây Nguyên, vụ 2016-2017 bà con đã thu hoạch được khoảng một nửa, trong khi ở một vài khu vực đã thu hoạch được 70%.

Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cũng cho biết thêm, một nửa vụ cà phê tại tỉnh Đăk Lăk đã được thu hoạch. Thực tế cho thấy giá cà phê tăng trong năm nay đã khuyến khích nông dân thu hoạch nhanh hơn. Ước tính 25  -  30% sản lượng cà phê của Đăk Lăk đã được thu hoạch so với khoảng 15% trong năm ngoái.

Theo Nhịp cầu đầu tư
>

Măng cụt vào thị trường Mỹ, Australia

Trong tổng kim ngạch 2,178 tỷ USD xuất khẩu rau và trái cây 11 tháng qua, đáng chú ý mặt hàng măng cụt, vải đã vào được thị trường Mỹ, Australia.



Theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, riêng trong tháng 11 giá trị xuất khẩu rau và trái cây đạt 186 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu rau và trái cây trong 11 tháng đầu năm lên mức 2,178 tỷ USD.

Đáng chú ý, những tháng cuối năm, mặt hàng măng cụt và vải đã được nhận vào thị trường Mỹ, Australia. Ngoài ra, các lô hàng được chấp nhận vào các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc gồm thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, và măng cụt đã tăng lên.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất cho các loại rau và trái cây Việt Nam, chiếm 70,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đứng sau là Hàn Quốc chiếm 3,6%, Mỹ 3,4% và Nhật 3,1%. Xuất khẩu tăng nhưng Việt Nam cũng chi 814 triệu USD để nhập khẩu các loại rau và trái cây trong 11 tháng đầu năm, tăng 44% so với năm trước. Dự kiến hết 2016, kim ngạch xuất khẩu rau và trái cây Việt Nam có thể đạt 2,5-2,6 tỷ USD.

Hồng Châu (vnexpress)
>

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đã vượt gạo, đạt 2,3 tỷ USD

Tính đến 15/12 năm nay, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 2,3 tỷ USD, còn gạo xuất khẩu mới chỉ đạt 2,1 tỷ USD.

>> Măng cụt vào thị trường Mỹ, Australia

Số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan cho biết, tính từ đầu năm đến 15/12/2016, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam đạt 2,305 tỷ USD.

Trước đó, theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, riêng trong tháng 11 giá trị xuất khẩu rau và trái cây đã đạt 186 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 11 tháng đầu năm 2016 lên mức 2,178 tỷ USD.

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam xuất khẩu (Ảnh minh họa: KT)

Trung Quốc là thị trường lớn nhất nhập khẩu các loại rau và quả của Việt Nam, chiếm 70,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Đứng sau Trung Quốc, các thị trường Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng đang tiêu thụ khá nhiều rau quả Việt Nam, chiếm khoảng trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Theo dự kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm nay, rau quả vẫn còn nhiều dư địa để khai thác xuất khẩu nên kỳ vọng kim ngạch có thể lên hơn 2 tỉ USD, tăng hơn 10% so với năm 2015 (năm 2015 đạt mức 1,85 tỷ USD, tăng hơn 400 triệu USD so với năm 2014, tương đương mức tăng hơn 28%).

Như vậy, tính đến thời điểm này, chỉ còn 10 ngày nữa là hết năm 2016, giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả đã vượt mục tiêu đề ra.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, xuất khẩu rau quả nói chung, đặc biệt là mặt hàng trái cây có sự gia tăng nhanh chóng. Năm 2005, rau quả đã xuất khẩu và có mặt ở 36 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đạt kim ngạch trên 235 triệu USD. Đến năm 2015, số thị trường thâm nhập rau quả Việt Nam đã tăng lên hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu tăng 123% so với năm 2014 và tăng 782% so với năm 2005.

Theo dự báo, năm 2016, xuất khẩu rau quả sẽ vượt gạo. Tính đến thời điểm 15/12, giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo mới đạt 2,10 tỷ USD, thấp hơn giá trị xuất khẩu rau quả gần 200 triệu USD.

Rõ ràng, xuất khẩu rau quả tăng trưởng khả quan và trở thành động lực quan trọng để thu hút thêm các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp nói chung, trong đó là ngành hàng rau quả, đồng thời giúp nông dân tăng thêm thu nhập.

