Việt Nam sẽ chi hơn 1,1 triệu tỷ đồng cho 21 chương trình mục tiêu

Việt Nam sẽ chi hơn 1,1 triệu tỷ đồng cho 21 chương trình mục tiêu
Cùng với hai chương trình khác, chương trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tổng vốn thực hiện lớn nhất, lên tới hơn 630 nghìn tỷ đồng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành nghị quyết của Chính phủ về chủ trương đầu tư 21 chương trình mục tiêu, giai đoạn 2016 - 2020.
Theo nghị quyết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ 3 chương trình, gồm: chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững, chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai - ổn định đời sống dân cư.
Tổng vốn thực thực hiện 3 chương trình này là 638.782 tỷ đồng.
Bộ Y tế làm chủ 2 chương trình gồm: chương trình mục tiêu y tế - dân số và chương trình mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương, với tổng vốn thực thực hiện là 42.913 tỷ đồng.
Bộ Công an làm chủ chương trình mục tiêu đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, phòng chống tội phạm và ma túy với tổng vốn thực hiện là 9.227 tỷ đồng.
Bộ Quốc phòng chủ trì chương trình mục tiêu công nghiệp quốc phòng theo Nghị quyết số 06/TW của Bộ Chính trị với tổng vốn thực hiện 27.229 tỷ đồng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì 4 chương trình gồm: chương trình mục tiêu quốc phòng an ninh trên địa bàn trọng điểm; chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các vùng; chương trình mục tiêu hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương; chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tổng nguồn vốn thực thực hiện 4 chương trình trên là 281.922 tỷ đồng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn với tổng vốn thực hiện 5.100 tỷ đồng.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì 2 chương trình: chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động và chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội với tổng vốn thực thực hiện là 27.175 tỷ đồng
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì 2 chương trình: chương trình mục tiêu phát triển văn hóa và chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch với tổng nguồn vốn thực thực hiện là 48.267 tỷ đồng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì 2 chương trình: chương trình mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích và chương trình mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh với tổng nguồn vốn thực thực hiện là 20.514 tỷ đồng.
Bộ Công Thương chủ trì chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo với nguồn vốn thực hiện là 30.186 tỷ đồng.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì chương trình mục tiêu công nghệ thông tin với nguồn vốn là 7.920 tỷ đồng.
Như vậy, tổng nguồn vốn Chính phủ duyệt chi cho 21 chương trình mục tiêu nói trên lên tới 1.139.235 tỷ đồng.
Riêng đối với chương trình mục tiêu biển Đông - hải đảo bảo đảm cho lĩnh vực quốc phòng an ninh trên biển và hải đảo giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ yêu cầu thực hiện theo Quyết định số 610/QĐ-TTg ngày 8/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Bảo Quyên
VnEconomy
>

Cơ cấu cây cà phê: Việc nên làm

Việt Nam có trên 700.000 ha diện tích cây cà phê, cho sản lượng cà phê nhân trung bình hàng năm từ 1,6 -1,7 triệu tấn. Việt Nam được xem là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới. Dù vậy, những diện tích cà phê già cỗi ngày càng nhiều, điều này đòi hỏi cà phê của Việt Nam cần phải cải tạo, tái canh và quy hoạch phù hợp theo hướng nâng dần sản lượng đi đôi với chất lượng.

Ảnh minh họa


Câu chuyện của Quảng Trị

Già cỗi, sinh trưởng kém, tỉnh Quảng Trị có gần 4.700 ha cà phê, chủ yếu là cà phê chè Catimo, nhưng trong số đó có đến 2.400 ha già cỗi, sinh trưởng kém cần cải tạo, tái canh. Vì vậy, tỉnh này có kế hoạch từ nay đến năm2025, mỗi năm tái canh 200 ha cà phê chè Catimo. Sau 15 - 20 năm trồng, các vườn cà phê đến nay đã già cỗi, sử dụng giống năng suất thấp, nên việc cưa đốn, cải tạo hoặc trồng tái canh cà phê bằng giống mới với nhiều đặc tính ưu việt là vấn đề cấp thiết.

Bà Nguyễn Thị Hồng Phương - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị - cho biết, huyện Hướng Hóa là địa bàn trọng điểm để phát triển cà phê của Quảng Trị và vùng Bắc Trung bộ. Hướng Hóa có độ cao địa hình từ 450 - 550 m với khí hậu ôn hòa nên rất phù hợp phát triển cây cà phê chè.

