Vụ tiêu chết hàng loạt: Có thuốc cỏ trong dung dịch phun

Ngày 24-9, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Lắk Lê Văn Thành cho biết: Về việc vườn tiêu bị cháy lá, rụng quả bất thường và hư hại nặng ở huyện Cư M’gar được xác định có hoạt chất Paraquat (thuốc trừ cỏ) trong mẫu dung dịch phân bón lá, thuốc trừ sâu mà người nông dân phun cho cây hồ tiêu.
tiêu chết
Vợ chồng ông Nguyễn Sỹ Tuệ, thôn Thạch Sơn, xã Ea M’droh, huyện Cư M’gar bên vườn tiêu của gia đình bị hư hại sau khi phun phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật.
Theo ông Thành, sau khi tiếp nhận kiến nghị của hai hộ dân là ông Nguyễn Sỹ Tuệ, thôn Thạch Sơn, xã Ea M’droh và ông Phạm Quang Trung ở thôn 5, xã Ea Tah, huyện Cư M’gar, về việc người dân sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón lá mua trên thị trường về phun cho cây hồ tiêu, khiến loại cây này bị cháy lá, rụng quả bất thường và hư hại vườn cây. Ngày 8-9, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Đắk Lắk đã cử cán bộ xuống hai hộ gia đình này thống kê số hồ tiêu bị thiệt hại, đồng thời lấy mẫu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dung dịch trong bồn phun, lá và thân của cây hồ tiêu gửi Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Nam, để làm rõ nguyên nhân.
Kết quả kiểm định của Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Nam cho thấy: Mẫu thuốc bảo vệ thực vật người dân mua trên thị trường đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, dung dịch thuốc bảo vệ thực vật (trong bồn pha) và mẫu thuốc tồn dư trên lá, hoa, quả và thân cây hồ tiêu, phát hiện có lẫn hoạt chất Paraquat (thuốc trừ cỏ).
Cũng theo ông Thành, hoạt chất Paraquat (thuốc trừ cỏ) được phát hiện tồn dư trong dung dịch phun của các hộ dân, có thể là do sau khi phun thuốc trừ cỏ cho các loại cây trồng khác, người dân đã chủ quan không súc bình phun thật kỹ và sử dụng bình phun này để tiếp tục pha trộn dung dịch phân bón lá, thuốc trừ sâu phun trên cây hồ tiêu, đây có thể là nguyên nhân chính khiến cây hồ tiêu bị cháy lá, rụng quả bất thường và hư hại vườn cây.
Còn về mẫu phân bón lá đến nay vẫn chưa có kết luận kiểm định.
Ông Lê Văn Thành khuyến cáo, người dân khi mua thuốc bảo vệ thực vật, phân bón lá ngoài thị trường cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, không nên kết hợp phun phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật cùng một đợt, đặc biệt khi cây hồ tiêu đang ra hoa, kết quả. Đồng thời, khi phun thuốc bảo vệ thực vật cần xử lý bình phun thật kỹ để tránh hiện tượng thuốc trừ cỏ còn tồn dư trong bình phun. Các ngành chức năng của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố cần hướng dẫn người dân cách sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc kinh doanh mua bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm…
Trước đó, như thông tin đã đưa, hiện tượng cây hồ tiêu bị cháy lá, rụng quả bất thường và hư hại vườn cây sau khi người dân phun thuốc bảo vệ thực vật và phân bón lá của các hộ dân tại huyện Cư M’gar. Các ngành chức năng của huyện Cư M’gar và tỉnh Đắk Lắk đã vào cuộc quyết liệt, làm rõ nguyên nhân để người dân có thể yên tâm lao động, sản xuất.
Theo Nguyễn Công Lý/Dân Nhân
>

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Cộng đồng][simple][recent][5]

[Sức khỏe][vertical][animated][20]

[video][simple][recent][5]

[Kỹ Thuật][simple][recent][6]

[Việc làm][simple][recent][5]

[DOANH NGHIỆP][carouselslide][recent][20]

[Thị Trường][vertical][animated][20]

Tìm Kiếm

Lưu trữ

[Phân bón][simple][recent][7]

[TIN VẮN][noimage][random][5]

Để Lại Thắc Mắt

MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Bình Định Bình Thuận Đà Nẵng Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Hà Tĩnh Khánh Hòa Kon Tum Lâm Đồng Nghệ An Ninh Thuận Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Trị Thanh Hóa Thừa Thiên Huế
Lazada Philippines

Xem nhiều

MIỀN BẮC

Bắc Giang Bắc Kạn Bắc Ninh Cao Bằng Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Hòa Bình Hưng Yên Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Nam Định Ninh Bình Phú Thọ Quảng Ninh Sơn La Thái Bình Thái Nguyên Tuyên Quang Vĩnh Phúc Yên Bái

Video