Hơn nữa, bên cạnh những thị trường truyền thống, ngành rau quả cũng đã tích cực phát triển mở rộng thị trường, đặc biệt là những thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Australia, New Zeland... Năm nay, vải thiều, xoài của Việt Nam đã đến được thị trường Australia, Mỹ và thanh long Việt Nam cũng sắp có mặt tại Australia…

Việc rau quả Việt Nam ngày càng được chấp nhận tại nhiều thị trường thế giới chứng tỏ chất lượng sản phẩm đã ngày càng được gia tăng. Điều này đồng nghĩa nhận thức của người dân trong việc tổ chức sản xuất với các quy trình sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…/.
>> QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ỚT TÂY CHO NĂNG SUẤT CAO

Xuân Thân/VOV.VN
>

Xin hiểu cho đúng việc trồng rau sạch...

Trong buổi lễ, một đồng chí lãnh đạo hiệp hội đã dõng dạc tuyên bố: “Chúng ta phải đoạn tuyệt với phân bón vô cơ, với thuốc BVTV và các sản phẩm biến đổi gen…”
Để có sản phẩm sạch cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật   

Tuần vừa qua, tôi được mời vào TP Hồ Chí Minh để dự lễ trao giải (hay bằng chứng nhận gì đó) cho các cơ sở sản xuất ra các sản phẩm hữu cơ (mà theo ý của họ là các sản phẩm sạch). Nhưng nghĩ như vậy cũng không chính xác vì rau cỏ nào chả là hữu cơ!... 
Tinh thần hoạt động của tổ chức này là rất tốt, được mọi người ủng hộ. Ta rất cần giải quyết dứt điểm việc đưa nông sản sạch ra thị trường. Tình hình hiện nay là quá lộn xộn! Khi ra chợ, không ai có thể biết đâu là rau sạch, đâu là rau bẩn (bẩn ở đây có nghĩa là còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng các yếu tố vô cơ, các vi sinh vật gây hại…). Vì vậy, Chính phủ và Bộ NN-PTNT cùng Bộ Y tế đang tích cực tăng cường các hoạt động để kiểm soát được sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. 
Trong buổi lễ trên, một đồng chí lãnh đạo hiệp hội đã dõng dạc tuyên bố: “Chúng ta phải đoạn tuyệt với phân bón vô cơ, với thuốc BVTV và các sản phẩm biến đổi gen…”. Ngồi dưới nghe, tôi có cảm tưởng đồng chí lãnh đạo đó không hiểu gì về vấn đề hấp thụ của cây trồng. Điều tức cười là cuộc họp này lại do Cty phân bón Bình Điền tài trợ. Tôi thấy anh Lê Quốc Phong, Giám đốc Cty ngồi đó. Cty phân bón Bình Điền chuyên đưa ra các loại phân bón vô cơ với thương hiệu Đầu Trâu. Vậy, chả nhẽ ông “chủ tọa” lại tẩy chay ông “tài trợ”! Vấn đề có lẽ là ở khâu nhận thức. 
Hôm 15/12, ngồi xem VTV2, tôi lại thấy một vị khách nói rằng: “Ở bên Mỹ, hoa quả không ngọt đậm như bên ta vì nó là sản phẩm hữu cơ…”. Nói thế thì sai bét rồi! Vì vậy, chúng ta cần thống nhất với nhau, nếu không, vấn đề thực phẩm sạch sẽ bị sai lệnh hết! 
Xin khẳng định với bà con, cây không hút được các sản phẩm hữu cơ mà nó chỉ duy nhất hấp thu được các nguyên tố vô cơ vào trong cơ thể. Tất cả các chất hữu cơ trong cây đều được tổng hợp nên từ các chất vô cơ mà rễ hấp thụ vào.Đó là các nguyên tố đại lượng, trung lượng, vi lượng và cả siêu vi lượng nữa. 
Nếu khi ta bón phân hữu cơ vào đất, hệ vi sinh vật đất sẽ phân giải các phân tử hữu cơ để tạo thành các cation và anion (tức là các nguyên tử hoặc phân tử vô cơ). Keo đất sẽ hấp thụ chúng để rễ sẽ hút dần dần vào trong cây. Chúng sẽ được đưa lên lá để tổng hợp thành các chất hữu cơ. Xin hãy hiểu khái quát như vậy.   
Do đó, phân vô cơ rất cần cho cây. Nó có tác động rõ rệt và nhanh chóng tới đời sống cây trồng. Nó làm tăng năng suất, tăng chất lượng cho mọi loại nông sản. Trên thế giới này, chưa có nước nào mà lại không dùng tới phân vô cơ. Nhưng nếu ta dùng quá nhiều phân vô cơ thì sẽ làm cho đất dễ bị chai cứng và điều nguy hại hơn là nếu dư thừa, nó có thể tồn dư vượt ngưỡng trong sản phẩm cây trồng. 
