Sự thật chất lượng phân bón Ong Biển

5 năm trở lại đây, phân bón hữu cơ OBI - Ong Biển đã trở thành thương hiệu được nhiều nông dân ở khu vực miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên biết tiếng

Đó là nhờ nguồn nguyên liệu ổn định chất lượng cao cùng dây chuyền SX từ “Bàn tay Việt, Công nghệ Việt”.  

 'Được vạ má đã sưng' 
Cuối tháng 10/2016, Cty TNHH Sản xuất - Thương mại Đại Nam, chủ sở hữu thương hiệu phân bón hữu cơ OBI - Ong Biển đã sửng sốt vì một tờ báo địa phương đưa thông tin có 3 hộ dân ở xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước trồng tiêu bị vàng lá, rụng trái rồi chết do bón phân hữu cơ sinh học Ong Biển mua từ đại lý Gia Hân (ấp Tân Bình, xã Tân Tiến) dù trước đó các hộ dân này không hề có đơn khiếu nại. 
13-43-12_h1
Kết quả phân tích thử nghiệm phân hữu cơ Ong Biển cho thấy tất cả hàm lượng các chỉ tiêu chất chính đều đạt chuẩn   

Tuy chưa có kết luận của cơ quan chức năng về việc phân Ong Biển có thật sự kém chất lượng, có phải là nguyên nhân chính gây ra cây tiêu chết hay không, nhưng chỉ cần dựa vào thông tin “nhạy cảm” như vậy trong thời buổi phân bón nhiễu nhương là nông dân đã bắt đầu cảm thấy hoang mang. 

Theo TS Hoàng Văn Tám, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học đất (Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam), đơn vị được Cục Trồng trọt chỉ định khảo kiểm nghiệm phân bón, nếu phân hữu cơ thật sự thì bón không thể làm cây chết được. “Có thể do tiêu đang thời kỳ ủ bệnh vì một nguyên nhân khác mà không may lúc này người dân đưa phân vào bón dễ dẫn đến ngộ nhận là do phân hữu cơ gây hại”, ông Tám chia sẻ. 

Nhưng từ thông tin lùm xùm trên, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh quyết định lấy mẫu phân hữu cơ sinh học Ong Biển tại đại lý Gia Hân gửi đi Trung tâm Kỹ thuật Đo lường chất lượng 3 TP.HCM xét nghiệm từ ngày 2 - 9/11. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng tất cả 4 chất chính đều đạt chuẩn và vượt so với chỉ tiêu công bố, cụ thể chất hữu cơ đạt 24,7%/23%; nitơ tổng (đạm) 5,62%/4%; phốt pho hữu hiệu (lân) 4,16%/3%; kali hữu hiệu 5,33%/3%. 

Lúc này, Cty Đại Nam chính thức được giải oan, nhưng được vạ thì má đã sưng, phân bón Ong Biển đã bị một số khách hàng mua trả chậm lợi dụng “té nước theo mưa” xù tiền không trả, còn đối thủ sale (seo) của các Cty phân thuốc khác tận dụng cơ hội nói xấu, mở “chiến dịch” chia sẻ qua mạng xã hội nhằm triệt tiêu đồng nghiệp để giành lấy thị phần. 

“Lúc đưa thông tin không đúng về phân bón Ong Biển hại chết hồ tiêu thì người ta cố tình lan truyền dồn dập, đến khi cơ quan chức năng kiểm nghiệm đạt chất lượng thì không ai lên tiếng cải chính. Hiện nay không ai chịu trách nhiệm về thiệt hại kinh tế cũng như uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp cả?”, ông Phạm Đăng Lành, đại diện Thương mại và Kỹ thuật của Cty tại tỉnh Bình Phước bức xúc nói. 

Tìm về ấp Tân Nhân, xã Tân Tiến để kiểm chứng, cả ấp có mấy chục hộ dân đều dùng phân Ong Biển bón cho cây tiêu 1,2 năm nay, đây cũng là nơi đầu tiên “bắn” tin tiêu chết vì Ong Biển. 

Thật bất ngờ khi gặp lão nông Bùi Văn Quỳ, trồng 3ha tiêu gồm 6.000 nọc, trong đó có 2.000 nọc là bón thuần Ong Biển. Ông cho biết đã sử dụng Ong Biển bắt đầu từ mùa khô năm ngoái. Ban đầu ông dự hội thảo nghe cán bộ kỹ thuật Cty hướng dẫn, sử dụng phân Ong Biển theo hướng canh tác sạch, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV thì ông không tin vì trồng tiêu truyền thống đều phải xịt thuốc mới đảm bảo năng suất. 
13-43-12_h2
Lão nông Bùi Văn Quỳ (bên trái): “Bón phân Ong Biển nhưng không xịt thuốc BVTV so với đối chứng dùng phân khác và có xịt thuốc thì cây tiêu vẫn xanh tốt, không có sự khác biệt”   

“Tôi trồng hai khu vực, một bên dùng phân Ong Biển không dùng thuốc, một bên sử dụng loại phân khác và thuốc BVTV, nhận thấy lô tiêu dùng Ong Biển lá xanh tốt, đặc biệt mùa khô hạt đẹp, chắc, thương lái trêu là “hạt tiêu ông Quỳ”, ông cười nói.

Còn bà Đặng Ngọc Thu trồng 1.000 nọc tiêu công nhận, từ khi bón Ong Biển 1 năm qua vườn tiêu gia đình bà rất tốt, ít bệnh. Mọi năm thấy tiêu vàng dưới đất lên khoảng 1m là lo sợ, lật đật đi mua thuốc BVTV đổ gốc, vừa tốn tiền, tốn công mà môi trường chung quanh cũng bị ô nhiễm, còn bây giờ hết lo. 

