Kỹ thuật bón phân đúng cách sẽ giúp cho vườn tiêu của chúng ta đạt năng suất cao hơn, bên cạnh đó còn tăng cường khả năng sinh trưởng và sức chống chịu bệnh tốt hơn rất nhiều
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây tiêu luôn cần cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt là nhu cầu về N và K rất cao. Chỉ cần thiếu một trong hai nguyên tố này cây cũng bắt đầu chậm phát triển, ngày càng còi cọc và mất năng suất. Tuy nhiên, nếu bạn bón phân quá nhiều, cây cũng không cho năng suất cao mà thiên về phát triển cành lá, ảnh hưởng trực tiếp khả năng chống chịu. Nguyên tố lân không cần quá nhiều nhưng phải được cung cấp dể tăng khả năng ra cành thứ cấp. Để giúp bà con nắm rõ hơn về nhu cầu dinh dưỡng và liều lượng bón phân hợp lý cho cây tiêu, chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu nhé.
Lượng phân hóa học.
Định lượng phân bón hóa học cho cây tiêu được thể hiện theo bảng sau.
Liều lượng (kg/ha/năm)
- Lượng phân bón và thời kỳ bón được tính theo công thức: lượng phân/ha chia cho mật độ trụ tiêu/ha.
Ví dụ như nếu bạn trồng tiêu ở mật độ dày là 2000 trụ/ha thì lượng phân bón cần sử dụng trong thời kỳ kinh doanh bằng phân NPK là 1.1 – 1,3 kg/trụ/năm. Lượng phân này sẽ được chia thành 3 lần bón, mỗi lần từ 0,4 kg/trụ vào các thời điểm sau thu hoạch, cây ra hoa và trong thời kỳ nuôi trái.
- Bạn chỉ nên rải phân ở trên mặt đất, nằm xung quanh tán. Khi đất đủ ẩm càng tốt, lấy đất lấp nhẹ lên phần phân bón, gạt nhẹ chứ không nên làm quá xấu sẽ làm đứt rễ tơ của cây tiêu.
- Đối với phân Ure, SA hoặc Kali clorua có thể bón nhiều lần trong năm hoặc kết hợp với bón phân thông thường.
Phân hữu cơ.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tiêu, lượng phân bón hữu cơ đóng vai trò cải tạo đất và tăng độ phì cho đất rất cao. Lượng phân bón hữu cơ hàng năm cần dùng khoảng 30 -40 m3/ha. Bạn chỉ cần chia đều lượng phân hữu cơ a xung quanh gốc sau đó sử dụng cỏ, rác để tủ lên để phân được phân hủy từ từ và cải tạo đất. Không nên đào rãnh rồi chôn phân xuống xung quanh gốc bởi việc làm này sẽ gây tổn thương bộ trên tầng đất mặt và tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh xâm nhập vào rễ cây.
Hàng năm bạn cần cải tạo độ kiềm cho đất, mỗi héc ta cần rải 500 kg vôi, bạn rải đều vôi ra đất, nhất là những vùng đất xung quanh tán hoặc có thể trộn đều vôi với phân chuồng rồi đem bón như thông thường.
Phân bón lá.
Các nguyên tố vi lượng là một trong những yếu tố dinh dưỡng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây tiêu mà nhiều nông dân thường bỏ qua bởi thiết các chất vi lượng rất khó để nhận biết. Việc phun phân bón lá có chứa các chất vi lượng như Zn, B làm giảm được tỷ lệ rụng gié quả và tăng năng suất rất nhiều. Hàng năm bạn nên kết hợp phun phân bón lá khoảng 2- 3 lần trong mùa mưa theo đúng liều lượng trên bao bì để đảm bảo liều lượng cho vườn cây.
Một số triệu chứng thiếu chất dinh dưỡng trên cây tiêu.
Để giúp bà con dễ dàng nhận biết được vườn tiêu mình đang thiếu chất dinh dưỡng gì, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Cây tiêu bị thiếu đạm.
