Cần làm rõ nguyên nhân hồ tiêu rụng hàng loạt

Người dân trồng hồ tiêu huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) hoang mang vì thời gian gần đây trên địa bàn liên tục xảy ra hiện tượng cây hồ tiêu bị rụng chùm quả, cháy lá khi phun thuốc bảo vệ thực vật, phân bón lá cao cấp, nhưng các ngành chức năng Đắk Lắk còn chưa quyết liệt vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Vườn hồ tiêu nhà anh Trung rụng trắng gốc sau khi phun thuốc
Nhiều ngày nay, anh Phạm Quang Trung, thôn 5, xã Ea Tar, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) vẫn chưa hết bàng hoàng vì vườn tiêu gần 1.000 trụ của gia đình có hiện tượng cháy lá non, rụng chùm quả và héo dần sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật và phân bón lá cao cấp.
Theo anh Trung, ngày 21/8 anh mua 3 chai thuốc trừ sâu Karate 2,5Ec và 3 chai phân bón lá cao cấp Vitazyme của Công ty cổ phần đạm thực vật An Giang tại đại lý vật tư nông nghiệp (Trông Từ), 74 Hùng Vương, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar. Đến ngày 27/8, anh Trung pha hai loại thuốc trên phun cho gần 1.000 trụ hồ tiêu (phun qua lá), liều lượng 2 chai pha với 200 lít nước, theo hướng dẫn của đại lý, để diệt trừ sâu bệnh, dưỡng hoa và quả, cho cây hồ tiêu đạt năng suất cao. Tuy nhiên, chỉ sau 1 đêm, toàn bộ trụ tiêu có hiện tượng lá non bị cháy đen, rụng chùm quả.
Trước đó, ngày 17/7 ông Nguyễn Sỹ Tuệ, thôn Thạch Sơn, xã Ea M’đróh, huyện Cư M’gar cũng phản ánh 300 trụ hồ tiêu của gia đình có hiện tượng bị héo dần, nhiều lá non bị cháy đen, rụng chùm quả, sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu Etox 5Ec và phân bón lá cao cấp Vitazyme).
Trao đổi với phóng viên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M’gar, ông Phạm Quang Mười cho biết, huyện có 36.000 ha cây công nghiệp dài ngày; trong đó, có hơn 3.500 ha hồ tiêu. Lượng phân bón sử dụng cho cây trồng mỗi năm lên đến 100.000 tấn. Sau khi nhận được thông tin của người dân, đơn vị đã cử cán bộ xuống tận vườn, tìm hiểu làm rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, rất khó để nhận biết được nguyên nhân hồ tiêu rụng quả là do người nông dân hay do thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.
Trước mắt, Phòng Nông nghiệp huyện đã báo cáo lên các ngành chức năng của tỉnh và khuyến cáo người cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón tại các đại lý có uy tín. Trường hợp nếu mua phải phân bón giả cần phải giữ lại nhãn mác, bao bì phân bón, yêu cầu các đại lý cần cấp hóa đơn mua hàng để các ngành chức năng có cơ sở kiểm tra, xử lý khi phát hiện vi phạm.
Xem thêm 
Văn Cường/TTXVN
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

Lưu trữ

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video