Theo bà Phương, đến năm 2015, tổng diện tích cây cà phê của Quảng Trị, chủ yếu trồng tại huyện Hướng Hóa đạt gần 4.700 ha, chiếm 1/7 tổng diện tích cà phê cả nước, chiếm 22% tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày, chủ lực của tỉnh. Giá trị sản lượng cà phê Hướng Hóa hàng năm mang lại khoảng 300 tỉ đồng. Tổng số hộ nông dân tham gia trồng cà phê có hơn 8.000 hộ, phần lớn là người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô. Cây cà phê Quảng Trị có chất lượng cao với thương hiệu nổi tiếng là cà phê Khe Sanh được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành trồng và xuất khẩu cà phê.

Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy, hầu hết cà phê trồng ở huyện Hướng Hóa bị sâu bệnh và còi cọc, kém phát triển. Cụ thể, diện tích cà phê từ 1 - 3 tuổi là 319 ha, trong đó có hơn 30% phát triển kém, bị sâu bệnh phá hoại. Cà phê từ 3 - 10 tuổi hơn 1.000 ha, trong đó có hơn 40% diện tích bị sâu bệnh, phát triển kém. Số cà phê từ 10 - 15 tuổi gần 1.100 ha, trong đó có 80% sinh trưởng kém và bị sâu bệnh. Hơn 1.000 ha cà phê trên 15 tuổi cũng chung số phận, có đến 80% diện tích bị sâu bệnh phá hoại và phát triển kém. Điều đó đặt ra vấn đề, muốn nâng cao chất lượng cà phê Hướng Hóa thì phải thực hiện tái canh một cách bền vững.

Nhiệm vụ quan trọng

Ông Võ Văn Hưng - Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Quảng Trị - cho biết, tái canh cà phê giai đoạn 2017 - 2025 là cơ hội thay thế các giống cà phê mới, có đặc tính vượt trội, năng suất cao, khả năng kháng bệnh lớn. Đồng thời, ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cà phê hiệu quả hơn, mang lại thu nhập cao cho người trồng. Cụ thể, bình quân từ nay đến năm 2025, mỗi năm thực hiện tái canh 200 ha. Ngoài ra, bình quân mỗi năm cưa đốn, cải tạo thêm 50 ha cà phê để vườn cho năng suất cao hơn. Dự kiến đến năm 2020, năng suất cà phê chè đạt từ 14 - 16 tấn/ha quả tươi. Sản lượng bình quân sau khi tái canh đạt 10 ngàn tấn/năm.

Điều đặc biệt quan trọng là tái canh sẽ tăng thu nhập cho người trồng cà phê lên 1,5 lần so với hiện tại. Nguồn vốn phục vụ tái canh được xác định cần gần 300 tỉ đồng, tính theo định mức khuyến cáo cho mỗi hecta tái canh hơn 152 triệu đồng. Nguồn vốn này gồm vay ngân hàng, vốn tự có và vốn của nhà nước. Cơ chế chính sách hỗ trợ tái canh là nhà nước hỗ trợ tối đa 80% giá giống cà phê và giống cây ngắn ngày trồng xen kẽ phục vụ tái canh. Trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%, ngân sách huyện hỗ trợ 50%. Một yếu tố quan trọng được hội thảo nhất trí đó là giống cà phê tái canh phải là giống cà phê chè thuần chủng, có nguồn gốc xuất xứ và được các cơ quan có thẩm quyền công nhận chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.

Về nguồn hạt giống cà phê, có thể lựa chọn mua hạt giống thuần chủng của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên hoặc tuyển chọn cây cà phê đầu dòng trên địa bàn để lấy hạt giống. Trong đó, việc chọn nhân giống cà phê thuần chủng được xem là khâu quyết định để đảm bảo tái canh cà phê bền vững. Một số ý kiến chỉ ra việc hỗ trợ xây dựng mô hình thử nghiệm giống cà phê chè mới kết hợp ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm là giải pháp rất quan trọng. Ngoài ra, cần đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa các khâu từ trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê nhân phục vụ xuất khẩu.