“Tiêu bệnh một đợt phòng trị là phải tốn mấy triệu đồng. Nhà con gái tui làm xí nghiệp không dùng Ong Biển, tiêu bị bệnh nó mới lãnh lương 5,8 triệu đồng, chủ nhật vừa rồi đổ 10 phi thuốc (220 lít nước/phi), xịt 2 phi hết 3,2 triệu. Nhưng mới có thuốc đó nghe, 10 ngày sau đại lý hướng dẫn mua thuốc dưỡng rễ hết 990 ngàn đồng, pha 6 phi nước tốn 2 công lao động để đổ vào gốc nữa”, bà Thu giải thích.
13-43-12_h3
Bà Đặng Ngọc Thu phấn khởi dùng phân hữu cơ Ong Biển từ hơn 1 năm qua do cây tiêu phát triển tốt, không bị sâu bệnh mặc dù không dùng thuốc BVTV   

- Vậy có trường hợp người dân ở đây nói bón phân Ong Biển làm tiêu vàng lá, rồi chết có đúng không?- Tôi hỏi. “Làm gì có, năm nay mưa cắt trễ, tháng 11 vẫn còn, bà con làm bồn chuẩn bị tưới vào mùa khô gặp mưa liên tục, thoát nước không kịp nên có thể tiêu chết là do úng thủy. Nông dân tui phần lớn đều biết chơi “phây” lướt “nét”, không dại gì nghe đại lý đi mua mấy loại phân tào lao, rẻ tiền”, bà Thu khẳng định.   

'Bàn tay Việt, công nghệ Việt' 

Chúng tôi tìm về Nhà máy SX phân bón Ong Biển rộng hàng chục ha ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để tìm hiểu và thực sự choáng ngợp trước quang cảnh, quy mô xây dựng nhà máy, nhất là Slogan hết sức độc đáo: “Bàn tay Việt, Công nghệ Việt”. 

Dẫn chúng tôi đi tham quan, ông Trần Ngọc Nam, TGĐ Cty cho biết, khu sản xuất phân bón rộng 24ha với qui trình công nghệ SX bằng hệ thống cơ điện tử tự động, tất cả công đoạn từ khâu phối trộn nguyên liệu đến thành phẩm đều “bấm nút” nên số lượng công nhân trực tiếp chỉ có 10 lao động dành cho công việc đóng gói, may bao bì. Điều đáng nói, đây là nhà máy do ông Nam độc lập nghiên cứu suốt 30 năm nên sản phẩm phân bón có nhiều tính năng khác biệt. 
13-43-12_h4
Ông Trần Ngọc Nam (TGĐ Cty) thăm vườn tiêu của ông Nguyễn Văn Đức ở xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp đang bị bệnh vàng lá và hướng dẫn biện pháp khắc phục bằng việc bón phân OBI-Ong Biển   

“Từ năm 2011 đến nay, chúng tôi đã đầu tư trên 200 tỷ đồng cho dây chuyền sản xuất tự động này, tất cả máy móc đều được nghiên cứu gia công lắp ráp trong nước và do chính tôi tự lên phương án thiết kế. Hàng năm chào đón cả chục ngàn nông dân cùng một số nhà khoa học, giáo sư trong và nước ngoài. Nhiều nhà SX phân bón, chuyên gia nông nghiệp đến từ Israel, Canada... sau khi tham quan đều đánh giá cao và đề nghị được làm đối tác”, ông Nam nói.

Thấy tôi thắc mắc về nguồn nguyên liệu, ông Nam cho biết phân bón OBI - Ong Biển sử dụng nguyên liệu đa hữu cơ cao cấp, giàu chất dinh dưỡng từ phế phụ phẩm các nhà máy chế biến thủy sản, bùn sinh khối từ các loại chất thải lỏng sinh hoạt, chất thải gia súc gia cầm, kết hợp bã bùn, mật mía... Tất cả đều được thu gom và vận chuyển về xử lý tại Nhà máy xử lý chất thải ở của Cty Đại Nam trước khi làm nguyên liệu SX phân bón OBI - Ong Biển. Nhà máy này đã đạt tiêu chuẩn của Bộ TN-MT với công suất xử lý trên 900.000m3/năm sử dụng công nghệ thủy phân với sự tham gia của tập đoàn vi sinh vật hữu ích đảm bảo hữu cơ được phân giải tối đa, hạn chế sâu bệnh hại và cỏ dại. 
13-43-12_h5
Bà con nông dân cùng đại lý tham quan dây chuyền sản xuất phân bón OBI-Ong Biển tại Nhà máy ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 
13-43-12_h6
Bà con nông dân cùng đại lý tham quan Nhà máy xử lý chất thải để làm nguyên liệu sản xuất phân bón OBI-Ong Biển   

Đặc biệt, nhà máy được xây dựng kiên cố âm sâu dưới lòng đất 9m, nguồn thải sau thời gian xử lý từ 1 - 4 năm sẽ được vận chuyển về Nhà máy SX phân bón Ong Biển để làm nguyên liệu SX. Nguồn nguyên liệu này tiếp tục được xử lý nhằm loại trừ trường hợp ô nhiễm thứ cấp như nhiễm kim loại nặng hoặc vi sinh vật có hại

ĐỖ QUYÊN( nongnghiep.vn)
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

Lưu trữ

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video