Hàng Trung Quốc, bao bì Việt Nam

Không chỉ khoai tây Trung Quốc (TQ) đội lốt khoai tây Đà Lạt, nho TQ gắn mác nho Mỹ... như dư luận từng phản ảnh, nhiều loại nông sản khác của TQ nhập về cũng được “hô biến” để trở thành hàng Việt.
Hàng Trung Quốc, bao bì Việt Nam
Nấm xuất xứ từ Trung Quốc được bày bán tràn lan trong các hệ thống siêu thị và chợ trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Trong những ngày bám theo xe container chở nấm ăn từ Pò Chài (TQ) về VN để tìm hiểu hành trình đến tay người tiêu dùng của loại nông sản này, chúng tôi phát hiện các sản phẩm này đã được “phù phép” để thành hàng Việt chỉ sau một số công đoạn đơn giản.
Tại Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh, Bình Tân (TP.HCM)... có rất nhiều kho lạnh chuyên tập kết nấm ăn các loại được xe container chở về từ TQ, rồi cung cấp khắp các tỉnh thành phía Nam tiêu thụ.
Phần lớn người tiêu dùng mà chúng tôi gặp đều thừa nhận không biết nguồn gốc, xuất xứ của nấm nhưng lại nghi ngờ là hàng TQ.
Theo xe chở nấm ăn 
từ Pò Chài
Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, kiểm dịch tại cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn), hơn 15g ngày 19-11 xe container biển số 63C-... chở sáu loại nấm ăn (đông cô, linh chi trắng, linh chi nâu, kim châm, bạch tuyết và đùi gà) do Công ty LHG nhập từ TQ (nhận hàng tại Pò Chài) bắt đầu lăn bánh hướng về Hà Nội, theo quốc lộ 1 chạy vào miền Nam.
Ôtô của chúng tôi luôn bám sát chiếc xe này suốt hai ngày đêm. Trên xe container có hai tài xế thay phiên nhau chạy suốt, chỉ dừng lại để ăn uống.
Khoảng 18g ngày 21-11, chiếc xe này chạy vào kho lạnh số 5 của Doanh nghiệp tư nhân HQT ở P.Tân Tạo A, Q.Bình Tân. Lúc này có tất cả bốn xe container đang nằm trong bãi chờ bốc dỡ hàng xuống kho.
Vì là nấm tươi, phải bảo quản lạnh dưới 50C nên các xe này vẫn nổ máy ầm ầm. Khoảng 21g, hàng trên xe container biển số 63C-... gồm 1.190 thùng xốp màu trắng được dán băng keo kín mít bắt đầu được dỡ xuống.
Trao đổi với chúng tôi trong lúc xe đang xuống hàng, một tài xế xác nhận hàng được lấy ở Pò Chài trưa 19-11 rồi chạy thẳng về đây giao, chứ không giao hoặc nhận thêm ở đâu khác.
Lúc 20g, một xe tải loại 9 tấn của Công ty LHG chạy vào chở các thùng xốp chứa nấm ra chợ Bình Điền (Q.8) và chợ đầu mối nông sản Thủ Đức. T
ừ đó đến rạng sáng hôm sau, xe tải sẽ liên tục chở hàng ra chợ đầu mối giao cho khách hàng. Từ tờ mờ sáng trở đi, nấm ăn tiếp tục được vận chuyển đi các tỉnh, đưa ra chợ hoặc siêu thị bán cho người tiêu dùng.
Theo thống kê của chúng tôi, nấm từ khi thu hoạch, đóng gói tại TQ phải trải qua ít nhất năm khâu nữa mới tới tay người tiêu dùng, cách nơi trồng hàng ngàn cây số.
Các tài xế xe container cho biết mỗi tháng chở được trung bình 4-5 chuyến nông sản TQ từ Pò Chài về TP.HCM. Xen kẽ là vài chuyến từ Pò Chài về Hà Nội trong đêm.
Theo H. - tài xế chở hàng, nhà cung cấp bên TQ khuyến cáo chỉ nên ăn nấm trong vòng bảy ngày kể từ khi đóng gói, chưa kể nấm phải được bảo quản trong môi trường lạnh dưới 50C để tránh mau hư.
“Chạy xe chở nấm ăn từ TQ về anh em căng thẳng lắm, vừa phải đảm bảo giao hàng đúng giờ vừa sợ máy lạnh trục trặc. Tiền công chở container nấm chỉ 25-30 triệu đồng, lỡ có chuyện gì phải bồi thường mấy trăm triệu đồng, chết luôn!” - tài xế H. nói.
Hàng Trung Quốc, bao bì Việt Nam
Các loại nấm tươi gồm hải sản, kim châm, linh chi, đùi gà... có xuất xứ từ Trung Quốc được bán tràn lan tại hầu hết khu chợ ở TP.HCM. Trong ảnh: tiểu thương ở chợ Nguyễn Văn Trỗi (Q.3) bán các loại nấm hải sản và linh chi trắng cho khách  - Ảnh: Hoàng Lộc
Ghi bằng tiếng Việt 
mới bán được!
Trong vai thương lái cần mua nấm ăn cung ứng cho các tỉnh miền Tây, tối 22-11 chúng tôi đến chi nhánh Công ty LHG tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức đặt hàng.
Dù kho lạnh trữ đầy nấm ăn của công ty này có ghi xuất xứ TQ nhưng bao bì, nhãn hiệu trên các thùng xốp được bày ra la liệt (có ghi tên khách hàng đặt mua) không có tiếng TQ, mà toàn tiếng Việt và tiếng Anh.
Anh V. (nhân viên công ty) giải thích: “Các loại nấm công ty đang bán đều xuất xứ từ TQ vì VN không đủ cung ứng. Nếu in bao bì hoàn toàn chữ TQ thì người ta không mua, nên phải in tiếng Việt và đóng gói từ bên 