Ông Võ Văn Hưng nhấn mạnh, tái canh cà phê Hướng Hóa được xác định là nhiệm vụ quan trọng đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng chất lượng, thị trường bền vững và cạnh tranh cao. Do vậy, phải nắm chắc khoa học kỹ thuật và khả năng tổ chức thực hiện.

Hoàng Huy (Báo Lao Động)
>

Hạt mắc ca hết thời sốt giá

Năm 2015, người dân nhiều nơi trồng ồ ạt, thương lái đua nhau nhập hàng về bán với giá cao “chót vót” thì nửa đầu năm nay sản phẩm hạt mắc ca đã giảm 20-50%.

Anh Hoàng, chuyên bán các sản phẩm đặc sản ở quận 3 (TP HCM) cho biết, hạt mắc ca trong nước tại cửa hàng hiện đã giảm giá gần một nửa so với 2015. Nếu năm ngoái quả mắc ca tươi hút chân không có giá 300.000 - 320.000 đồng một kg thì nay chỉ còn 150.000 đồng, loại đã sấy rẻ hơn trước 100.000 đồng xuống còn 210.000 - 230.000 đồng một kg. Đối với mắc ca nhân, nếu trước đây có giá trên một triệu đồng một kg thì nay còn khoảng700.000 - 900.000 đồng.

Theo anh Hoàng, sở dĩ mắc ca gần đây giá giảm mạnh vì sức mua ngày càng xuống, mặt khác, các sản phẩm Việt cũng không còn quá khan hiếm nên giá hấp dẫn. “Đa phần sản phẩm tôi bán là hàng Việt Nam được lấy tại các nhà vườn ở Đà Lạt. Đến khi hết hàng thì mới  nhập từ Mỹ, Australia”, anh nói.


Giá sản phẩm mắc ca đã hạ nhiệt. Ảnh minh họa.

Cũng xác nhận giá mắc ca đang hạ nhiệt, chị Hằng, chủ cửa hàng thực phẩm ở quận 1 chia sẻ, cửa hàng của chị hơn một tháng nay đã giảm giá khoảng 30% đối với sản phẩm này. “Trước đây một kg đã chế biến và làm nứt vỏ có giá 410.000 đồng một kg thì nay còn khoảng 320.000 đồng. Đa phần hàng nhập từ Mỹ. Với mắc ca Việt vì không chịu chi phí vận chuyển nên giá rẻ hơn 20.000 đồng. Dẫu giá hạ nhiệt nhưng lượng khách vẫn rất ít, chủ yếu là khách quen và người có thu nhập cao”, chị Hằng nói.

Không chỉ cửa hàng giảm giá mắc ca mà tại các website bán sản phẩm này từ trong nước đến ngoại nhập đều đua nhau giảm giá 20-30%. Hầu hết các website đều cho biết giá gốc thông thường bán 400.000 đồng với mắc ca nứt vỏ, nhưng nay còn 310.000 đồng, hay trên mạng xã hội giá sản phẩm này cũng chỉ giao động 140.000-290.000 đồng một kg (tùy loại).

Bên cạnh website, mạng xã hội thì trên các trang mua bán trực tuyến, mắc ca nhập khẩu từ Austraulia giảm tới23%, có giá 185.000 đồng nửa kg đã chế biến. Thậm chí, có những trang mua sắm trực tuyến giảm tới 45%, chỉ còn 176.000 đồng nửa kg.

Là nông dân đang canh tác mắc ca ở Lâm Đồng, ông Bảy cho biết, năm nay mắc ca vườn nhà ông cho trái khá đều. Giá bán hạt mắc ca loại tuyển tại vườn 250.000 đồng một kg, riêng với những sản phẩm loại 2,3 giá 90.000-150.000 đồng một kg“Trước đây, khi mắc ca còn ít người trồng thì giá cả có cao hơn đôi chút nhưng nay đã hạ nhiệt. Tuy nhiên, đây vẫn là mức giá tốt với người nông dân”, ông Bảy nói.

Từng sang thăm các khu vực trồng mắc ca của Việt Nam tại Đà Lạt 2015, ông Arona L. Palamo, nguyên lãnh đạo cao cấp ngành nông nghiệp Samoa (thuộc Mỹ) đáng giá, sản phẩm mắc ca của Việt Nam ăn khá ngon. Tuy nhiên, giá sản phẩm vẫn còn khá đắt, cao hơn cả Mỹ và Autralia.

