Rẫy của dân có trước dự án Công ty Long Sơn

Xác minh của huyện cho thấy có hàng trăm hecta tiêu, điều, cà phê của người dân khai phá, canh tác trước khi Công ty Long Sơn được giao đất làm dự án.
Rẫy của dân có trước dự án Công ty Long Sơn
Rẫy của dân có trước dự án Công ty Long Sơn
“Đây là lần thứ ba gia đình tôi bị Công ty Long Sơn bất ngờ san ủi điều, cà phê để lấy đất. Tổng thiệt hại vườn điều nhà tôi gần 200 cây”. Bà Mai Thị Khuyên, vợ bị can Đặng Văn Hiến (một trong các nghi can liên quan trong vụ bắn chết ba nhân viên Công ty TNHH Long Sơn hôm 23-10), nói với PV Pháp Luật TP.HCM tại căn nhà xảy ra vụ án (tiểu khu 1535).

Mồ hôi, nước mắt của người dân

Vòng tay ôm những gốc điều to hơn người, bà Khuyên cho biết năm 2006 bà mua hơn 3 ha rẫy điều đã có trái của một người tên Diếc bằng giấy tờ tay nhưng đã bị cháy mất trong một vụ hỏa hoạn. Đến năm 2008, khi UBND tỉnh Đắk Nông cho Công ty Long Sơn thuê thì khu rẫy của gia đình nằm trong phần đất của công ty. Do công ty này không thỏa thuận hỗ trợ hoa màu, nhà cửa trên đất nên gia đình bà không giao.
“3 ha điều này lúc tôi mua giấy tay đã hơn ba năm tuổi, cho trái bói rồi và đến nay đã hơn 13 năm tuổi. Khu vườn là công sức tạo dựng từ mồ hôi, nước mắt của gia đình hơn chục năm qua. Chính quyền địa phương biết nhưng vì không giấy tờ nên địa phương không xác nhận việc canh tác. Ngoài ra, gia đình tôi cất căn nhà gỗ tạp này ở từ năm 2006 đến nay, chính quyền xã đều biết và có cán bộ từng ghé uống trà với anh Hiến…” - bà Khuyên ấm ức.

Gần nhà bà Khuyên, ông Hoàng Văn Thắng, 51 tuổi, bị tạm giữ tám ngày nhưng không liên quan nên đã được thả về, cũng cho biết Công ty Long Sơn đã bỏ qua chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện khi nhiều lần tự ý san ủi vườn tược của dân.
Rẫy của dân có trước dự án Công ty Long Sơn

Hàng trăm gốc điều của người dân đã bị ủi bật gốc trong ngày 23-10. Ảnh: NGUYỄN ĐỨC

Một trường hợp khác, ông Ninh Viết Thắng (anh ruột của bị can Ninh Viết Bình đang bị tạm giữ) cho biết từ 2008 đến nay, hàng trăm hộ dân đã bị Công ty Long Sơn tự ý san ủi cây trồng, nhà cửa nhiều lần. “Tôi mua rẫy điều từ năm 2003 có giấy tay nhưng đầu năm 2008 Công ty Long Sơn bắt đầu san ủi, chặt cây trồng khiến chúng tôi phải vất vả trồng lại. Ngày 2-8-2008, công an tỉnh có lập biên bản ghi nhận hiện trạng vườn điều bị chặt hơn 100 cây, trồng được 10 năm” - ông Thắng nói.

Cũng theo ông Thắng, mỗi lần Công ty Long Sơn san ủi đều có lực lượng bảo vệ hùng hậu và người dân chỉ có thể cầu cứu chính quyền. Nhưng chính quyền không có mặt kịp thời ngăn chặn sự càn phá này thì phải chăng chính quyền ngó lơ?

