Để giảm nhập khẩu bắp, phải xây dựng vùng chuyên canh

Chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bắp trên hầu khắp các vùng của cả nước là giải pháp rất quan trọng để kiềm chế sản lượng lúa ở mức 45 triệu tấn, đồng thời tăng sản lượng bắp từ mức trên năm triệu tấn hiện nay lên 8,5 triệu tấn vào năm 2020 nhằm giảm lượng bắp nhập khẩu đang trên đà tăng tốc rất mạnh. Tuy nhiên, rất có thể chính sách này vẫn không đủ tầm để hiện thực hóa mục tiêu đó.

Thu hoạch bắp ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ

Bắp nội gặp khó vì bắp ngoại và... lúa mì ngoại

Trong ba năm trở lại đây, khó khăn mà nông dân trồng bắp nước ta phải đối mặt ngày càng gay gắt.

Cùng với việc giá bắp nhập khẩu giảm từ 308 đô la Mỹ/tấn vào năm 2013 xuống chỉ còn 255 đô la Mỹ/tấn vào năm 2014, lượng bắp nhập khẩu đã tăng mạnh từ 2,2 triệu tấn lên 4,8 triệu tấn, tức là tăng gần gấp 2,2 lần. Và ba con số này trong năm 2015 lần lần lượt là 217 đô la Mỹ/tấn7,6 triệu tấn và 60%. Việc giá nhập khẩu liên tục giảm mạnh, còn lượng nhập khẩu thì tăng mạnh như vậy đồng nghĩa với việc nông dân trồng bắp trong nước không chỉ khó tiêu thụ sản phẩm của mình, mà còn lâm vào tình trạng lỗ vốn.

Còn ở thời điểm hiện tại, sau 11 tháng, tuy lượng bắp nhập khẩu chỉ đạt 7,6 triệu tấn, chỉ tăng khiêm tốn 13,4% so với cùng kỳ, nhưng giá tiếp tục giảm xuống 198 đô la Mỹ/tấn.

Tuy nhập khẩu bắp không còn tăng cao như hai năm trước, nhưng nhập khẩu lúa mì trong 11 tháng đầu năm đã tăng đột biến lên gần gấp đôi so với cùng kỳ và đạt kỷ lục gần 4,5 triệu tấn. Nguyên nhân cũng không ngoài yếu tố giá cả. Nếu như trong 11 tháng đầu năm 2015, giá lúa mì là 258 đô la Mỹ/tấn, cao hơn giá bắp tới 40 đô la Mỹ/tấn thì trong 11 tháng đầu năm nay, giá lúa mì giảm mạnh còn 212 đô la Mỹ/tấn, chỉ cao hơn giá bắp 14 đô la Mỹ/tấn. Khi giá lúa mì quá rẻ như vậy, không ít doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi chuyển một phần từ nhập khẩu bắp sang lúa mì.

Tất cả những điều nói trên có nghĩa là, nếu như trong hai năm qua nông dân trồng bắp trong nước gặp khó do bắp nhập khẩu giá rẻ tràn vào thì nay càng điêu đứng hơn do giá lúa mì siêu rẻ đổ bộ.

Giai đoạn “đen tối” đối với những người nông dân trồng bắp trong nước sẽ kết thúc tại đây hay sẽ còn tiếp tục? Nếu căn cứ vào những dự báo cho đến thời điểm này về cán cân cung - cầu bắp và lúa mì thế giới thì câu trả lời là sẽ còn tiếp tục.

Theo các số liệu thống kê và dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, mặc dù năm 2016 thế giới mất mùa 54 triệu tấn bắp nhưng do tiêu dùng bắp thế giới giảm nên dự trữ đạt kỷ lục trong 14 năm trở lại đây là 80 ngày tiêu dùng. Trong năm tới, do mưa thuận gió hòa, năng suất bắp bình quân của thế giới sẽ đạt kỷ lục hơn 5,7 tấn/héc ta, nên sản lượng sẽ đạt kỷ lục mới 1.031 triệu tấn, tăng 71 triệu tấn so với năm nay. Do được mùa như vậy, cho dù tiêu dùng bắp của thế giới trong năm tới sẽ lần đầu tiên vượt ngưỡng 1 tỉ tấn, dự trữ bắp vẫn sẽ đạt kỷ lục mọi thời đại với 218 triệu tấn, giảm không đáng kể với mức giảm gần hai ngày tiêu dùng.

Để thực hiện được mục tiêu tăng mạnh sản lượng, đồng thời hạn chế nhập khẩu bắp cũng như lúa mì làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, không thể không phát triển các vùng chuyên canh bắp, nhưng chính sách hỗ trợ bớt lúa, thêm bắp vừa được ban hành lại chưa thể giúp thực hiện mục tiêu đó.