"Tại các vùng trồng mắc ca ở Việt Nam vẫn còn khá manh mún, đa phần người dân trồng xen canh, khi cây cho quả rải rác trong năm mà không dồn vào một nên lúc thu hoạch rất khó. Mặc khác, vì không có chỉ dẫn bài bản nên người dân chưa biết chọn giống, còn trồng lẫn lộn nhiều loại khác nhau", ông Arona nói.

Hồng Châu (vnexpress)
>

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất cà phê toàn cầu

Biến đổi khí hậu sẽ giảm một nửa diện tích canh tác cà phê và ảnh hưởng đến hơn 120 triệu người nghèo trên thế giới đang dựa vào cây cà phê để mưu sinh.

cà phê
Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất cà phê toàn cầu. Ảnh: TTXVN
Viện khí hậu Australia ngày 29/8 công bố một bản báo cáo cho thấy biến đổi khí hậu sẽ giảm một nửa diện tích canh tác cà phê và ảnh hưởng đến hơn 120 triệu người nghèo trên thế giới đang dựa vào cây cà phê để mưu sinh.
Phát hiện này xuất phát từ những cảnh báo trước đó của một số nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới như Starbucks và Lavazza cho rằng biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến các vụ mùa cà phê trên khắp thế giới, đe dọa nghiêm trọng đến ngành này.
Tại Tanzania, nơi 2,4 triệu người mưu sinh nhờ cà phê, cứ tăng tối thiểu 1 độ C trên trang trại, sản lượng thu hoạch cà phê giảm xuống còn khoảng 137 kg trên một ha, giảm khoảng 50% so với những năm 1960 của thế kỷ trước.
Nhiệt độ quá cao và những cơn mưa lớn bất thường cũng đã gây thiệt hại đáng kể cho hoạt động canh tác cà phê, do điều kiện ẩm ướt tạo thuận lợi cho các bệnh nấm lan truyền nhanh chưa từng thấy.
Trong năm 2012, bệnh gỉ sắt lá gây hại lên cây trồng đã ảnh hưởng một nửa sản lượng cà phê ở vùng Trung Mỹ - với một số nhà sản xuất ở Guatemala bị mất đến 85% vụ mùa. Trong năm 2012 và năm 2013, thiệt hại ở Trung Mỹ lên tới khoảng 500 triệu USD và 350.000 người mất việc làm.
Câu hỏi đặt ra là biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến người trồng cà phê trong những thập kỷ tới như thế nào. Các nhà khoa học cho rằng Nicaragua có thể mất phần lớn khu vực trồng cà phê vào năm 2050, và ở Tanzania, đến năm 2060, sản lượng cà phê dự kiến sẽ ở “mức thấp nghiêm trọng”.
Đến 2080, cà phê hoang dã, vốn rất quan trọng đối với sự đa dạng di truyền của cà phê nuôi trồng, có thể bị tuyệt chủng. Còn đối với người tiêu thụ cà phê, tất cả điều này sẽ ảnh hưởng đến hương vị, mùi thơm và giá cả của cà phê.
Sơn Hà (P/v TTXVN tại Sydney)
>

Phân bón thế hệ mới: xu hướng ứng dụng kỹ thuật cao trong nông nghiệp

Mỗi năm Việt Nam đang sử dụng khoảng 10 triệu tấn phân bón các loại và hàng chục ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Việc lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Thế giới và Việt Nam đã xuất hiện những chủng loại phân bón mới, thân thiện môi trường, phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp bền vững. Thông tin được TS. Nguyễn Đăng Nghĩa (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp Nhiệt đới - TARCC) đưa ra tại báo cáo  “Xu hướng sản xuất và sử dụng phân bón thế hệ mới” doTrung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP.HCM (CESTI) tổ chức. 
Theo TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, sản xuất và sử dụng phân bón thế hệ mới là một trong những xu hướng ứng dụng kỹ thuật cao trong nông nghiệp hiện nay. Phân bón này giúp tăng năng suất cây trồng, cải tạo đất và không gây tác hại đến môi trường. Xu hướng nghiên cứu và sản xuất hiện nay tập trung vào các loại phân hữu cơ từ than sinh học (biochar), phân bón chuyên dùng, phân bón chức năng, phân bón công nghệ nano,…
 

TS. Nguyễn Đăng Nghĩa trình bày về một số loại phân bón thế hệ mới. Ảnh: LV.
 
