'Làm giá' rau xanh, người dân Sài Gòn đang bị... móc túi

Hơn tháng qua, nhiều loại rau ở TP.HCM tăng giá 30-70% do mưa ngập khan hiếm hàng và còn có hiện tượng làm giá.

Cứ đến hẹn lại lên, mỗi khi đến mùa mưa ngập, thị trường rau xanh tại TP.HCM lại tăng giá chóng mặt. Năm nay cũng không ngoại lệ, từ các chợ đầu mối đến các sạp rau nhỏ lẻ đều đồng loạt tăng.

Người dân đắn đo khi mua rau

Sớm tăng giá và có mức tăng cao là các loại rau lá rau muống, rau cải, mồng tơi được cung cấp từ các nhà vườn ở TP.HCM, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai…

Theo chị Nguyễn Thị Lành, bán quầy rau lẻ ở chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình) cho biết: "Trước đây nhập rau muống khoảng 10.000 đến 12.000 đồng/kg thì khoảng 1 tháng trở lại đây dã tăng lên 20.000 đến 25.000 đồng/1kg. Tương tự rau mồng tơi cũng đã tăng từ 10.000 đồng/1kg lên 25.000 đồng/1kg. Thậm chí mua 1kgnhưng về cân lên chỉ còn được 7-8 lạng".

Tương tự các loại rau từ Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương đưa về như bắp cải, cải thảo, cà chua, cà rốt… cũng đã liên tiếp tăng giá, thậm chí cháy hàng. Trong vòng 15 ngày gần đây, bắp cải và cải thảo đã tăng từ 6.000 - 7.000 đồng/1kg lên 15.000 đồng/1kg; mướp, bầu bí giá từ 6.000 - 7.000 đồng/1kg tăng lên 20.000 đồng/1kg.

Giá rau đắt đỏ đang khiến cho người tiêu dùng hứng chịu. Chị Phan Thị Hải ở quận Thủ Đức đã ví von một cách ngao ngán: “Trước đây mua  năm nghìn rau muống cả nhà ăn thoải mái, giờ mua 10 nghìn chỉ gắp được… vài đũa”.

Giá nhiều loại rau xanh  tại TP.HCM tăng  chóng mặt

Ngoài nguyên nhân do thời tiết mưa ngập triền miên những ngày qua thì còn có hiên tượng không ít đầu nậu lợi dụng thời điểm này để đẩy giá rau lên cao.

Bác Thu, một nông dân ở Long An, nhận định đúng là mưa ngập có ảnh hưởng đến rau xanh, nhưng tăng cao và trong thời gian dài như vậy là không hợp lý. Thực tế, chỉ có các loại rau cải phải mất cả tháng mới trồng lại và thu hoạch được. Còn rau muống, mồng tơi chỉ cần 7 đến 10 ngày là có thu hoạch mới, sao cứ tăng giá hoài trong khi người trồng rau cũng chẳng được hưởng lợi mấy, mà thời tiết cũng đã hết mưa ngập cả tuần nay. 

Còn anh Lê Minh Thành (ở quận 12), người chuyên nhập rau từ Đức Trọng về bán ở TP.HCM, Đồng Nai cũng cho rằng, việc tăng giá rau đến 30-60% chắc chắn là có “làm giá”. Đồng ý là mưa ngập ảnh hưởng nhưng hiện nay tại các vùng chuyên canh rau củ ở Lâm Đồng đã áp dụng nhiều mô hình tiên tiến nên đã hạn chế được nhiều rủi ro mưa ngập, khó có hiện tượng cháy hàng. Theo anh Thành tăng khoảng 10% - 15% hợp lý.

Bà Nguyễn Thanh Hà, phó Giám đốc Công ty TNHH quản lý và kinh doanh Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, cho biết: "Lượng rau về chợ đầu mối Thủ Đức trong một tháng qua vẫn nằm trong sự ổn định từ  3.200 tấn đến 3.800 tấn/ngày đêm".

Theo bà Hà thì việc giá rau tăng cao là có hiện tượng “té nước theo mưa”, các đầu nậu và bạn hàng nằm bắt thị trường và tự đưa ra “thỏa thuận”. Một số còn cố tình nhập về số lượng ít để tạo nên sốt ảo. Ban quản lý chợ không thể tác động, điều tiết đến giá cả rau, củ, quả.

Số liệu của Công ty quản lý kinh doanh chợ Bình Điền cũng cho thấy, số lượng rau về chợ Bình Điền trong một tháng qua cũng không có đột biến, vẫn nằm trong dao động ổn định.

Trong khi đó, ghi nhận thực tế tại chợ đấu mối Hóc Môn, đa phần các chủ vựa rau  đều… than trời, rồi đưa lý do thiếu hàng, cháy hàng nhưng khi hỏi mua thì số lượng bao nhiêu cũng có.

Xem ra, hiện tượng “té nước theo mưa” đẩy giá rau lên cao ở TP.HCM còn diễn ra dài dài, người tiêu dùng ngang nhiên bị… móc túi./.

Lê Mạnh/VTC News
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

Lưu trữ

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video