đó luôn”.
Theo V., công ty này giao nấm từ Bắc vào Nam, xuống Cần Thơ và cả Campuchia, nhưng không đưa hàng vào siêu thị do thủ tục rắc rối, trong khi nhu cầu của các đầu mối bên ngoài khá lớn.
“Tuy nhiên khách hàng mua rồi có bán vào siêu thị hay không tui không biết” - anh V. nói, đồng thời khẳng định: “Nấm kim châm Hàn Quốc bên đó không đủ ăn, phải nhập từ TQ, lấy đâu ra mà xuất khẩu sang VN. Giờ bất cứ hàng nông sản gì cũng của TQ hết!”.
Trong khi đó, theo khảo sát của chúng tôi, nhiều loại nấm ăn có ghi nhãn hiệu của Công ty LHG được bày bán khá nhiều trong các siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch ở TP.HCM.
Tại một siêu thị lớn ở Q.Tân Phú, những gói nấm đông cô tươi ghi xuất xứ TQ do Công ty LHG nhập khẩu với dòng chữ “Bộ Y tế - Cục An toàn vệ sinh thực phẩm số 19588/2013/ATTP-XNCB”.
Một số khách hàng thắc mắc: “Nấm đóng gói ngày 14-11-2016, hạn sử dụng 30 ngày nhưng lại được Bộ Y tế cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm từ... năm 2013. Giấy này cấp cho lô hàng nào, còn hiệu lực không?”.
Trao đổi với chúng tôi, S. - nhân viên Công ty CNX, một doanh nghiệp lớn khác chuyên nhập khẩu, cung cấp nấm ăn tại TP.HCM (có trụ sở tại Q.Gò Vấp) - cho biết đơn vị này hiện cung ứng hai loại nấm TQ và Hàn Quốc, nhưng phần lớn khách mua sỉ chọn nấm TQ vì giá mềm, thị trường tiêu thụ mạnh.
Khi chúng tôi bày tỏ lo ngại hàng TQ khó bán, S. liền trấn an: “Toàn bộ bao bì được in bằng tiếng Việt hết. Bên chúng tôi đầu tư đóng gói tại nhà máy ở bên đó luôn. Nghe hàng TQ thì người tiêu dùng hơi ngại, nhưng khi có nguồn gốc rõ ràng thì có gì mà không an tâm. Hàng của chúng tôi bán đầy tại các hệ thống siêu thị ở TP.HCM và 
miền Tây”.
Ngày 26-11, khảo sát tại một siêu thị lớn ở Q.Tân Bình, chúng tôi thấy có nấm đùi gà ghi nhãn mác của Công ty CNX, nhưng đọc đi đọc lại cả chục lần cũng không thấy ghi nguồn gốc xuất xứ. Sau khi xem hình ảnh bao bì, nhãn hiệu do chúng tôi cung cấp, nhân viên của công ty này xác nhận số nấm này có nguồn gốc TQ, được kiểm dịch đầy đủ.
“Lô nhãn hiệu này có thể là cũ, bên em đã hủy nhưng kho không biết nên đưa ra ngoài sử dụng” - nhân viên này giải thích.
Tại một siêu thị trên đường Nguyễn Kiệm (Q.Gò Vấp), khi chúng tôi hỏi mua nấm đùi gà của VN, nhân viên bán hàng đưa một gói với bao bì ghi xuất xứ TQ đồng thời quả quyết: “Nấm này sản xuất tại VN nhưng sử dụng công nghệ của TQ”.
Trong khi đó, theo ghi nhận của chúng tôi tại chợ Nguyễn Văn Trỗi (Q.3), hàng chục sạp hàng kinh doanh rau, củ, quả và các loại nấm.
Tuy nhiên khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc của các loại nấm đùi gà, linh chi trắng và linh chi nâu đang được bày bán, bà Lan - một tiểu thương tại đây - thừa nhận: “Tui không biết có phải hàng TQ không, chỉ thấy người ta đi chào hàng thì mua để bán”.
Khảo sát tại các chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh), Linh Trung (Q.Thủ Đức)..., chúng tôi ghi nhận các loại nấm được bày bán tràn lan, trong đó nhiều nhất là nấm đùi gà, nhưng không có nhãn mác hay nguồn gốc xuất xứ.
Khi chúng tôi hỏi nấm có phải được nhập từ TQ, một tiểu thương tại chợ Bà Chiểu khẳng định: “Toàn hàng của VN mình không hà”.
Tương tự, nhiều tiểu thương tại chợ Linh Trung khẳng định phần lớn các loại nấm bày bán tại đây đều là hàng Việt, trồng ở Củ Chi(?).
Phải kiểm dịch thực vật
Trao đổi với PV, một cán bộ nguyên cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết các sản phẩm nông sản từ TQ có nguồn gốc thực vật xuất khẩu vào VN đều phải thực hiện các thủ tục kiểm dịch thực vật tại các cửa khẩu, trong đó nấm là đối tượng kiểm dịch thực vật.
Theo vị này, giữa VN và TQ có một danh mục đối tượng kiểm dịch. Và qua lịch sử kiểm dịch ở các cửa khẩu, cán bộ sẽ biết được những đối tượng kiểm dịch nào mới phải ngăn chặn, chứ không thể yêu cầu người kinh doanh phải gửi mẫu xét nghiệm.
“Giữa vi phạm an toàn thực phẩm và gây mất an toàn thực phẩm lại khác xa nhau. Có một số trường hợp vi phạm nhiều lần mình tăng tần suất kiểm tra. Nhưng có những đối tượng được phép lưu thông trên thị trường, không cần thiết phải kiểm tra” - vị này nói.