Công ty Long Sơn lơ lệnh của chính quyền
Ngày 1-11, ông Nguyễn Huy Công, Chủ tịch UBND xã Đắk Ngo, cho biết đây là vùng đất dân tự khai phá, canh tác đã lâu. “Đây là dân tự do nhiều nơi đến nên họ không có hộ khẩu, cũng không liên hệ với xã. Nói xã không quan tâm đến cầu cứu của dân là không đúng. Thực tế, xã đã nhiều lần phối hợp với huyện đến gặp dân để khảo sát, đối thoại, yêu cầu dân và công ty thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, tỉnh, huyện đều đã chỉ đạo Công ty Long Sơn phải ngưng mọi hoạt động san ủi và thỏa thuận hỗ trợ cho người dân ở tiểu khu 1535” - ông Công phân trần.

Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Hữu Huân, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức, cho biết UBND huyện đã nhiều lần tổ chức đối thoại giữa Công ty Long Sơn với các hộ dân, buổi gần nhất là ngày 5-10. Tại đây 32 hộ dân kiến nghị Công ty Long Sơn bồi thường thiệt hại về tài sản, công trình trên đất và đề nghị thu hồi đất cho công ty này thuê để giao cho họ sản xuất. Phía Công ty Long Sơn thì cam kết hỗ trợ, không bồi thường.

“Nhưng người dân khẳng định Công ty Long Sơn không thỏa thuận hỗ trợ mà tự ý san ủi rẫy của họ” - PV đặt câu hỏi. Ông Huân nói: “Huyện cũng đã nhiều lần yêu cầu Công ty Long Sơn phải giải quyết dứt điểm nhưng sự việc vẫn kéo dài. Ngày 2-11, UBND huyện sẽ cùng địa phương họp dân ở tiểu khu 1535 lập ban tự quản ở khu vực này, đồng thời ghi nhận ý kiến của người dân đang canh tác và định cư ở đây”.

“Nói không bao vây tấn công... là dối trá”
Bà Mai Thị Khuyên khẳng định việc ông Sửu (Nghiêm Xuân Thiên Sửu, Giám đốc Công ty Long Sơn - NV) nói nhân viên ông không bao vây, tấn công gia đình bà là không đúng. Bà Khuyên nói: “Rất đông người của họ kéo đến bao vây khắp nhà, dùng nhiều hung khí, khiên che… và ném đá vào nhà tôi. Vợ chồng tôi nghe tiếng máy ủi đang càn phá vườn điều sau nhà nên chồng tôi không kiềm chế đã nổ súng chỉ thiên nhưng họ vẫn không ngừng. Họ tiếp tục đe dọa nên tức nước vỡ bờ chồng tôi đã nổ súng”.
Gần nhà bà Khuyên, ông Hoàng Văn Thắng (51 tuổi) kể lại: “Khi hai máy ủi của Công ty Long Sơn tràn vào rẫy cà phê và vườn điều của gia đình, tôi chạy ra ngăn cản nhưng họ quá đông, ai cũng có hung khí và vây tôi trong nhà. Chúng tiếp tục tràn qua rẫy điều của nhà anh Hiến san ủi, mặc vợ anh Hiến hoảng loạn ngăn cản. Lúc đó tôi nghe tiếng súng nổ và vụ án tang thương xảy ra. Ông Sửu nói không bao vây tấn công người dân là dối trá”.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, trong ba tháng (6 đến 9-2016), tổ công tác của huyện đã xác minh thực tế sử dụng đất tại dự án của Công ty Long Sơn. Theo đó, ở thời điểm xác minh  có 147 hộ dân đang canh tác trên 500 ha trong tổng số 1.079 ha giao cho Công ty Long Sơn. Trong số này, nhiều diện tích cây điều được trồng từ năm 1992 (6,4 ha), 1998 (4,3 ha), 2002 (45,7 ha), 2003 (121 ha), 2004 (73,9 ha), 2005 (45,4 ha)… Đến nay, Công ty Long Sơn đã thỏa thuận trả tiền cho dân được 7,9 ha.
Ông NGUYỄN HỮU HUÂN,
Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức

NGUYỄN ĐỨC( Theo plo)
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

Lưu trữ

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video