Phân bón thế hệ mới: xu hướng ứng dụng kỹ thuật cao trong nông nghiệp

Mỗi năm Việt Nam đang sử dụng khoảng 10 triệu tấn phân bón các loại và hàng chục ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Việc lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Thế giới và Việt Nam đã xuất hiện những chủng loại phân bón mới, thân thiện môi trường, phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp bền vững. Thông tin được TS. Nguyễn Đăng Nghĩa (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp Nhiệt đới - TARCC) đưa ra tại báo cáo  “Xu hướng sản xuất và sử dụng phân bón thế hệ mới” doTrung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP.HCM (CESTI) tổ chức. 
Theo TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, sản xuất và sử dụng phân bón thế hệ mới là một trong những xu hướng ứng dụng kỹ thuật cao trong nông nghiệp hiện nay. Phân bón này giúp tăng năng suất cây trồng, cải tạo đất và không gây tác hại đến môi trường. Xu hướng nghiên cứu và sản xuất hiện nay tập trung vào các loại phân hữu cơ từ than sinh học (biochar), phân bón chuyên dùng, phân bón chức năng, phân bón công nghệ nano,…
 

TS. Nguyễn Đăng Nghĩa trình bày về một số loại phân bón thế hệ mới. Ảnh: LV.
 
Trong đó, biochar được mệnh danh là “vàng đen” vì những tác dụng tuyệt vời của nó đối với nông nghiệp và môi trường. biochar được sản xuất từ đủ loại chất hữu cơ (như các loại vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ dừa, bã mía,…) với công nghệ sản xuất đơn giản có thể tăng năng suất cây trồng từ 30-200%. Không như phân bón hóa học, biochar có thể tồn tại lâu trong đất, ngoài giữ nước và tăng năng suất đất còn tăng cường chuyển hóa các chất, cải thiện việc giữ dưỡng chất trong đất và bảo vệ vi khuẩn có lợi cho đất. Ngoài ra, các loại phân bón chuyên dùng, phân bón chức năng, phân bón đa chức năng được sản xuất để đáp ứng các yêu cầu sử dụng khác nhau của từng loại đất, loại cây trồng nhưng đều nhắm đến hiệu lực nông học, hiệu quả kinh tế, bảo vệ cây, bảo vệ đất, không gây ô nhiễm môi trường.

Khảo sát của CESTI về tình hình đăng ký sáng chế dựa trên cơ sở dữ liệu Thomson Innovation về nghiên cứu và ứng dụng phân bón thế hệ mới cho thấy, hiện có hơn 4.000 sáng chế nộp đơn đăng ký bảo hộ ở hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới. Hai sáng chế đăng ký đầu tiên vào năm 1960 về nhóm sản phẩm phân bón nhả chậm. Số lượng sáng chế gia tăng mạnh ở giai đoạn 2010-2014 với hơn 2.000 sáng chế nộp đơn đăng ký. Các quốc gia có đơn đăng ký sáng chế bảo hộ nhiều nhất là Trung Quốc (hơn 2.500 sáng chế), Mỹ, Nhật Bản, Canada, Úc,… Theo phân loại sáng chế quốc tế IPC, lượng sáng chế về nghiên cứu và ứng dụng phân bón thế hệ mới tập trung ở các nội dung: phân bón thế hệ mới trong thành phần có chứa các hợp chất như thuốc trừ vi sinh vật có hại, chất cải tạo đất, chất làm ẩm,…; phân bón thế hệ mới có nguồn gốc phân đạm; nguồn gốc phân vô cơ; nguồn từ phế phụ phẩm nông nghiệp; nguồn gốc từ phân lân; ứng dụng phân bón thế hệ mới trong nông nghiệp.

Tại buổi báo cáo, Công ty TNHH Công nghệ NANÔ đã giới thiệu một số loại phân bón thế hệ mới ứng dụng công nghệ nano. Ông Nguyễn Hữu Anh (Chủ tịch HĐQT Công ty NANÔ) cho biết, việc ứng dụng vật liệu nano (khoáng nano) là các vi chất dinh dưỡng trong nông nghiệp mang lại những lợi ích lớn như tăng sức đề kháng của cây trồng với điều kiện khí hậu bất lợi; tăng sức kháng bệnh do vi nấm, vi khuẩn, virus; hạt nano sắt hoạt tính sinh học có thể làm tăng sản lượng một số cây trồng lên đến 40%; an toàn, thân thiện môi trường, cải tạo môi trường bị ô nhiễm,…
 

Tìm hiểu về sản phẩm bân bón công nghệ nano tại buổi báo cáo. Ảnh: LV.
 
Dựa trên đặc tính lấy dinh dưỡng của bộ rễ cũng như khả năng hấp thu dinh dưỡng của bộ lá,  NANÔ đã nghiên cứu và phát triển vật liệu nano sử dụng làm phân bón trung lượng và vi lượng nano gồm 2 dòng sản phẩm vừa được đưa ra thị trường là phân bón rễ và phân bón lá. Các sản phẩm này như một loại phân bón chức năng giúp bổ sung nhóm dinh dưỡng trung vi lượng thiết yếu cho cây trồng, với kích thước nguyên tố trung lượng và vi lượng đều đạt nanomet – kích thước mà cây trồng dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng. 

Ông Anh cho biết thêm, từ năm 2012 đến nay, NANÔ đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sử dụng sản phẩm phân bón vi lượng nano trên một số đối tượng cây trồng như lúa, cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái ở một số tỉnh như An Giang, Sóc Trăng, Long An, Đồng Nai,… Kết quả cho thấy, hiệu quả xử lý phèn, xử lý độc tố trong đất rất tốt. Lượng phèn trên ruộng lúa đã giảm đến 99% sau 1-2 ngày sử dụng; các hệ keo bó chặt dinh dưỡng có hại bị phá hủy, các độc tố của thuốc bảo vệ thực vật phân hủy nhanh; tạo hệ đệm môi trường kiềm nhẹ, giúp vi sinh vật có ích và nấm đối kháng phát triển nên đất tơi xốp hơn. Ngoài ra, phân trung vi lượng nano cũng xử lý tốt các loại nấm khuẩn gây hại, cải tạo phục hồi bộ lá, giúp quang hợp tốt; giúp giảm lượng phân bón, tăng năng suất cây trồng. Qua các thực nghiệm thực tế, NANÔ đang nghiên cứu phát triển mô hình canh tác nông nghiệp xanh, sạch, an toàn và tiết kiệm thông qua việc ứng dụng sản phẩm phân bón nano và những tiến bộ khoa học kỹ thuật.   

CESTI sẽ tiếp tục kết nối tư vấn, cung cấp thông tin sau buổi báo cáo để các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp có thể trao đổi, thảo luận, tìm hiểu thêm về phân bón thế hệ mới.
Lam Vân
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

Lưu trữ

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video