Theo Hoàng Lộc - Vân Trường (Tuổi Trẻ)
>

Tuyển Kỹ Sư Nông Nghiệp - Agricultural Engineer

Công Ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Trường Hoàng Lâm ĐồngKCN Phú Hội, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng
Nơi làm việc: Gia Lai, Lâm Đồng

Các phúc lợi dành cho bạn

Thưởng cuối năm + Thưởng nóng
Bảo hiểm đầy đủ theo quy định pháp luật
Du lịch hàng năm - Company trip

Bạn Sẽ Làm Gì

• Kiểm tra chất lượng cây trồng, nghiên cứu vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất của công ty;
• Thăm các vườn trồng, tiếp xúc với nông dân tại vùng nguyên liệu của công ty để kip thời nắm bắt, đánh giá tình hình mùa vụ, cách sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, chăm sóc ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
• Trồng thực nghiệm các giống cây theo yêu cầu của Trưởng bộ phận, theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển cây trồng của dự án.
• Thực hiện trao đổi, báo cáo định kỳ về tình hình công việc với Trưởng bộ phận, Ban Giám đốc.
• Các công việc khác theo yêu cầu của Trưởng bộ phận và Ban Giám đốc.
• Yêu cầu cụ thể sẽ được trao đổi tại buổi phỏng vấn

Chuyên Môn Của Bạn

• Nam, tốt nghiệp chuyên ngành: Kỹ sư nông nghiệp, Nông học, Trồng trọt, BVTV, Giống cây trồng, các ngành có liên quan.
• Qua thực tiễn sản xuất từ 3 năm trở lên, biết sử dụng phân bón, thuốc BVTV và đặc biệt hiểu biết về cây trồng.
• Có hiểu biết về các tiêu chuẩn thực hành tốt đang áp dụng tại Việt Nam (Global Gap, VietGap).
• Đam mê và có nhiệt huyết trong lĩnh vực nông nghiệp, sẵn sàng đi công tác.
• Có khả năng tư duy, chủ động, sáng tạo trong công việc.
• Trung thực, nhanh nhẹn, có thể làm việc độc lập/ theo nhóm, chịu được môi trường làm việc áp lực cao, vất vả.

*** Địa điểm làm việc: KCN Phú Hội, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng
• Ưu tiên các ứng viên giỏi tiếng anh.