Trong đó, biochar được mệnh danh là “vàng đen” vì những tác dụng tuyệt vời của nó đối với nông nghiệp và môi trường. biochar được sản xuất từ đủ loại chất hữu cơ (như các loại vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ dừa, bã mía,…) với công nghệ sản xuất đơn giản có thể tăng năng suất cây trồng từ 30-200%. Không như phân bón hóa học, biochar có thể tồn tại lâu trong đất, ngoài giữ nước và tăng năng suất đất còn tăng cường chuyển hóa các chất, cải thiện việc giữ dưỡng chất trong đất và bảo vệ vi khuẩn có lợi cho đất. Ngoài ra, các loại phân bón chuyên dùng, phân bón chức năng, phân bón đa chức năng được sản xuất để đáp ứng các yêu cầu sử dụng khác nhau của từng loại đất, loại cây trồng nhưng đều nhắm đến hiệu lực nông học, hiệu quả kinh tế, bảo vệ cây, bảo vệ đất, không gây ô nhiễm môi trường.

Khảo sát của CESTI về tình hình đăng ký sáng chế dựa trên cơ sở dữ liệu Thomson Innovation về nghiên cứu và ứng dụng phân bón thế hệ mới cho thấy, hiện có hơn 4.000 sáng chế nộp đơn đăng ký bảo hộ ở hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới. Hai sáng chế đăng ký đầu tiên vào năm 1960 về nhóm sản phẩm phân bón nhả chậm. Số lượng sáng chế gia tăng mạnh ở giai đoạn 2010-2014 với hơn 2.000 sáng chế nộp đơn đăng ký. Các quốc gia có đơn đăng ký sáng chế bảo hộ nhiều nhất là Trung Quốc (hơn 2.500 sáng chế), Mỹ, Nhật Bản, Canada, Úc,… Theo phân loại sáng chế quốc tế IPC, lượng sáng chế về nghiên cứu và ứng dụng phân bón thế hệ mới tập trung ở các nội dung: phân bón thế hệ mới trong thành phần có chứa các hợp chất như thuốc trừ vi sinh vật có hại, chất cải tạo đất, chất làm ẩm,…; phân bón thế hệ mới có nguồn gốc phân đạm; nguồn gốc phân vô cơ; nguồn từ phế phụ phẩm nông nghiệp; nguồn gốc từ phân lân; ứng dụng phân bón thế hệ mới trong nông nghiệp.

Tại buổi báo cáo, Công ty TNHH Công nghệ NANÔ đã giới thiệu một số loại phân bón thế hệ mới ứng dụng công nghệ nano. Ông Nguyễn Hữu Anh (Chủ tịch HĐQT Công ty NANÔ) cho biết, việc ứng dụng vật liệu nano (khoáng nano) là các vi chất dinh dưỡng trong nông nghiệp mang lại những lợi ích lớn như tăng sức đề kháng của cây trồng với điều kiện khí hậu bất lợi; tăng sức kháng bệnh do vi nấm, vi khuẩn, virus; hạt nano sắt hoạt tính sinh học có thể làm tăng sản lượng một số cây trồng lên đến 40%; an toàn, thân thiện môi trường, cải tạo môi trường bị ô nhiễm,…
 

Tìm hiểu về sản phẩm bân bón công nghệ nano tại buổi báo cáo. Ảnh: LV.
 
Dựa trên đặc tính lấy dinh dưỡng của bộ rễ cũng như khả năng hấp thu dinh dưỡng của bộ lá,  NANÔ đã nghiên cứu và phát triển vật liệu nano sử dụng làm phân bón trung lượng và vi lượng nano gồm 2 dòng sản phẩm vừa được đưa ra thị trường là phân bón rễ và phân bón lá. Các sản phẩm này như một loại phân bón chức năng giúp bổ sung nhóm dinh dưỡng trung vi lượng thiết yếu cho cây trồng, với kích thước nguyên tố trung lượng và vi lượng đều đạt nanomet – kích thước mà cây trồng dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng. 

