Nông dân thiệt thòi trăm bề
Huyện Đơn Dương (Lâm Đồng)- vùng rau thương phẩm nổi tiếng nên cũng là một trong những địa phương có nhiều cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp với 160 cơ sở kinh doanh phân bón và thuốc BVTV, 26 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, 135 vườn ươm và 3 cơ sở kinh doanh hạt giống. Thế nhưng, hàng vạn nông hộ trong huyện vẫn chịu thiệt thòi trong mua bán, sử dụng vật tư nông nghiệp bởi nhiều lý do.
Ông Hồ A Bẩu, nông dân thôn Nam Hiệp 1, xã Ka Đô đặt ra câu hỏi khiến tất cả người có mặt đều sững sờ: “Bây giờ mua gói bột giặt cũng có giá in trên bao bì, sao bao phân bón, chai thuốc BVTV không in thẳng giá trên bao bì để người dân chúng tôi được minh bạch về giá cả. Thực tế là chủ bán sao chúng tôi mua vậy, không biết giá cả thực tế như thế nào”. Chỉ một câu đó đã cho thấy trong việc mua bán vật tư nông nghiệp, nông dân là người “nắm đằng lưỡi”.
Huyện Đơn Dương (Lâm Đồng)- vùng rau thương phẩm nổi tiếng nên cũng là một trong những địa phương có nhiều cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp với 160 cơ sở kinh doanh phân bón và thuốc BVTV, 26 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, 135 vườn ươm và 3 cơ sở kinh doanh hạt giống. Thế nhưng, hàng vạn nông hộ trong huyện vẫn chịu thiệt thòi trong mua bán, sử dụng vật tư nông nghiệp bởi nhiều lý do.
Ông Hồ A Bẩu, nông dân thôn Nam Hiệp 1, xã Ka Đô đặt ra câu hỏi khiến tất cả người có mặt đều sững sờ: “Bây giờ mua gói bột giặt cũng có giá in trên bao bì, sao bao phân bón, chai thuốc BVTV không in thẳng giá trên bao bì để người dân chúng tôi được minh bạch về giá cả. Thực tế là chủ bán sao chúng tôi mua vậy, không biết giá cả thực tế như thế nào”. Chỉ một câu đó đã cho thấy trong việc mua bán vật tư nông nghiệp, nông dân là người “nắm đằng lưỡi”.
Ông Văn Thanh Bình, thôn Nghĩa Hiệp 2, xã Ka Đô chia sẻ, mua phân thuốc về nếu phải loại không tốt cũng không có cách nào giải quyết. Thuốc đã bơm, phân đã bỏ, chất lượng ra sao người nông dân buộc phải tự chịu, không có chứng cớ để xử lý, trừ chỉ còn biết việc chuyển sang mua tại cửa hàng khác. Nhưng lúc đó, cả lứa hàng đã hỏng nhiều, thiệt hại một mình nông dân gánh chịu. Thêm nữa, nhiều vườn ươm làm cây giống không tốt, cây bệnh, cây năng suất thấp, cũng chỉ người nông dân gánh chịu. Không chỉ Ka Đô, nông dân tại các nơi Lạc Xuân, Tu Tra, Ka Đơn… đều phải chịu thiệt thòi như vậy, khiến cho sản xuất nông nghiệp của bà con ngày càng khó khăn.
Với người có tiền mua hàng trả ngay đã phải chịu những rủi ro trên, người mua hàng trả chậm còn phải chịu những khó khăn hơn rất nhiều. Anh Trang Long, thôn Taly 2, xã Ka Đô chia sẻ, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số thường ít vốn nên mua phân, thuốc trả chậm. Bởi vậy, người bán bán cho phân thuốc gì, giá cả lãi suất bao nhiêu bà con đều phải chịu, không có cách nào thay đổi. Chị Nguyễn Thị Sinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ka Đô cũng khẳng định, tình trạng phân bón, thuốc BVTV kém chất lượng là có và thường xảy ra tại vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, bà con đã nghèo càng thêm nghèo, thậm chí nợ nhiều vụ không đủ tiền trả.
Làm sao để hài hòa lợi ích
Không chỉ có nông dân thiệt thòi, nhiều đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp cũng cho biết, việc buôn bán ngày càng khó khăn. Thứ nhất do các cơ sở kinh doanh tại huyện đều là đại lý nhỏ, phụ thuộc rất nhiều vào đại lý lớn, đại lý cấp 1, vấn đề hóa đơn chứng từ họ không chủ động được mà phụ thuộc công ty. Thứ hai, hiện mua bán tại vùng nông thôn chủ yếu là mua trả chậm, bán thiếu. Đại lý phân bón, thuốc BVTV Hoàng Huyền, xã Ka Đô cho hay, các cửa hàng bán thiếu tới 70, 80% là bình thường. Và việc chây ì, trốn nợ, giật nợ là có xảy ra khiến cơ sở cũng gặp khó khăn.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ông Dương Đức Đại, Phó Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương khẳng định, hiện tượng vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng đã giảm rất nhiều do công tác kiểm tra thường xuyên của chính quyền cũng như ý thức của người nông dân, người kinh doanh cũng tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, đây đó vẫn xảy ra tình trạng vật tư nông nghiệp kém chất lượng, đây là vấn đề cần xử lý bởi ảnh hưởng rất xấu tới sản xuất và dân cư. Ông Đại đề nghị các ngành chức năng như nông nghiệp, công thương cần nhanh chóng thông báo rộng rãi những mặt hàng không đạt chuẩn để địa phương xử lý nhanh chóng, bảo vệ quyền lợi cho người nông dân.