Về Công Ty Chúng Tôi

Công Ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Trường Hoàng Lâm ĐồngKCN Phú Hội, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng
Tên người liên hệ: Ms. Mai Nết


>

Tuyển Nhân Viên Thị Trường




Thông Tin Tuyển Dụng

  • Nơi làm việc:Hồ Chí Minh
    Cấp bậc:
  • Kinh nghiệm:1 - 2 Năm
    Lương:Cạnh tranh
  • Ngành nghề:Nông nghiệp, Lâm Nghiệp, Công nghệ sinh học
    Hết hạn nộp:15/12/2016

Mô tả Công việc

1.      Số lượng: 03 vị trí - Giới tính: Nam
2.      Địa điểm làm việc: Tp.HCM
3.      Mô tả công việc:
  • Triển khai hoạt động giới thiệu, kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm thuộc ngành nông nghiệp đô thị.
  • Xây dựng, phát triển và củng cố mối quan hệ với khách hàng.
  • Hoàn thành các chỉ tiêu được giao về doanh số, độ phủ, mặt hàng….
  • Phối hợp triển khai đúng và đầy đủ các chương trình, sự kiện quảng bá hình ảnh và sản phẩm của Công ty.
  • Tìm kiếm và mở rộng mạng lưới khách hàng mới (bắt buộc)
  • Tìm hiểu thị trường, đối thủ cạnh tranh và phản hồi cho Quản lý trực tiếp
  • Báo cáo kết quả công việc và xây dựng, đóng góp ý kiến cho quản lý.
  • Thực hiện các chế độ báo và kế hoạch công việc theo tuần, tháng, quý theo yêu cầu của Quản lý trực tiếp.

Yêu Cầu Công Việc

  • Tốt nghiệp ĐH, CĐ chuyên ngành Nông học, Cảnh quan, Công nghệ sinh học (Ngoại lệ các trường hợp bằng cấp thấp hơn nhưng có năng lực và kinh nghiệm tốt, phù hợp với với vị trị tuyển dụng).
  • Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm kinh doanh về lĩnh vực nông dược, vật tư nông nghiệp đô thị trên các đối tượng cây trồng: hoa, cây kiểng, rau an toàn.
  • Đam mê, nhạy bén, năng động trong kinh doanh.
  • Có kỹ năng giao tiếp, đàm phán, chăm sóc khách hàng tốt.
  • Chịu áp lực công việc cao.
Ngôn ngữ trình bày: Tiếng Việt và Tiếng Anh Giao tiếp
Mức lương: Mức lương cạnh tranh phù hợp năng lực của bản thân.
Hồ sơ gồm: 
  • Sơ yếu lý lịch,
  • Lý lịch khoa học (CV),
  • Đơn xin việc,
  • Giấy khám sức khỏe,
  • Bản sao CMND, hộ khẩu, các văn bằng hoặc các chứng chỉ có liên quan,
  • 02 tấm ảnh (4x6) mới nhất (dán trên SYLL và thư dự tuyển).

Thông tin khác

  • Bằng cấp: Cao đẳng
  • Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
  • Giới tính: Nam
  • Hình thức: Nhân viên chính thức
  • Thời gian làm việc: 44h/ tuần
  • Đồng nghiệp: Môi trường làm việc thân thiện, năng động; Có cơ hội đào tạo, phát triển tốt.
  • Phúc lợi:
    Được hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT
    Thưởng kết quả theo tháng, quý, 6 tháng, năm
    Thưởng Tết và các ngày Lễ trong năm
    Được mua thêm Bảo hiểm hưu trí tự nguyện (mức hưởng tối thiểu 1 tỷ đồng trở lên).

Giới thiệu về công ty

Công ty CP Nông Dược HAI
>

Thị trường lúa gạo rơi vào tình trạng ảm đạm do cung lớn hơn cầu

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tình hình xuất khẩu gạo tháng 11 vẫn bế tắc do thiếu vắng nhu cầu nhập khẩu lớn. Trong khi đó thời gian qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước không đạt kế hoạch kinh doanh do thị trường lúa gạo liên tục rơi vào tình trạng ảm đạm, cung lớn hơn cầu.

Bốc xếp gạo xuất khẩu tại Hậu Giang. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)

Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 11 ước đạt 353.000 tấn với giá trị đạt 156 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng qua ước đạt 4,54 triệu tấn và 2 tỷ USD, giảm 25% về khối lượng và giảm 20,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng của năm 2016 đạt 450 USD/tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, nhiều thị trường nhập khẩu gạo chính, tiềm năng của Việt Nam lại có sự sụt giảm đáng kể.