Không những vậy, cũng vẫn theo cơ quan này, cũng do mưa thuận gió hòa, năng suất lúa mì thế giới trong năm tới sẽ đạt kỷ lục mới, nên sản lượng cũng đạt kỷ lục mới 745 triệu tấn và đây sẽ là năm thứ năm liên tiếp thế giới được mùa lúa mì. Cho dù tiêu dùng lúa mì đã tăng mạnh trong những năm qua, nhưng kho dự trữ lúa mì thế giới trong năm tới vẫn đạt 124 ngày tiêu dùng như năm nay và đây là mức dự trữ cao kỷ lục trong 15 năm trở lại đây.

Trong điều kiện cán cân cung - cầu của hai loại lương thực chủ yếu này của thế giới như vậy, thật khó để cho rằng giá bắp và lúa mì trong năm tới sẽ nhúc nhích tăng.

Đối với nông dân trồng bắp nước ta, điều này đồng nghĩa với khó khăn có nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục kéo dài.

Chính sách hỗ trợ không đủ tầm

Trước hết, tuy là được áp dụng tại năm trong số sáu vùng của cả nước, nhưng như tên gọi “Chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bắp” của nó cho thấy, chỉ có những nông dân chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bắp mới được thụ hưởng, còn những diện tích chuyên trồng bắp thì vẫn “nằm ngoài vùng phủ sóng”.

Do vậy, hoàn toàn có căn cứ để hình dung rằng, mức hỗ trợ tối đa là 3 triệu đồng/héc ta, tức là tương đương với mức trợ giá khoảng 700 đồng/ki lô gam bắp hàng hóa của nông dân hiện nay, có thể đủ để nông dân cắt lỗ do giá quá thấp hiện nay. Cho nên có thể có một phần diện tích lúa sẽ được chuyển đổi sang trồng bắp, nếu như họ không thể tìm được phương án chuyển đổi tốt hơn, khi mà lúa gạo cũng đang sụt giá. Hệ quả là sản lượng bắp có thể bắt đầu tăng từ vụ này.

Vấn đề ở chỗ, đây chủ yếu sẽ là sản lượng bắp gia tăng của những địa phương sản xuất phân tán, chứ không phải là sản lượng bắp của những vùng sản xuất tập trung.

Nếu nhìn vào bản đồ bắp của nước ta, hai “vựa bắp” có sản lượng lớn nhất - trên dưới 600.000 tấn/năm - là Daklak và Sơn La, hai tỉnh khác có sản lượng tương đối cao - trên 300.000 tấn/năm - là Đồng Nai và Đăk Nông, ba tỉnh có sản lượng trên 200.000 tấn/năm và sáu tỉnh có sản lượng trên 100.000 tấn/năm, tổng cộng đạt 3,4 triệu tấn, chiếm gần hai phần ba tổng sản lượng cả nước. Các tỉnh, thành phố còn lại chỉ có sản lượng 37.000 tấn.

Với thực trạng sản xuất phân tán như vậy, có thể ước tính chỉ có khoảng một nửa sản lượng bắp hiện nay là phục vụ cho công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, còn lại là được tiêu dùng tại chỗ, bởi các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi không thể đi mua gom bắp từ nguồn sản xuất nhỏ lẻ và manh mún này.

Do vậy, nếu như chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bắp vừa ban hành thúc đẩy sản xuất bắp nhỏ lẻ, phân tán tăng vượt quá nhu cầu tiêu dùng tại chỗ này thì vô hình trung sẽ làm khó cho chính những nông dân thực hiện chuyển đổi. Bởi lẽ, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp sẽ vẫn phải tiếp tục nhập khẩu bắp với khối lượng lớn mà không thể với tới sản lượng bắp dư thừa này và dư thừa cục bộ sẽ kéo giá bắp tại chỗ giảm thêm.

Từ những điều nói trên, có thể cho rằng, chúng ta chỉ có thể thực hiện được mục tiêu tăng mạnh sản lượng bắp bằng những giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn rất nhiều để tạo ra một ngành nông nghiệp bắp thực sự, chứ không chỉ là thứ cây xen canh, “cho thêm đồng ra, đồng vào” rải rác hầu như khắp cả nước hiện nay.

Muốn vậy, trước hết phải quy hoạch cụ thể các vùng trồng bắp tập trung có quy mô đủ lớn cho công nghiệp thức ăn chăn nuôi, trong đó có cả những vùng chuyển từ lúa sang bắp. Trong những vùng đó, phát triển thủy lợi, ưu tiên những giống bắp có năng suất cao và trực tiếp hỗ trợ đủ lớn cho nông dân trồng bắp có lãi trong điều kiện bắp nhập khẩu giá rất rẻ như hiện nay. Tiếp theo, khâu cũng không thể thiếu là khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xử lý và bảo quản bắp sau thu hoạch tại các vùng chuyên canh này.

Nói tóm lại, để thực hiện được mục tiêu tăng mạnh sản lượng, đồng thời hạn chế nhập khẩu bắp cũng như lúa mì làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, không thể không phát triển các vùng chuyên canh bắp, nhưng chính sách hỗ trợ bớt lúa thêm bắp vừa được ban hành lại chưa thể giúp thực hiện mục tiêu đó.

Nguyễn Đình Bích (thesaigontimes.vn)
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

Lưu trữ

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video