Phòng trừ bọ nhảy hại rau

Bọ nhảy hai sọc trưởng thành ăn vào lá rau tạo ra những lỗ tròn nhỏ khắp mặt lá, khi mật độ cao có thể ăn hết cả gân lá, làm cho lá rau xơ xác.


Sâu non phá hại rễ cây làm thối gốc, thối củ, cây dễ bị héo chết.

Qua theo dõi một số vùng chuyên canh rau bị bọ nhảy gây hại mạnh, người trồng rau liên tục phải phun thuốc 2-3 ngày/lần để hạn chế sự gây hại của chúng, nhất là loại rau cải. Người tiêu dùng có thể bị ngộ độc do còn nhiều dư lượng thuốc trừ sâu trên rau. Để phòng trừ bọ nhảy hai sọc hiệu quả và an toàn cho người sử dụng, xin chia sẻ một số kinh nghiệm sau:

- Bón phân cân đối cho rau bảo đảm rau đủ dinh dưỡng, phát triển thuận lợi. Chú ý với phân chuồng mục và các loại phân trung vi lượng giàu can xi. 

- Thu dọn tàn dư và xử lý đất trước khi trồng bằng vôi tả 20- 30kg/sào hoặc thuốc hóa học như Diaphos 10G, Sago-Super 3G, Vibasu 5H, Sargent 6G... theo nồng độ và liều lượng khuyến cáo trên bao bì để diệt trứng và sâu non dưới đất.

- Luân canh với các cây trồng khác họ (hành, tỏi, dưa, bầu, bí, ớt...) để cắt đứt vòng chu chuyển của bọ nhảy.

- Sử dụng thuốc hóa học phun trừ một cách an toàn và hiệu quả:

+ Lựa chọn thời điểm phun thích hợp: Bọ nhảy hai sọc thường gây hại vào sáng sớm và chiều mát. Vì vậy, nên chọn 2 thời điểm này phun thuốc là thích hợp nhất. Tuy nhiên, cần phải căn cứ vào diễn biến của thời tiết mà phun trừ cho hiệu quả nhất. Tốt nhất chọn thời điểm buổi chiều mát (trời đã tắt nắng) phun thuốc sẽ cho hiệu quả cao hơn.

+  Căn cứ vào độ ẩm của đất trồng (độ ẩm luống rau): Nông dân cần kiểm tra độ ẩm đất dưới luống rau rồi mới tiến hành phun thuốc. Nếu đất dưới luống rau bị khô (ẩm độ ≤ 80%) cần tưới nước cho rau vào buổi sáng để bọ nhảy trưởng thành bay hết lên mặt lá, cây rau, đợi đến chiều mát mới phun thuốc.

+  Cách thức phun: Nếu chỉ đơn thuần phun lần lượt từng luống như phun trừ các loại sâu hại khác thì không có tác dụng vì bọ nhảy có khả năng nhảy xa và bay khỏe, sẽ dễ dàng phân tán ra các luống hoặc ruộng khác xung quanh, khi hết hơi thuốc sẽ quay lại gây hại. Do đó, bắt buộc khi phun phải đi theo đường vòng xuyến dồn bọ nhảy vào tâm giữa ruộng. Có như vậy, bọ nhảy mới trúng thuốc và chết hàng loạt.

+ Thay đổi thuốc thường xuyên và lựa chọn thuốc an toàn, hiệu quả: Bọ nhảy có khả năng kháng thuốc rất cao nên phải luân phiên các loại thuốc giữa các lần phun trừ. Có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc như Polytrin, Match, Bamectin, Diaphos, Biocin, Vibasu, Olong, Sherzol, Hopsan, Success…

+ Tuân thủ thời gian cách ly của thuốc: Tùy theo từng độ độc khác nhau mà thời gian cách ly tối thiểu phải từ 3-10 ngày, thậm chí 15 ngày mới được thu hoạch.

Thuốc gốc lân hữu cơ có tác dụng cao hơn thuốc gốc clo, thuốc sinh học an toàn hơn thuốc hóa học.

+ Khi thu hoạch nên để lại một diện tích nhỏ ở giữa ruộng để tập trung bọ nhảy vào đó rồi phun thuốc sẽ hạn chế mật độ cho các vụ sau.

KS. Trần Thị Liên (Trạm Khuyến nông Nam Sách)/ Báo Hải Dương
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

Lưu trữ

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video