Đơn cử, Trung Quốc là thị trường chính và tiềm năng của xuất khẩu gạo Việt Nam, nhưng hiện đã hết hạn ngạch nhập khẩu chính ngạch. Mười tháng của năm 2016 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,51 triệu tấn và 678,7 triệu USD, giảm 22,5% về khối lượng và giảm 13,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

So với cùng kỳ, các thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam có giá trị giảm mạnh như Philippines (giảm 61,6%), Malaysia (giảm 51,5%), Singapore (giảm 34,1%), Bờ Biển Ngà (giảm 29,1%), Hoa Kỳ (giảm 28,3%) và Hong Kong (giảm 7,7%)…

Bên cạnh đó, thị trường lúa gạo trong nước cũng có nhiều biến động trái chiều. Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm tại An Giang lúa IR giảm 300 đồng/kg, với mức giảm từ 4.500 đồng/kg xuống còn 4.200 đồng/kg; lúa chất lượng cao OM ổn định ở mức 4.700 đồng/kg.

Trong khi đó, tại Bạc Liêu, giá thu mua lúa của Công ty Lương thực tỉnh tăng nhẹ, chủng loại OM 5451 từ 5.600 đồng/kg lên 5.700 đồng/kg (lúa khô); chủng loại OM 4900 tăng từ 5.700 đồng/kg lên 5.800 đồng/kg (lúa khô).

Tại Kiên Giang, giá lúa tiếp tục tăng mạnh do nhu cầu tiêu thụ tăng trở lại, với lúa tẻ thường tăng mạnh 800 đồng/kg, từ 4.400 đồng/kg lên 5.200 đồng/kg; lúa hạt dài tăng 400 đồng/kg, từ 5.500 đồng/kg lên 5.900 đồng/kg. Tại Vĩnh Long, lúa khô IR50404 không đổi ở mức 5.000 đồng/kg.

Theo đại diện ngành Trồng trọt, trong tháng, ngành trồng trọt tập trung vào công tác hoàn tất thu hoạch lúa mùa và gieo trồng các loại cây màu vụ đông tại các tỉnh phía Bắc đồng thời chuẩn bị những điều kiện cần thiết để gieo trồng vụ Đông Xuân trên cả nước theo đúng kế hoạch.

Tại các tỉnh phía Bắc, diện tích lúa Mùa năm nay chỉ đạt 1,153 triệu ha so với 1,167 triệu ha vụ Mùa 2015, giảm 14.000 ha (tương đương 1,2 %) và giảm đều ở các tỉnh. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do hạn hán, thiếu nước ở đầu vụ khiến nhiều diện tích ở các tỉnh không cấy được (Cao Bằng, Thanh Hóa) và việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chủ yếu lấy làm đường giao thông, kênh mương thủy lợi và các công trình cộng cộng khác (Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa...) cũng làm giảm diện tích gieo cấy…

Bên cạnh đó, do thời tiết diễn biến bất thường (nắng nóng đầu vụ, mưa bão gây ngập úng) nên năng suất lúa Mùa toàn vùng ước đạt 49,8 tạ/ha, giảm 0,3 tạ/ha so với vụ Mùa năm trước, sản lượng ước đạt 5,78 triệu tấn, giảm khoảng 70.000 tấn (giảm 1,2%) so cùng kỳ năm trước.

Tại các tỉnh phía Nam, do ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn nên diện tích lúa Mùa ở các địa phương phía Nam chỉ đạt 686.000ha, giảm 71.000ha, giảm chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long do nhiễm mặn và chuyển đổi mùa vụ./.

Thanh Tâm (Vietnam+)
>

Hồng không hạt Bắc Kạn mang lại hiệu quả kinh tế cao

Hồng không hạt Bắc Kạn đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý và nằm trong top 100 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Những năm qua, hồng không hạt là cây trồng chủ lực phát triển kinh tế địa phương giúp nhiều hộ dân thoát nghèo. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn cho biết, toàn tỉnh hiện có hơn 800 hahồng không hạt; trong đó huyện Chợ Đồn và Ba Bể trồng nhiều nhất với hơn 400 ha. Mỗi hécta cho thu hoạch từ8 - 10 tấn quả, trừ chi phí bà con thu lãi hơn 200 triệu đồng

Ảnh minh họa

Gia đình ông Hoàng Văn Sen, thôn Bản Váng 2, xã Địa Linh, huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) trồng hơn 100 gốc hồng không hạt, mỗi năm cho thu hoạch gần 2 tấn quả, trừ chi phí cũng thu về 20 triệu đồng, cao hơn trồng lúa nhiều lần. Ông Sen cho biết, hồng không hạt dễ trồng, dễ chăm sóc, chỉ 2 - 3 năm là bói quả, đến năm thứ 4 mỗi cây cho 8 - 10 kg quả, năm thứ 6 - 7 cho 20 - 25 kg quả/cây, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 60 triệu đồng/ha, gấp 3 - 4 lần trồng lúa. 

