Tiêu là một trong những loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao, đang được đầu tư phát triển mạnh ở nước ta. Hằng năm, loại cây này đem lại khoản thu nhập khá cao so với nhiều loại cây trồng khác.
Cây tiêu (hồ tiêu) có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao thì ngoài vấn đề giống và các biện pháp chăm sóc, nó cũng cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Theo các chuyên gia nông nghiệp, đất trồng tiêu đòi hỏi phải có những điều kiện như: Có tầng mặt dày, tơi xốp, trong vòng 1m trở lại không có tầng đá cứng; có nhiều chất hữu cơ; có khả năng thoát nước tốt và giữ nước cao, không bị ngập úng trong mùa mưa, nhiễm mặn trong mùa nắng và có pH khoảng 5,5 – 7.
Trong đó, pH đất trồng hay còn gọi là độ phản ứng của đất, được đánh giá bởi nồng độ của ion H+ và OH– có trong đất, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cây trồng. Tiêu là loại cây có quan hệ họ hàng với cây trầu (trầu không), có đặc điểm rất ưa đất gần trung tính và có phản ứng rất tích cực với việc được bón vôi. Nếu trồng trong điều kiện đất có pH thấp (đất chua), cây rất dễ bị bệnh và năng suất giảm sút.
Khi khoảng pH đạt ở mức chuẩn, cây trồng sẽ phát triển mạnh do quá trình hấp thu, trao đổi dinh dưỡng giữa hệ rễ cây và đất được thực hiện thuận lợi. Nói cách khác, cây trồng hấp thụ dinh dưỡng trong đất tùy thuộc vào độ pH, khi độ pH càng thấp thì việc bón phân trở cũng nên trở nên lãng phí.
Hình ảnh thí nghiệm rễ phát triển tương ứng với từng giá trị pH:
Hình ảnh màu sắc hoa cẩu tú cầu chịu ảnh hưởng của độ pH đất trồng:
Với cây tiêu, khi pH đất đạt khoảng 6.0, rễ cây phát triển rất mạnh, cây lấy dinh dưỡng rất tốt, màu lá đẹp. Bà con có thể xem những hình ảnh thực tế mà chúng tôi theo dõi và ghi lại dưới đây:
Khi pH =3, cây không phát triển mặc dù bón loại phân tốt nhất, lượng phân nhiều nhất.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiểm soát độ pH của đất một hiệu quả mà tiện lợi nhất. Trong chia sẻ lần trước, chúng tôi đã đề cập đến các phương pháp kiểm tra độ pH đất bằng nhiều phương pháp khác nhau, như: Dùng giấy quỳ (giấy chỉ thị màu), kiểm tra bằng máy đo trực tiếp và bằng dụng cụ đo pH cầm tay của hãng Takemura (DM13, DM15). Đối với đặc điểm trồng tiêu, dùng máy đo pH cầm tay là lựa chọn khá phù hợp. Chỉ cần cắm máy đo pH DM-15 hoặc DM-13 xuống đất nơi cần kiểm tra độ pH, chờ 1 phút sau đó đọc kết quả trên màn hình là bà con có thể biết được chất lượng đất trồng.
Ngoài pH, cây trồng nói chung và hồ tiêu nói riêng còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, trong đó có độ dẫn điện hay còn gọi EC (Electricity Conductivity) của đất. Trên nguyên tắc, dung dịch đất càng mặn thì nồng độ ion (gồm cả cation – ion dương và anion – ion âm) trong dung dịch càng cao. Nghĩa là nồng độ muối càng cao, thì độ dẫn điện của dung dịch càng mạnh.
Giá trị EC trong đất nằm trong khoảng từ 0.2-1.2 là giá trị dinh dưỡng cây có thể sử dụng tốt, dưới ngưỡng 0.2 cây thiếu, trên ngưỡng 1,2 giá trị dinh dưỡng dư. Cũng như kiểm soát pH, bà con có thể kiểm tra độ dẫn điện của đất thường xuyên bằng các thiết bị cầm tay. Hiện nay, trên thị trường có không ít các loại máy đo để đo EC đất, tuy nhiên theo phản hồi chúng tôi nhận được thì bút đo độ dẫn điện trong đất Hanna (Hanna Hi98331) và đồng hồ đo EC đất trực tiếp Fieldscout đang được lựa chọn, tin dùng.
Sản phẩm là máy đo dạng bút đặc biệt, được thiết kế để đo độ dẫn nước trực tiếp trong đất. Bút có thể đo nhiệt độ, có chức năng tự động bù trừ nhiệt độ khi đo độ dẫn với một bộ cảm biến kết hợp trong đầu dò HI 73.331.
Như vậy, để vụ tiêu đạt sản lượng cao, ngoài khâu chuẩn bị giống tốt, chăm sóc đều đặn thì bà con cũng cần quan tâm đến độ pH và EC đất trồng. Đây là hai yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển cũng như chất lượng tiêu. Loại cây trồng này thích hợp với pH từ 5,5 – 7.
Giải pháp nâng pH lâu dài là bón phân hữu cơ (phân trâu, bò, dê, dơi,…), xác bã thực vật (phân rác mục tất cả đều đã hoại, ủ hoai) để trả về độ mùn cho đất, tạo keo đất giữ phân hóa học.
* Tham khảo báo cáo thoát phân khi sử dụng
Thành phần | Tỷ lệ sử dụng(%) | Tỷ lệ thất thoát (%) | Nguyên nhân thất thoát |
N | 40-50 | 50-60 | Bốc hơi,chảy tràn, thấm sâu,… |
P | 20-30 | 70-80 | |
K | 50-60 | 40-50 |
(Nguồn báo cáo thoát phân: Viện Nghiên Cứu ĐBSCL – ĐH Cần Thơ).
Mọi thắc mắc, bà con và quý khách vui lòng liên hệ 0902652276 để được tư vấn chi tiết.
>