Đánh giá sâu xa vấn đề kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp sẽ liên quan tới tầm vĩ mô như chính sách tín dụng nông nghiệp, quản lý giá, công nghiệp sản xuất phân bón, thuốc BVTV… mà chưa thể xử lý trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên, theo ông Đinh Công Lý, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Trưởng đoàn giám sát cho biết, có thể áp dụng một số biện pháp tức thời để nâng cao chất lượng kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp. Đó là tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp theo hướng giản tiện cho người kinh doanh nhưng rõ ràng, minh bạch cho người nông dân. Bà con nông dân cần hình thành thói quen mua bán có hợp đồng, có hóa đơn để nếu sự cố xảy ra có căn cứ xử lý. Đặc biệt, hoạt động thông tin, tuyên truyền, tập huấn cần được tổ chức thường xuyên để cả cơ quan nhà nước, người kinh doanh và người sử dụng nắm bắt được quy định của nhà nước về kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp, mặt hàng quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Làm sao để hài hòa lợi ích
Không chỉ có nông dân thiệt thòi, nhiều đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp cũng cho biết, việc buôn bán ngày càng khó khăn. Thứ nhất do các cơ sở kinh doanh tại huyện đều là đại lý nhỏ, phụ thuộc rất nhiều vào đại lý lớn, đại lý cấp 1, vấn đề hóa đơn chứng từ họ không chủ động được mà phụ thuộc công ty. Thứ hai, hiện mua bán tại vùng nông thôn chủ yếu là mua trả chậm, bán thiếu. Đại lý phân bón, thuốc BVTV Hoàng Huyền, xã Ka Đô cho hay, các cửa hàng bán thiếu tới 70, 80% là bình thường. Và việc chây ì, trốn nợ, giật nợ là có xảy ra khiến cơ sở cũng gặp khó khăn.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ông Dương Đức Đại, Phó Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương khẳng định, hiện tượng vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng đã giảm rất nhiều do công tác kiểm tra thường xuyên của chính quyền cũng như ý thức của người nông dân, người kinh doanh cũng tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, đây đó vẫn xảy ra tình trạng vật tư nông nghiệp kém chất lượng, đây là vấn đề cần xử lý bởi ảnh hưởng rất xấu tới sản xuất và dân cư. Ông Đại đề nghị các ngành chức năng như nông nghiệp, công thương cần nhanh chóng thông báo rộng rãi những mặt hàng không đạt chuẩn để địa phương xử lý nhanh chóng, bảo vệ quyền lợi cho người nông dân.
Đánh giá sâu xa vấn đề kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp sẽ liên quan tới tầm vĩ mô như chính sách tín dụng nông nghiệp, quản lý giá, công nghiệp sản xuất phân bón, thuốc BVTV… mà chưa thể xử lý trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên, theo ông Đinh Công Lý, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Trưởng đoàn giám sát cho biết, có thể áp dụng một số biện pháp tức thời để nâng cao chất lượng kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp. Đó là tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp theo hướng giản tiện cho người kinh doanh nhưng rõ ràng, minh bạch cho người nông dân. Bà con nông dân cần hình thành thói quen mua bán có hợp đồng, có hóa đơn để nếu sự cố xảy ra có căn cứ xử lý. Đặc biệt, hoạt động thông tin, tuyên truyền, tập huấn cần được tổ chức thường xuyên để cả cơ quan nhà nước, người kinh doanh và người sử dụng nắm bắt được quy định của nhà nước về kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp, mặt hàng quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Theo tính toán của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Ðồng, nhu cầu sử dụng phân bón của nông dân toàn tỉnh là từ 2,5 tới 3 triệu tấn/năm trên cả phân hữu cơ và vô cơ. Tuy nhiên, Lâm Ðồng hiện có 17 cơ sở sản xuất phân bón nhưng 16 cơ sở đang trong tình trạng ngắc ngoải, chỉ duy nhất còn Công ty CP phân bón Bình Ðiền đang hoạt động. Lượng phân bón sử dụng chủ yếu nhờ vào nguồn nhập khẩu.
Theo Diệp Quỳnh/Lâm Đồng Online