Theo người dân địa phương, cây hồng không hạt rất dễ trồng và không mất nhiều chi phí và công chăm bón lại được về giá thành, trung bình giá đầu vụ từ 25.000 - 35.000 đồng/kg. Đặc biệt, đây là loại cây ăn quả có khả năng chịu hạn khá tốt, ít sâu bệnh, không cần phải đầu tư lớn như các loại cây ăn quả khác, phù hợp với vùng đất dốc của các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 

Chị Đỗ Thị Thử, Cán bộ Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn cho biết, hồng không hạt là cây đặc sản ở địa phương. Trồng không hạt phải dành quỹ đất riêng, không trồng với các cây khác trong vườn vì cây hồng ưa ánh sáng trực xạ. Hàng năm phải tiến hành cắt bỏ những cành vượt và bấm ngọn để tạo tán cây ngay từ giai đoạn kiến thiết cơ bản như thế cây sẽ ra cành khỏe, thấp và dễ chăm sóc cũng như thu hoạch. 

Ông Cao Minh Hải, Chủ tịch UBND huyện Ba Bể chia sẻ: Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện năm 2015 đã xác định tập trung trong giai đoạn tới sản xuất hàng hóa một số cây trồng có tiềm năng thế mạnh ở địa phương, đặc biệt là cây hồng không hạt, cam quýt. Đây là những cây đã được công nhận chỉ dẫn địa lý ở vùng Ba Bể, huyện cũng tập trung để sản xuất thành vùng hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay chưa phát triển thành vùng lớn, huyện cũng đang tận dụng những chính sách theo Nghị quyết 30a để bà con phát triển thành hàng hóa; trong đó chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm theo quy định. 

Ông Nguyễn Đình Điệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn cho hay, định hướng của tỉnh trong thời gian tới là tiếp tục duy trì, phát triển diện tích cây hồng lên khoảng 1.000 ha và tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân miền núi. 

Để cây hồng không hạt thực sự giúp người dân xóa nghèo, ngoài việc khuyến khích người dân trồng loại cây ăn quả này, các ngành chức năng cần quan tâm ứng dụng khoa học công nghệ vào việc nhân giống, trồng, chăm sóc và bảo quản quả để nâng cao năng suất, chất lượng quả mang lại thu nhập ổn định cho người dân. 

Hà Linh (TTXVN)
>

Thanh long quá lệ thuộc thị trường Trung Quốc

Hiện trái thanh long tiêu thụ nội địa 15%-20% tổng sản lượng, xuất khẩu chính ngạch rất thấp - chỉ khoảng 2-3%, còn lại bán qua biên mậu với thương nhân Trung Quốc

Thanh long được xác định là cây trồng chủ lực của Bình Thuận và một số tỉnh phía Nam như Tiền Giang, Long An… Tuy nhiên, do việc mở rộng diện tích thanh long quá nhanh, chưa căn cơ khiến nông dân chuyên canh thanh long ở Bình Thuận lắm phen “dở khóc dở mếu” do đầu ra không ổn định, nhiều lúc tồn ứ với số lượng lớn.

Mới đây, Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ thanh long nhằm làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, tiêu thụ để từng bước đưa cây thanh long trở thành 1 trong 9 loại cây trồng chủ lực của Việt Nam, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Đầu ra trái thanh long thường xuyên bấp bênh vì thị trường tiêu thụ không ổn định

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có khoảng 37.000 ha thanh long, đạt sản lượng trên dưới 630.000 tấn/năm. Riêng tỉnh Bình Thuận, “thủ phủ” của cây thanh long, có diện tích đến 26.500 ha, sản lượng trung bình hơn 500.000 tấn/năm.

Theo khảo sát của Bộ Công Thương, hiện trái thanh long được tiêu thụ trong thị trường nội địa chỉ chiếm 15%-20% tổng sản lượng, xuất khẩu chính ngạch rất thấp (2%-3%), còn lại được xuất khẩu theo hình thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc. Thực trạng này khiến việc tiêu thụ trái thanh long trong thời gian qua còn nhiều rủi ro, bấp bênh.

Ông Đỗ Minh Kính, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận, cho rằng diện tích và sản lượng thanh long của Việt Nam ngày càng tăng nhưng thị trường tiêu thụ chính ngạch lại quá hẹp, lệ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc nên thiếu bền vững. “Vào mùa thanh long chính vụ, sản lượng thu hoạch quá lớn, trong khi doanh nghiệp bị động khi xuất sang Trung Quốc nên đã xảy ra tình trạng ứ đọng tại các cửa khẩu, gây thiệt hại lớn” - ông Kính dẫn chứng.

Hầu hết doanh nghiệp kinh doanh thanh long phản ánh tình trạng thương lái Trung Quốc núp bóng các cơ sở kinh doanh nội địa để cạnh tranh không lành mạnh khiến việc tiêu thụ loại trái cây này vốn đã bấp bênh lại càng khó khăn hơn.