Ông Anh cho biết thêm, từ năm 2012 đến nay, NANÔ đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sử dụng sản phẩm phân bón vi lượng nano trên một số đối tượng cây trồng như lúa, cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái ở một số tỉnh như An Giang, Sóc Trăng, Long An, Đồng Nai,… Kết quả cho thấy, hiệu quả xử lý phèn, xử lý độc tố trong đất rất tốt. Lượng phèn trên ruộng lúa đã giảm đến 99% sau 1-2 ngày sử dụng; các hệ keo bó chặt dinh dưỡng có hại bị phá hủy, các độc tố của thuốc bảo vệ thực vật phân hủy nhanh; tạo hệ đệm môi trường kiềm nhẹ, giúp vi sinh vật có ích và nấm đối kháng phát triển nên đất tơi xốp hơn. Ngoài ra, phân trung vi lượng nano cũng xử lý tốt các loại nấm khuẩn gây hại, cải tạo phục hồi bộ lá, giúp quang hợp tốt; giúp giảm lượng phân bón, tăng năng suất cây trồng. Qua các thực nghiệm thực tế, NANÔ đang nghiên cứu phát triển mô hình canh tác nông nghiệp xanh, sạch, an toàn và tiết kiệm thông qua việc ứng dụng sản phẩm phân bón nano và những tiến bộ khoa học kỹ thuật.   

CESTI sẽ tiếp tục kết nối tư vấn, cung cấp thông tin sau buổi báo cáo để các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp có thể trao đổi, thảo luận, tìm hiểu thêm về phân bón thế hệ mới.
Lam Vân
>

Xuất khẩu trái cây - giải pháp đầu ra cho nông sản

Hơn chục năm qua, tại nhiều cuộc hội thảo, chúng ta thường nghe các chuyên gia về nông nghiệp tán dương một số loại trái cây được trồng tập trung trên nhiều vùng đất nước và cho rằng trong cơ cấu nông nghiệp Việt Nam, cây ăn trái chẳng bao lâu nữa sẽ có một vị trí đáng kể, trên cả cây lúa truyền thống xưa nay.


Ảnh minh họa: Kiều Anh Dũng

Trong tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu lúa gạo, việc xuất khẩu trái cây lại được nói đến thường xuyên hơn như một giải pháp tìm đầu ra cho xuất khẩu nông sản.

Tín hiệu lạc quan

Thời gian gần đây, những thông tin thị trường đã củng cố thêm suy nghĩ lạc quan của nhiều người về chỗ đứng của trái cây Việt Nam, thậm chí có người cho rằng thời điểm trái cây “lên ngôi” đã đến gần.

Tại hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ hai với chủ đề “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thích ứng biến đổi khí hậu” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào trung tuần tháng 8 vừa qua, ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thừa nhận ngành rau quả tuy ít được quan tâm đầu tư nhưng kết quả xuất khẩu lại liên tục tăng trưởng hết sức ấn tượng.

Cụ thể, theo ông Doanh, nếu như năm 2013, xuất khẩu rau quả chỉ đạt 900 triệu USD thì một năm sau đã đạt1,47 tỷ USD và đến năm 2015 đạt 1,85 tỷ USD.

Riêng trong khoảng thời gian từ ngày 1/1 đến hết tháng 7/2016, trị giá xuất khẩu rau quả đã đạt 1,37 tỷ USD và nhiều khả năng xuất khẩu trong cả năm 2016 sẽ đạt đến 2,5 tỷ USD, tăng khoảng 650 triệu USD so với năm2015.

Điều đáng nói là ngành lúa gạo, tính đến cuối tháng 7/2016, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) mới đạt hơn 1,26 tỷ USD, thấp hơn lĩnh vực rau quả khoảng 110 triệu USD.

Căn cứ vào diễn biến kết quả như vậy, Bộ NN&PTNT dự báo nhiều khả năng xuất khẩu rau quả trong năm 2016sẽ lần đầu tiên vượt qua lĩnh vực lúa gạo về giá trị.

Một thông tin lạc quan khác là Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa đề xuất xin ý kiến công chúng về việc sửa đổi các quy định cho phép trái xoài tươi của Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Với động thái này, có thể khẳng định gần như chắc chắn đến cuối năm nay xoài tươi sẽ là loại trái cây thứ sáu của Việt Nam được tiêu thụ tại thị trường Mỹ sau thanh long, chôm chôm, vải, nhãn và vú sữa.

Hiện nay các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU, Úc đã mở cửa với hàng loạt trái cây đặc sản Việt Nam. Thông tin từ Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật vừa cho biết sẽ mở cửa cho xoài cát của Việt Nam từ ngày 17/9. Đây là trái cây tươi thứ hai của nước ta được xuất khẩu vào thị trường cao cấp này sau trái thanh long.

