Đưa về một mối để quản lý phân bón?

Trong 78 mẫu phân bón tại các cơ sở sản xuất được phân tích kiểm tra chất lượng, thì có đến 16 mẫu vi phạm quy định, vi phạm công bố về chất lượng, chiếm 20,5% trong tổng số mẫu kiểm tra.

Quản lý phân bón nên đưa về một mối. Ảnh: TTXVN
Đó là kết quả của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố, trong 78 mẫu phân bón tại các cơ sở sản xuất để phân tích kiểm tra chất lượng, thì có đến 16 mẫu vi phạm quy định, vi phạm công bố về chất lượng, chiếm 20,5% trong tổng số mẫu kiểm tra.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên BNEWS chiều 6/9, ông Nguyễn Hạc Thúy, Tổng Thư ký Trung ương Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, con số này chưa phản ảnh đúng thực trạng của thị trường phân bón hiện nay.
Ông Thúy cho hay, đây mới chỉ là kết quả của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện và công bố, còn theo kết quả điều tra trên 80% tỉnh, thành cả nước do Trung ương Hiệp hội Phân bón Việt Nam thực hiện cho thấy, chỉ riêng tại Tp. Hồ Chí Minh có 491 công ty, chi nhánh; trong đó có 267 đơn vị sản xuất phân bón (chính những nơi này là “vùng trũng” phát sinh vấn nạn sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng và gây ô nhiễm môi trường).
Còn tại các tỉnh, thành phố khác như Long An cũng có tới 42 công ty, Đắc Lắc có 37 công ty, Hà Nội có 22 công ty, Đồng Tháp có 21 công ty, Thanh Hóa 22 công ty, Đồng Nai 47 công ty cũng nằm trong diện này. Nếu điều tra 100% các tỉnh, thành thì con số này còn cao hơn nhiều.
Từ kết quả này cho thấy, vấn nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng đã đến mức “báo động đỏ”. Vấn nạn này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người nông dân, doanh nghiệp chân chính mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.
Ông Thúy nói thêm, chính sự quản lý chồng chéo giữa giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương, cùng với chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng tràn lan như hiện nay.
Để giải quyết vấn nạn này, ông Thúy đề xuất, nên đưa mặt hàng phân bón cho một bộ quản lý, hoặc thành lập một ban chỉ đạo chuyên ngành giao cho một bộ làm đầu mối. Thậm chí có thể giao cho các sở, huyện, xã và người đứng đầu chịu trách nhiệm nếu để xảy ra hiện tượng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng tại địa phương mình quản lý.
Thông tin thêm, ông Thúy cho biết, vào cuối tháng 9 này, Trung ương Hiệp hội Phân bón Việt Nam sẽ phối hợp với một số bộ, ngành, đơn vị liên quan tổ chức hội nghị “Lập lại thị trường phân bón Việt Nam” nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc của ngành phân bón lâu nay./.
Văn Xuyên/BNEWS/TTXVN
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

Lưu trữ

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video