Trong khi đó, đại diện lãnh đạo Sở Công Thương 2 tỉnh Tiền Giang và Long An nhìn nhận thị trường tiêu thụ thanh long nội địa đang bị bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức. Bằng chứng là khâu kết nối giữa doanh nghiệp và nông dân chưa chặt chẽ, mạnh ai nấy làm. Thậm chí, dù ngành chức năng các địa phương ra sức khuyến khích nông dân trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGap để xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu nhưng do giá bán không cao hơn bao nhiêu nên người trồng ít quan tâm.

Bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho rằng để tăng giá trị trái thanh long, điều kiện tiên quyết là các địa phương cần tích cực triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, thu hút doanh nghiệp tham gia chế biến, tiêu thụ. “Để không lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài, thời gian tới, các ngành chức năng và địa phương phải triển khai nhiều biện pháp hơn nữa nhằm đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trong nước”- bà Thoa đề nghị.

Cần sớm có quy hoạch

Hiện các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang đã đề xuất Bộ NN-PTNT sớm có quy hoạch tổng thể vùng trồng thanh long ở Việt Nam và ban hành quy chuẩn cụ thể việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật; đồng thời hỗ trợ người trồng áp dụng quy trình sản xuất sạch để các địa phương thắt chặt khâu quản lý, nâng cao chất lượng trái thanh long.

Bài và ảnh: Lê Trường (Báo NLĐ)
>

Đi Campuchia học… trồng lúa

Để tìm hướng ra cho hạt gạo Việt Nam, mới đây tỉnh Sóc Trăng cử đoàn cán bộ sang Campuchia học tập kinh nghiệm. Tham gia đoàn còn có GS-TS Võ Tòng Xuân, nhà nông học hàng đầu Việt Nam.

Việt Nam cần thay đổi mục tiêu trong sản xuất lúa gạo. Ảnh: Chí Nhân

Thị trường gạo thế giới từ đầu năm đến nay đang trong xu thế giảm. Tuy nhiên, báo chí Campuchia cho biết tổng lượng gạo xuất khẩu của nước này vẫn tăng. Tính đến hết tháng 10, Campuchia đã xuất khẩu được 421.000 tấngạo so với 408.000 tấn hồi cùng kỳ năm trước. Ngoài thị trường lớn là Trung Quốc, Campuchia còn xuất khẩu sang các thị trường châu Âu như Pháp, Ba Lan… Thực tế này cho thấy Campuchia đang trở thành hiện tượng thú vị trên thị trường lúa gạo thế giới mấy năm gần đây.

Giá trị gạo tăng 65%

Bài học kinh nghiệm của Campuchia có lẽ đã được các chuyên gia nông nghiệp và báo chí nhắc đến khá nhiều. Nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên người Việt chính thức sang tận Campuchia để “mắt thấy tai nghe” những điều họ làm được.

Ông Hồ Quang Cua, nguyên Phó giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng, “cha đẻ” giống lúa thơm đặc sản mang thương hiệu “ST”, cho biết: “Được sự đầu tư của chính phủ và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, ngành nông nghiệp Campuchia đã có những bước đi rất bài bản để đạt được kết quả như hôm nay. Đầu tiên, Viện Nghiên cứu nông nghiệp Campuchia tổ chức bình tuyển và chọn ra giống lúa Phka Roumdoul vào năm 2009. Họ đưa sản phẩm đi dự thi đấu xảo quốc tế 3 năm liền (2012 - 2014) và đều đoạt giải gạo ngon nhất thế giới. Sau khi bình tuyển xong, họ tiếp tục thanh lọc và mở rộng diện tích gieo trồng giống này. Hiện Campuchia gieo trồng các giống lúa thơm lên đến 40% diện tích. Ngoài giống lúa thơm ngon “số 1 thế giới”, họ còn tổ chức xây dựng mô hình sản xuất gạo hữu cơ. Có khoảng 100.000 hộ nông dân sản xuất lúa hữu cơ với quy mô lên đến 50.000 ha. Sản phẩm được Bộ Nông nghiệp Mỹ và Tổ chức BCS Oko - Garantie của Đức chứng nhận hữu cơ”.

"Chìa khóa thành công của ngành lúa gạo phải là đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Đầu tư cho khoa học nông nghiệp hôm nay là hình ảnh của ngành nông nghiệp ngày mai" GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam


Theo ông Cua, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Campuchia rất biết cách khai thác các thị trường cao cấp khi họ in logo gạo ngon nhất thế giới lên thương hiệu của mình. Hiện nay, gạo thơm của Campuchia được rất nhiều nước phát triển trên thế giới đặt mua, đặc biệt là châu Âu. Các doanh nghiệp của Malaysia trước giờ mua nhiều gạo thơm của Việt Nam cũng chuyển dần sang mua gạo của Campuchia. “Gạo của Campuchia đã xuất khẩu tới những thị trường khó tính nhất thế giới, có giá trị vượt 65% giá bình quân của thị trường: 1.475 USD/tấnso với khoảng 890 USD tấn. Campuchia đã thành công với thương hiệu gạo của mình; trong khi đó việc xây dựng thương hiệu gạo ở Việt Nam vẫn còn trầy trật”, ông Cua nói.