Lúc đó, nó làm cho nông sản của ta lại bị gây hại tới sức khỏe của con người hoặc vật nuôi. Vì vậy, vấn đề chúng ta cần tránh lại là: Không lạm dụng phân vô cơ. Đấy mới là mấu chốt của vấn đề (chứ không phải là loại trừ phân vô cơ ra khỏi quá trình canh tác). 
Ta phải chọn đúng loại phân vô cơ, bón đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp. Điều nay, anh em khuyến nông đã nói kỹ với bà con rồi. Nhưng nhiều nhà, do ham lợi nên đã không làm đúng như vậy. Họ cố tình bón thêm nhiều phân vô cơ để tăng năng suất. Nhưng chính việc đó đã làm cho cây ứ thừa các nguyên tố vô cơ, gây độc hại cho người tiêu dùng. 
Thế còn, nếu ta đủ phân hữu cơ để bón cho cây thì rất tốt. Phân hữu cơ sẽ phân giải dần dần để cung cấp các chất khoáng cho cây. Nó cũng làm tăng độ màu, tăng độ tơi xốp, tăng khả năng điều tiết mới cho cây… Tuy nhiên, để sản xuất đủ phân hữu cơ, cho tất cả các loại cây trồng là việc rất khó. Đặc biệt với các đối tượng được trồng với diện tích lớn như cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp… đòi hỏi lượng phân rất nhiều. 
Vì vậy, theo chúng tôi, giải pháp tốt nhất vẫn là tận dụng tối đa phân hữu cơ kết hợp với sử dụng hợp lý phân vô cơ để tạo ra các sản phẩm vừa có chất lượng, vừa đạt năng suất cao nhưng cũng vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, chớ vội loại bỏ phân vô cơ khi canh tác cây trồng. 
Còn đối với thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thì đó cũng là vấn đề nhức nhối. Ít lâu nay, bà con ta dùng quá nhiều và cũng quá liều các loại thuốc BVTV. Nguy cơ tồn dư thuốc BVTV trên các loại nông sản hàng hóa là rất rõ ràng. Vì vậy, cả xã hội lo lắng về vấn đề này. 
Nhưng giải quyết vấn đề này bằng cách nào thì nên bàn bạc kỹ lưỡng. Chúng tôi rất vui mừng khi thấy các Cty lớn ngoài vùng nông nghiệp (như Tập đoàn Vingroup) đã vào cuộc với nông dân. Họ đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật và cả vốn liếng để bà con tham gia sản xuất rau sạch. Làm rau sạch đâu dễ. Nó tốn kém hơn nhiều. Vì vậy, người tiêu dùng cũng phải sẵn lòng mua nó với giá cao hơn thì nông dân mới có lãi. 
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, đa phần dân ta vẫn còn sản xuất nhỏ lẻ. Nếu không dùng thuốc BVTV thì chỉ cần 2 ngày là ruộng rau của bà con chỉ còn trơ lại… toàn cọng. Sâu sẽ xông vào phá sạch. Do đó xin đừng vội quay lưng với thuốc BVTV. 
Chúng ta sẽ cố gắng hết sức để đưa vào áp dụng các biện pháp không dùng tới hóa chất như: Dẫn dụ thiên địch, sử dụng các loại thảo dược, các loại bẫy, bả… Tuy nhiên, nó chỉ được một phần. Nếu lúa bị đạo ôn thì các biện pháp trên cũng vô dụng. Trong lúc các loại cây trồng của chúng ta lại có vô vàn loại sâu bệnh. 
Do đó, ta vẫn phải dùng tới các loại thuốc BVTV nhưng điều quan trọng nhất hiện nay là phải sử dụng thuốc theo đúng quy định của ngành (đúng thuốc, đúng loại cây, đúng liều lượng, đúng phương pháp). 
Đặc biệt, phải đảm bảo đúng thời hạn ngừng phun trước khi thu hoạch để loại bỏ hoàn toàn thuốc BVTV trong sản phẩm hàng hóa. Có lẽ, đây là vấn đề hệ trọng nhất mà chúng ta phải tập trung suy nghĩ tìm giải pháp. Ta không thể thực hiện nó chỉ bằng khẩu hiệu mà phải bằng các biện pháp thiết thực. Hy vọng, các loại rau sạch, thịt sạch sẽ sớm đến được với người tiêu dùng... 
NGUYỄN LÂN HÙNG
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

Lưu trữ

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video