Để xoài vào được thị trường Nhật, các cơ quan chức năng của Việt Nam mất 5 năm chuẩn bị hồ sơ, xây dựng quy trình xử lý dịch hại mới được phía Nhật chấp thuận.

Không chỉ xoài mà hàng loạt trái cây Việt Nam khác như vải, vú sữa, thanh long, nhãn… cũng đã được xuất sang Mỹ, Úc, Hàn Quốc, New Zealand; trong số đó có vải thiều mà trước đây phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc thì giờ đây đã chinh phục được cả những thị trường rất khắt khe như Mỹ, Canada, Pháp… Mới đây, hơn 30 tấn vải thiều của chúng ta đã được bán tại Úc và bước đầu nhận được phản hồi tích cực của người tiêu dùng.

Thực trạng và triển vọng

Diện tích cây ăn quả của Việt Nam hiện đạt 786 nghìn hécta, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất cả nước, đạt 298 nghìn hecta (chiếm 37,9% tổng diện tích cây ăn quả cả nước); vùng Đông Nam bộ đứng hàng thứ hai, với diện tích 187 nghìn hecta (chiếm 23,8% tổng diện tích cây ăn quả cả nước).

Những năm gần đây, diện tích cây ăn quả có tốc độ phát triển chậm (chỉ hơn 1% năm). Tuy nhiên, nhờ tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng, sản xuất chuyên canh và trình độ canh tác của các nhà vườn được nâng cao… nên năng suất và sản lượng cây ăn quả tăng trưởng mạnh (3 – 4%/năm).

Các chủng loại trái cây được trồng khá tập trung ở các vùng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu:

– Vải thiều: vùng vải tập trung lớn nhất cả nước là Bắc Giang có diện tích 35,1 nghìn hecta, sản lượng đạt 120,1 nghìn tấn. Tiếp theo là Hải Dương với diện tích 14 nghìn hecta, sản lượng 36,4 nghìn tấn.

– Cam sành: được trồng tập trung ở ĐBSCL với diện tích 28,7 nghìn hecta, cho sản lượng trên 200 nghìn tấn. Trên vùng Trung du miền núi phía Bắc, cây cam sành được trồng khá tập trung ở tỉnh Hà Giang, tuy nhiên, sản lượng mới đạt gần 20 nghìn tấn.

– Chôm chôm: được trồng nhiều ở miền Đông Nam bộ với diện tích 14,2 nghìn hecta, sản lượng xấp xỉ 100 nghìn tấn.

– Thanh long: được trồng tập trung chủ yếu ở Bình Thuận ới diện tích khoảng 5 nghìn hecta, sản lượng gần 90 nghìn tấn, chiếm 70% diện tích và 78,6% về sản lượng thanh long cả nước. Thanh long là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất so với các loại quả khác.

– Bưởi: có nhiều giống ngon được người tiêu dùng đánh giá cao, tuy nhiên chỉ bưởi Năm Roi là có sản lượng mang ý nghĩa hàng hóa lớn với tổng diện tích 9,2 nghìn hecta phân bổ chính ở Vĩnh Long, tiếp theo là tỉnh Hậu Giang.

– Xoài: loại cây trồng có tỷ trọng diện tích lớn với nhiều giống có chất lượng cao và được trồng tập trung là xoài cát Hòa Lộc trồng dọc theo sông Tiền với diện tích 4,4 nghìn hecta, đạt sản lượng 22,6 nghìn tấn.

– Măng cụt: loại trái cây nhiệt đới rất ngon và bổ, được trồng chủ yếu ở ĐBSCL với tổng diện tích khoảng 4,9 nghìn hecta, cho sản lượng khoảng 4,5 nghìn tấn, trong đó tỉnh Bến Tre có diện tích tập trung lớn nhất 4,2 nghìn hecta, chiếm 76,8% diện tích cả nước. Đây là loại trái cây rất được giá trên thị trường.

– Dứa: là một trong ba loại cây ăn quả chủ đạo được khuyến khích đầu tư phát triển trong thời gian vừa qua nhằm phục vụ xuất khẩu.

Ngoài ra, còn có một số loại cây ăn quả khác cũng có khả năng xuất khẩu tươi là sầu riêng cơm vàng hạt lép, vú sữa Lò Rèn, nhãn xuồng cơm vàng…, tuy nhiên những loại này có diện tích và sản lượng còn khá ít ỏi, không đủ tiêu thụ nội địa và giá bán trong nước thậm chí còn cao hơn giá xuất khẩu.

