Bón vôi cho cây trồng

Hiện nay có nhiều tài liệu khác nhau nói về việc sử dụng vôi trong nông nghiệp, tuy nhiên trong nông nghiệp thì vôi có những tác dụng và tác hại cho nông nghiệp.
voi-bot
Ảnh minh họa

Vôi là gì ?
Trong tiếng Việt vôi là ôxít canxi CaO hoặc Hidrôxit canxi Ca(OH)2.
Trong nông nghiệp vôi dùng để bón ruộng ở dạng Ca(OH)2  (vôi tôi, vôi hả, vôi bột …).
Tác dụng của vôi
  • Cung cấp canxi cho cây trồng : Canxi là 1 trong 4 chất trung lượng cần thiết cho cây trồng. Ngoài vôi bà con có thể dùng canxi nitrat Ca(NO3)2 hoặc lân nung chảy. Không nên dùng bột đá, bột vỏ sò CaCO3 hay thạch cao CaSO4+2H2O như 1 số tài liệu khuyến cáo (những chất này không tan trong nước, thậm chí còn có hại cho cây trồng).
  • Chống chua đất : Đất chua là đất có dư lượng axít, độ pH nhỏ hơn 7. Hầu hết đất canh tác nông nghiệp đều chua. Tùy theo loại cây trồng mà độ chua hợp lý sẽ khác nhau (với cà phê hợp lý là độ pH từ 5,5 đến 6,5). Khi độ pH xuống dưới mức hợp lý thì phải chống chua và thứ rẻ nhất để làm việc này là vôi.
Tác hại của vôi
Ngoài 2 tác dụng kể trên, vôi cũng có nhiều tác hại.
  • Làm chai đất : Đất chua có nhiều nguyên nhân (chua vì dư thừa axít do bón phân hóa học nhất là các lọai phân sunphát ; chua do các vi sinh vật thải ra ; chua do rẽ cây tiết ra trong quá trình hấp thu dinh dưỡng). Khi bón các lọai phân sunphat quá nhiều sẽ tạo ra dư lượng chất axit sunphuric H2SO4 làm chua đất, sau đó lại dùng vôi để khử chua nên sẽ có phản ứng hóa học sau : Ca(OH)2 +H2SO4 = CaSO4 +2H2O, tức tạo ra “thạch cao “gây ra hiện tượng chai đất và bó rễ cây. Hiện tượng chai đất còn do nhiều nguyên nhân khác nhưng ở đây chỉ nói về vôi.
  • Tiêu diệt các vi sinh vật có lợi (lẫn có hại) cho đất : Trong đất có rất nhiều vi sinh vật có lợi cho đất, khi bón vôi sẽ tiêu diệt chúng (các vi sinh vật mắt thường không nhìn thấy nhưng bà con sẽ thấy khi bón vôi như con giun đất chết liền khi gặp vôi).
  • Làm mất chất dinh dưỡng :
-Vôi khi gặp các lọai phân bón chứa nitơ (N) sẽ làm mất nitơ , khi gặp lân (P2O5) sẽ biến lân thành quặng phosphat khiến cây không hấp thu được. Hầu hết các lọai phân vô cơ như Urê, SA, NPK, DAP, Lân…đều kỵ vôi .
-Trong phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân động vật hay than bùn …chứa 1 chất rất quan trọng là Axit humic (đây là chất cực quý với tất cả các lọai cây trồng ). Axit humic rất rễ tan. Nếu ở dạng humat kali, humat natri, humat amôni thì càng tốt. Nhưng khi trộn với vôi sẽ tạo thành humat canxi là chất không tan trong nước và cây không hấp thu được.
-Vôi còn rất nhiều tác hại khác nhưng đây là Y5Cafe, là diễn đàn của bà con nông dân nên chỉ xin viết những gì đơn giản nhất, phù hợp với kiến thức phổ thông để bà con dễ dàng tiếp nhận.
Dùng vôi sao cho đúng ?
Vôi vừa có tác dụng vừa có tác hại, vậy phải dùng như thế nào? Câu trả lời ngắn gọn là dùng sao cho có lợi nhiều nhất và có hại ít nhất.
  • Chỉ dùng vôi khi đất bị chua : Tức là chỉ dùng cho mục đích chống chua. Không nên dùng cho mục đích cung cấp canxi. Nên sử dụng các chất để thay thế vôi như đã viết ở trên.
  • Phải bón riêng rẽ : Khi bón vôi bà con không nên trộn với bất kỳ lọai phân gì. Để tránh tác hại nên bón sau thu họach (bón sau đợt bón phân cuối cùng của vụ trước ít nhất 15 ngày và bón trước đợt bón phân của vụ sau ít nhất 15 ngày). Với cà phê thời điểm hiện nay bón vôi là hợp lý và thay vì 15 ngày nên là 30 ngày.
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

Lưu trữ

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video