Phải xác định được mục tiêu

Nguyên nhân trầy trật của hạt gạo Việt Nam được cho là chúng ta không xác định được mục tiêu chiến lược là gì, an ninh lương thực hay xuất khẩu và xuất khẩu thì bán cho ai? Còn Campuchia, nước này thành công vì mục tiêu sản xuất rất rõ ràng là nhắm đến các thị trường cao cấp. Đáng chú ý, mục tiêu đó phù hợp với xu thế và nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới. Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo trong giai đoạn 2015 - 2023, thương mại gạo toàn cầu tăng 1,5%/năm. Nhu cầu gạo chất lượng cao trên thế giới sẽ tăng với các loại gạo thơm, gạo hạt tròn, gạo trắng hạt dài, gạo thảo dược… Ngay tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam đang diễn ra cũng trùng khớp dự báo của FAO: Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho hay dù xuất khẩu gặp nhiều bất lợi nhưng mặt hàng gạo thơm đã có sự bứt phá ngoạn mục khi vươn lên đứng đầu trong cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam. Trong tháng 4, gạo thơm xuất khẩu chiếm đến 40%, kế đến là nếp 28%, gạo cao cấp chiếm trên 19%, gạo trung bình 9%...

Theo GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam, vấn đề của chúng ta là phải xác định rõ ràng mục tiêu sản xuất lúa gạo vì an ninh lương thực hay xuất khẩu. Câu hỏi đó đã được đặt ra cách đây nhiều năm nhưng chưa có câu trả lời, vì vậy đến giờ vẫn chưa xây dựng được thương hiệu gạo. “Chìa khóa thành công của ngành lúa gạo phải là đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Đầu tư cho khoa học nông nghiệp hôm nay là hình ảnh của ngành nông nghiệp ngày mai. Tuy nhiên, vấn đề của chúng ta là kinh phí cho nghiên cứu khoa học rất thấp và chủ yếu chỉ đủ trả lương cho cán bộ. Bên cạnh đó, nhà nước cần thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nông nghiệp, khuyến khích nhiều doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp theo hướng xây dựng những cánh đồng lớn để tiếp cận công nghiệp hóa và xa hơn là để tích tụ ruộng đất”, GS Bửu nói.

TS Đào Thế Anh, Phó viện trưởng Viện Cây lương thực - cây thực phẩm (FCRI), cho rằng có thể chia xu hướng chất lượng gạo trên thị trường thế giới thành 5 cấp. Cấp 1 là gạo thơm, hạt dài, gạo đặc sản địa phương; loại gạo này nên đăng ký bảo hộ thương hiệu với tên giống đặc sản. Cấp 2 là gạo thơm thường. Cấp 3 là gạo Japonica (gạo hạt tròn) và nếp. Cấp 4 là gạo trắng 5% tấm hạt dài chất lượng cao và thứ 5 là gạo trắng 10 - 25%tấm. Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất đáp ứng được các loại chất lượng trên. Tuy nhiên, để tham gia được thị trường thế giới với chiến lược chất lượng cao thì phải điều chỉnh hệ thống quản lý chất lượng và nghiên cứu đáp ứng các loại gạo theo phẩm cấp này”, TS Anh phân tích.

Không thể chỉ dựa vào thị trường Trung Quốc

Việt Nam xuất khẩu gạo đi hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng thị trường chủ lực là Trung Quốc, chiếm 35% thị phần. Đây là thị trường chứa đựng nhiều bất ổn. Lượng gạo dự trữ của Trung Quốc hiện lên đến khoảng 46,8 triệu tấn, đủ cho nhu cầu nội địa trong 117 ngày. Do dự trữ cao nên họ có thể ngưng mua bất cứ lúc nào để làm giá. Trong khi đó, Thái Lan, Myanmar và cả Campuchia đã ký được hợp đồng cấp chính phủ nên tiêu thụ dễ hơn, còn Việt Nam hầu hết giao thương tiểu ngạch. Gần đây, Việt Nam phát triển mạnh sang thị trường châu Phi (khu vực nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới) nhưng đang phải cạnh tranh với Ấn Độ và Pakistan về loại gạo 25% tấm và gạo 5%tấm của Thái Lan.

Chí Nhân (Báo Thanh Niên
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

Lưu trữ

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video