Trong quy hoạch phát triển cây ăn trái, Bộ NN&PTNT chú trọng đến 12 loại chủ lực gồm thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa, cam, mãng cầu và quýt. Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung dự kiến đến năm 2020 là 257 nghìn hecta, chiếm 52% tổng diện tích quy hoạch cây ăn trái ở Nam bộ, trong đó vùng ĐBSCL hơn 185 nghìn hecta, vùng Đông Nam bộ 72 nghìn hecta.

Xoài là loại cây có diện tích trồng tập trung lớn nhất với gần 46 nghìn hecta, tiếp đó là nhãn 30 nghìn hecta, chuối 29 nghìn hecta, bưởi 28 nghìn hecta, cam 26 nghìn hecta, thanh long 25 nghìn hecta, dứa 21 nghìn hecta, chôm chôm 18 nghìn hecta, sầu riêng 15 nghìn hecta, mãng cầu 8.300 hecta, quýt 5.850 hecta và vú sữa 5.000 hecta

Mở ra một triển vọng cho trái cây vào cuối thập niên này, Bộ NN&PTNT đặt ra 2 mục tiêu: (1) Xây dựng ngành trái cây chủ lực trồng tập trung ở Nam bộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài và (2) Ít nhất50% sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng GAP để có thể xuất khẩu.

Vượt qua rào cản

Để đạt mục tiêu này, Nhà nước cần tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp hợp tác với nhóm sản xuất (doanh nghiệp sẽ là chủ lực trong liên kết), có cơ chế phù hợp để mang lại lợi ích cao nhất cho người sản xuất.

Những con số dự báo trên không làm cho chúng ta yên lòng, bởi dù sao xuất khẩu trái cây cũng chỉ là bước đầu trong khi chưa xây dựng được thương hiệu để có thể đứng chân vào các thị trường nhiều cạnh tranh.

Để trái cây đến với người tiêu dùng không dễ. Chẳng hạn Úc là một trong những nước có các quy định về kiểm dịch ngặt nghèo nhất thế giới. Mở cửa được thị trường Úc là một phép thử quan trọng cho trái cây xuất khẩu Việt Nam.

Thị trường Mỹ ngoài các quy định về an toàn thực phẩm còn chịu sự cạnh tranh của nhiều nước Caribe có cùng chủng loại trái cây vùng nhiệt đới như chúng ta.

Các doanh nghiệp đều biết rằng trái nhãn xuất khẩu vào thị trường Mỹ bắt buộc phải sản xuất theo đúng quy trình hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn của nước này, trong khi nông dân chúng ta lại sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật một cách tùy tiện. Đó là chưa kể phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của hệ thống kiểm soát Mỹ như xử lý chiếu xạ, phải có chứng nhận an toàn của Cục bảo vệ Thực vật Việt Nam.

Cơ quan kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ đã từng chỉ rõ 18 loài côn trùng có nguy cơ xâm nhập vào Mỹ trong các lô hàng xoài tươi xuất khẩu từ Việt Nam.

Bàn về giải pháp xuất khẩu trái cây ngon của Việt Nam, các nhà chuyên môn đều cho rằng cần phải thực hiện các biện pháp cơ bản như diệt khuẩn bằng chiếu xạ, xử lý nhiệt, phải trồng và chăm sóc theo các tiêu chuẩn quốc tế như Global GAP. Mặt khác phải quy hoạch đồng bộ vùng nguyên liệu cho từng thị trường, từng hợp đồng xuất khẩu, đảm bảo xuất xứ địa lý của nhà vườn theo quy định.

Theo Tổ chức Lương nông của Liên Hiệp Quốc, nhu cầu tiêu thụ trái cây tươi trên thế giới tăng bình quân3,6%/năm, nhưng mức cung chỉ mới đạt 2,8%. Điều này cho thấy đây là một thị trường đầy tiềm năng cho các nước có thế mạnh nông nghiệp. Nước ta nằm trong số những quốc gia có thể hưởng lợi từ xuất khẩu trái cây, nhất là với các hiệp định thương mại được ký kết gần đây cũng như trong tương lai.

Lê Minh Trí (DNSGCT)
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

Lưu trữ

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video