Khi bị thiếu đạm thì sinh trưởng của cây tiêu bị chững lại, cành lá và chồi ít phát sinh. Lá cây tiêu chuyển dần sang màu xanh nhạt hoặc màu vàng. Những lá ở dưới thấp sẽ chuyển sang màu vàng đầu tiên, còn những lá ở trên sẽ mất dần màu. Khi cây bị thiếu đạm nặng cây, tầng lá ở phía dưới có màu vàng đậm, ngọn lá bị khô và chết. Lá rụng nếu không được chăm sóc và cung cấp đạm.
Tuy nhiên nếu cây tiêu được bón quá nhiều đạm cây sẽ chỉ ra lá mà không ra hoa và quả, thân cây bị lốp và không có khả năng chống sâu bệnh, gió bão. Cây kéo dài thời gian neo đậu trên cây, lâu chín khiến không thể thu hoạch tập trung và giảm phẩm chất của quả tiêu.
Cây tiêu bị thiếu lân.
Cây bị thiếu lân thường chỉ còi cọc và đỉnh sinh trưởng ít phát triển, chính vì vậy mà nhiều bà con nông dân chưa thể nhận biết kịp thời. Cây tiêu bị thiếu lân ít ra những cành ngang thứ cấp, cành tiêu trông nặng nề hơn. Phiến lá tiêu sẽ chuyển sang màu xanh xám đục hoặc màu đồng, bề mặt lá dày hơn và xuất hiện những đốm lá cháy ở đầu lá. Khi bị thiếu lân nặng lá sẽ bị rụng.
Cây tiêu bị thiếu kali.
Kali là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây tiêu, khi thiếu kali đầu mép lá thuần thục sẽ chuyển sang màu vàng, xuất hiện những đốm chết có màu xám, giòn. Các vết hoại thường có hình chữ V nằm ở gần mép đầu lá.
Cây tiêu bị thiếu trung, vi lượng.
Canxi: Ca có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đọt cây, rễ cây, cấu tạo của hoa và sự hình thành chất khô từ trong thân và lá qua trái tiêu giúp tiêu nhanh già. Canxi có khả năng tăng hoạt động của các loại vi sinh vật trong đất, giảm độ chua của đất giúp cây phát triển tốt hơn. Khi cây tiêu bị thiếu Ca sẽ biểu hiện ngay trên những lá trưởng thành, phần dưới của tán cây sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Lá cây úa vàng từ một bên hoặc cả hai bên phiến lá, đặc biệt ở đoạn giữa lá hoặc gần cuống lá.
Magie (Mg): Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lá. Khi cây bị thiếu Mg, các lá già sẽ trở nên úa vàng trong khi gân chính vẫn có màu xanh, màu vàng sẽ xuất hiện ở giữa lá hoặc nửa đầu của phiến lá rồi lan dần ra mép lá và cuống lá. Thiếu Mg sẽ khiến lá rụng đồng loạy, trên cây chỉ còn lại dây thân và một ít lá non khiến cây không thể sinh trưởng và phát triển.
Lưu huỳnh (S): Cây tiêu bị thiếu lưu huỳnh sẽ giảm lượng diệp lục tố trên lá, khiến lá non chuyển sang màu trắng. Khi cây bị thiếu lưu huỳnh cây không thể tổng hợp protein, ngăn cản sự ra hoa của cây và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây tiêu.
Các nguyên tố vi lương: Kẽm (Zn), Molipen (Mo), Bore (Bo) là những nguyên tố ảnh hưởng đến sự ra hoa và tạo quả của cây tiêu, bổ sung các nguyên tố vi lượng sẽ giúp gié tiêu được đậu nhiều hơn giúp năng suất của cây tăng lên đáng kể.
Cây tiêu cần được chăm sóc kỹ lưỡng về hàm lượng chất dinh dưỡng bởi đây là những nguyên tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của rễ, thân, lá và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây. Mong bà con nông dân chú ý trong suốt quá trình trồng và chăm sóc cây tiêu.
>